Hôm 24/12, ThS.BS.CKI Đặng Khoa Học, Trung tâm Chấn thương Chỉnh hình, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết anh Trần Hoàng, ngụ🍎 Bình Dương, bị hoại tử chỏm xương đùi giai đoạn cuối ở khớp háng bên trái, đã phát triển thành thoái hóa khớp h൩áng thứ phát.
Kết quả chẩn đoán hình ảnh cho thấy chỏm xương đùi biến dạng, hư ổ cối và m🌸ọc rất nhiều gai xương xung quanh. Tình trạng này khiến anh đau, khó đi lại, hai chân lệch nhau 2 cm, yếu cơ và khớp háng gần như không thể hoạt động bình thường.
Hơn 20 năm trước, anh bị tai nạn gãy cổ xương đùi và được phẫu thuật kết hợp xương. Sau khi tháo vít, chiều dài hai chân không đều nhau dẫn đến dáng đi khập ﷽khiễng. Các mảnh xương gãy được sắp xếp lại gần đúng với cổ xương đùi tự nhiên nhưng hệ thống máu nuôi tại đây bị tổn thương không thể phục hồi. Điều này dẫn đến thiếu máu nuôi, làm chết dần tế bào xương, thay đổi cấu trúc xương, hoại tử và biến dạng chỏm xương đùi.
Anh Hoàng cố gắng chịu đau, hạn chế vận động nhưng bệnh không ngừng tiến triển. 10 năm trước, anh không thể ngồi xổm hoặc đi lại nhiều, bác sĩ chẩn đoán hoại tử chỏm xương đùi, chỉ định thay khớp háng theo phương pháp truyền thống song sau mổ có thể hạn chế một số tư t𒁏hế sinh hoạt. Anh từ chối phẫu thuật.
Lần này, tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, anh được thay khớp háng nhân tạo bên trái bằng phương pháp . Theo bác sĩ H🍨ọc, đây 🔯là kỹ thuật mới nhiều ưu điểm như không cắt cơ và bao khớp, bảo tồn toàn bộ nhóm cơ xoay ngoài. Nhờ đó, người bệnh giảm đau nhanh, ít mất máu, nhanh chóng đi lại được, giảm tối đa nguy cơ trật khớp sau này.
Q🃏uá trình phẫu thuật, các tổ chức xương hư hại, gai xương... được loại bỏ, khôi phục giải phẫu tự nhiên của khớp háng. Sau khi cân nhắc các yếu tố như sức cơ, góc nghiêng khung chậu... bác sĩ chỉnh lại chiều dài hai chân của người bệnh.
Ngày đầu sau mổ, 🐬anh Hoàng có thể đi lại mà không cần dùng nạng, hết ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚchân thấp chân cao. Người bệnh được giải phóng khỏi cơn đau khớp háng hơn 20 năm, lần đầu tiên bước đi vững vàng. Khi sức khỏe ổn định, anh có thể thực hiện được các động tác "cấm kỵ" trong mổ thay khớp như vắt chân chữ ngũ, ngồi xổm...
Bác sĩ Học lưu ý khi có chỉ định can thiệp phẫu thuật, người bệnh có thể yên tâm điều trị vì các phương pháp thay khớp hiện nay giꦏúp khôi phục dáng đi, vận động nhanh chóng mà không ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Phi Hồng
* Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh cơ xương khớp tại đây để bác sĩ giải đáp |