Sau khi đọc bài viết "Đạo hàm, tích phân hiện nay dễ hơn xưa nhiều", tôi muốn nói ra những suy nghĩ của mình.
Nếu đem ra so sánh đề thi hiện tại với đề thi đại học 15-20 năm trước để biện luận rằng ꦍđạo hàm, tích phân bây giờ dễ hơn trước, tôi thấy đây là sự so sánh vô cùng ꧟khập khiễng.
Nguyên do đơn giản là vì bản chất thi trắc nghiệ🅺m và thi tự luận là hoàn toàn khác nhau. Thi tự luận đòi hỏi học sinh có chiều sâu kiến thức trong những chủ đề nhất định.
Trong khi đó, thi trắc nghiệm nhấn mạnh chiều rộng kiến thức củ🍬a học sinh và dùng chiều sâu kiến thức cùng kỹ năng tính toán phức tạp để phân loại học sinh giỏi. Thế nên đâu có thể bắt thí sinh ngồi khai triển cả trang giấy nháp chỉ để tìm và khoanh tròn đáp án đúng?
>> Toán cấp 3 của tôi thừa sức học k𓃲ỹ sư tại Aust🌃ralia
Tuy chương trình hiện nay có sự phân ban rõ ràng nhưng kỳ thi tốt nghiệp THPT không phân biệt điều đó. Thế nên không thiếu những câu chuyện các em học sinh ban cơ bản hay xã hội phải "nhồi" không chỉ đạo hàm và tích phân, mà còn "nhồi" tất cả các chủ đề của ban tự nhiên với hy vọng kiếm thêm điểm, bất kể là kiếm được thêm bao nhi🥃êu.
Một lý do tiềm năng khác đằng sau việc "nhồi" đạo hàm, tích phân... là việc sử dụng máy tính cầm tay trong kỳ thi Toán. Việc bấm máy giúp thí sinh tính toán nhanh hơn đáng kể và tiết kiệm thời gian. Vậy, khi mà máy tính cầm tay biến công việc cộng trừ nhân chia, giải phương trình vàꦛ hệ phương trình... trở thành tầm thường, thì đề thi Toán dựa vào đâu để kiểm tra và phân loại học sinh?
Đề sẽ dựa vào các chủ đề hàm số, số phức, đạo hàm, tích phân... những chủ đề mà máy tính cầm tay hiện đại đến mấy cũng ☂phải "chào thua" và buộc thí sinh phải suy luận cách làm. Đề thi cũng sẽ dựa vào những câu hỏi yêu cầu thí sinh phải làm nhiều bước suy luận và tính toán phức tạp để tìm ra câu trả lời.
Hai yếu tố này dẫn đến một vấn đề khác. K🍨hoảng hai tháng trước, tôi có đọc bài viết trên Facebook của𒁏 một người thầy tôi từng học, một giáo sư, tiến sĩ khoa học có tiếng trong ngành Toán học. Thầy lên án nghiêm khắc những câu hỏi trắc nghiệm mang tính phân loại trong đề kiểm tra thường xuyên của một trường THPT và ví chúng như rác rưởi.
Sau khi đọc những câu hỏi đó (mà phần lớn trong số chúng là về đạo hàm và tích phân), tôi cũng phải lắc đầu. Vì chúng phức tạp đến mức thuyết phục tôi rằng nó không được dùng để phân loại, mà được sử dụng như một công cụ để học sinh giỏi giết thời gian và buộc học sinh bìn🍃h thường ph⛦ải đánh bừa cầu may.
Khi mà hầu hết các môn thi tốt nghiệp THPT đều có dạng trắc nghiệm, thí sinh hoàn toàn có thể khoanh đáp án với phương châm "đánh bừa còn hơn bỏ sót" để kiếm ൩điểm bằng may mắn.
>> Đừng ôm đồm dạy tích phân và lượng giác, học sinh còn nhiều điều hữu ích để học
Thế nhưng, Toán "vô tình" dạy cho các em một khả năng hữu ích khi trả lời câu hỏi trắc nghiệm, đó là khả năng tìm quy luật. Khi mà các ph﷽ương 𒆙án lựa chọn là những con số hay biểu diễn toán học, học sinh nếu "bí" theo bản năng sẽ tìm quy luật giữa các đáp án để tăng xác suất đánh bừa đáp án đúng.
Tôi tin rằng đây là lý ജdo chính đằng sau việc điểm trung bình hay tỉ lệ điểm liệt của môn Toán trong kỳ thi♈ THPT luôn có khoảng cách đáng kể so với các môn còn lại.
Thế nên để ngăn việc thí sinh đoán bừa trúng đích, những người ra đề hoặc phải chú ý hơn trong việc thiết kế đáp án, hoặc phải thay đổi "luật chơi" trắc nghiệm bằng cách nào đó, ví dụ như trừ một số điểm vừa đủ cho mỗi câu trả lời sai, giống như🅠 cách mà kỳ thi SAT đã từng làm.
Với những tranh luận sôi nổi gần đây về ý nghĩa của việc học đạo hàm, tích phân, lượng giác; giữa "học để biết" với "học để thi";𝄹 tôi nghĩ rằng những chủ đề này là hệ quả của những vấn đề lớn hơn.
Đó là việc chương trình học Toán của ta vẫn còn đặt nặng về lý thuyết và học thuộc lòng thay vì ứng dụng và tư duy. Đó là việc đạo hàm, tích phân bị dùng để thổi phồng ꩲđộ khó của những kỳ thi mang tính quyết định đến tương lai của trẻ, đẩy các em đến mức chán nản hay thậm chí ghét môn Toán.
May sao, chương trình giáo dục phổ thôn🤪g môn Toán vẫn còn trong quá trình thay da đổi thịt, nên những góp ý của chúng ta hy vọng sẽ giúp chương trình giáo dục Toán trở nên toàn vẹn, đầy cảm hứng và mang nhiều ý nghĩa hơn.
Tùng Ba Ngơ
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.