Ngày 15/6, BS.𝓰CKI Phan Trường Nam, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết ở niệu quản phải của bà Mai, vị trí bắt chéo qua bó mạch chậu, có một khối u 1,5-2 cm (đường kính niệu quả🥀n 4-6 mm). U làm tắc nghẽn dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang, khiến thận phải ứ nước độ 2.
Kết quả sinh thiết xác định u niệu mạc ác tính, đã xâm lấn. Đặc điểm của u niệu mạc là dễ chảy máu, làm bệnh nhân tiểu máu đại thể (tiểu máu✅ có thể thấy bằng mắt thường) ꦜtừng đợt.
Niệu mạc là lớp biểu mô phủ trên bề mặt hệ thống đường tiết niệu (đài bể thận, niêm m💛ạc niệu quản, bàng quang, niệu đạo). U niệu mạc tại niệu quản như trường hợp bà Mai được xếp vào u niệu mạc đường tiết niệu trên, gồm đài bể thận và niệu quản.
Nếu phát hiện u sớm, kích thước nhỏ, nguy cơ thấp, người bệnh có thể điều trị bảo tồn, cắt u giữ lại thận. Tuy nhiên, trường h෴ợp bà Mai khối u lớn,✅ có hạch, nguy cơ cao, bác sĩ chỉ định cắt toàn bộ thận phải, niệu quản và một phần bàng quang nơi niệu quản phải cắm vào.
Trước khi mổ, bác sĩ thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng của bên thận còn lại, nhằm đưa ra phương án chăm sóc sức khỏe phù hợp sau cắt thận. Ca mổ chia thành hai giai đoạn gồm cắt thận, cắt niệu quản qua nội𝔍 soi và khoét chóp bàng quang (phần bàng quang nối với niệu quản). Sau 180 phút, ca mổ hoàn thành.
Bác sĩ Nam cho biết u niệu mạc đường tiết niệu trên đứng thứ tư trong số các ung thư thường gặp của hệ tiết niệu, sau ung thư tuyến tiền liệt, thận, bàng quang. Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng theo độ tuổi, thường gặp ở người trên 65 tuổi. Ngoài ra, hút thuốc lá (chủ động và thụ🦋 động), uống quá nhiều cà phê (trên 7 ly mỗi ngày), lạm dụng thuốc giảm đau, thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, nhiễm trùng tiết niệu mạn tính, di truyền... cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư này.
cho biết tiểu máu (đại thể hoặc vi thể) là dấu hiệu ung thư niệu mạc thường gặp nhất, chiếm hơn 75% trường hợp. Khoảng 20% người bệnh✤ bị đau hông lưng do tắc nghẽn đường tiết niệu, tiểu khó, tiểu lắt nhắt do có nhiễm khuẩn kèm theo. Nế🎃u xuất hiện đau nhức xương, ung thư đã di căn. Khoảng 15-20% trường hợp bướu niệu mạc không có triệu chứng, người bệnh chỉ tình cờ phát hiện nhờ khám sức khỏe. Kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6-12 tháng giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm.
Triệu chứng tiểu máu dễ nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính như viêm đường tiết niệu, sỏi tiết niệu. Người có dấu hiệu đi tiểu ra máu, nhất là người lớn tuổi, cần đi khám sớm để loại trừ các bệnh lý ác tính🔯.
Thắng Vũ
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tiết niệu tại đây để bác sĩ giải đáp |