Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả bài viết "Học sinh Việt như những cỗ máy giải Toánꦓ tích ph🦄ân, đạo hàm". Một học sinh tạm gọi là khá giỏi Toán như tôi (tốt nghiệp THPT với điểm 10 Toán, thi đại học được 9,5 điểm Toán) t🎃hế nhưng giờ cũng chẳng nhớ đạo hàm, tích phân, vi phân... là gì, công thức tính toán chúng ra sao? Tôi quên sạch những kiến thức này vì gần 20 năm nay chẳng đụng đến chúng. Tôi vẫn sống và làm việc mà chẳng cần gì đến đạo hàm, tích phân.
Hồi còn đi học, tôi khá thích môn Toán, có khi còn tự ngh🐼ĩ ra đề bài cho mình, dựa vào các bộ đề thi quốc tế. Đúng là chương trình phổ thông hiện nay quá nặng, mang tính đánh đố, thích hợp cho các nhà nghiên cứu hơn là cho học sinh phổ thông. Tôi nghĩ rằng, chương trình phổ thông vẫn nên dạy đạo hàm, tích phân, vi phân... nhưng chỉ nên dừng ở mức khái niệm tổng quát, giải thích, minh họa một vài ứng dụng thực tiễn, giải các bài toán đơn giản thôi.
Còn lại, không nên đi quá sâu vào giải các bài tập đánh đố như hiện nay. Xét𒁃 cho cùng, kiến thức phổ thông chỉ nên là bàꦅn đạp cho những ai muốn học chuyên sâu hơn sau này.
Lấy ví dụ như bản thân tôi, tốt nghiệp phổ thông năm 1994. Đến nay, sau gần 30 năm, về đạo hàm, tôi chỉ nhớ mang máng đạo hàm của hàm số x bậc n, dùng đạo hàm để tìm phương trình mấy đườngꦓ thẳng giao với một hàm số bậc n (parabol, elip...). Còn ý nghĩa, ứng dụng thì tôi không hề nhớ gì. Mà hình như cũng chưa được dạy mấy thứ đó. Nói chung, lúc đó, tôi chỉ nghĩ là mấy công thức kia dùng để giải cá💞c bài toán Vật lý, nhằm giải thích hiện tượng hoặc nghiên cứu sâu hơn thôi.
Sau này, tôi cũng mở quán cà phê, mỗi ngày đều ghi sổ sách, cân đối thu chi, rồi cuối tháng tổng kết. Cuối cùng cũng chỉ là để xem tháng này nhập bao nhiêu kg cà phê, mấy két nước ngọt, mấy kg đường, mấy bao nước đá...? Đương nhiên, tôi chẳng bao giờ có suy nghĩ dùng đạo hàm nọ kia để tính mấy cái đó (mặc dù bản th🐽ân vẫn còn nhớ chút ít về đạo hàm).
Thế nên, đừng quá ngụy biện và áp đặt về tính ứng dụng thực tiễn của tích phân, đạo hàm như câu chuyện về bà bán rau mà ai đó từng phân tích. Vì cái một người buôn bán như tôi làm chỉ là thống kê, thêm một chút suy luận để tính toán cân đối thôi, nó không liên quan t🌌ới kiến thức đạo hàm phức tạp gì cả.
>> 'Học tích phân, đạo hàm nặng về đánh đố'
Đúng là học cái g𓆏ì cũng có ích, nhưng có áp dụng được vào thực tiễn hay không, hoặc có giúp ích gì cho sự phát triển tương lai của học sinh hay không thì những nhà biên soạn giáo trình có vẻ chưa tính toán thấu đáo. Giáo trình phổ thông phải phục vụ cho đ🔥a số (phổ thông) chứ không phải là cho một nhóm thiểu số (cá biệt).
Học sinh Việt được học đủ các tiên đề, mệnh ꦆđề, định luật, định lý, công thức... Ai cũng biết P = UI (P là công suất, I là cường độ, U là hiệu điện thế), thế nhưng rất nhiều người khi ra cửa hàng mua đồ k♍im khí, không thể hiểu được các thông số in trên tem điện máy để lựa chọn món đồ phù hợp, không hề biết công suất thực là gì, công suất tiêu hao là sao... vì không hề được dạy.
Hay như khi học về động cơ đốt trong, về nguyên lý, cấu tạo, chi tiết bộ máy, liệu có phải tất cả học sinh đều muốn sau này thành kỹ sư cơ khí không? Trong khi những thứ thiết thực hơn như cách chùi bugi, cách xả xăng dư... rất hữu dụng và thực tế lại không hề được đề cập đến.
Giáo dục là đào tạo ra con người chứ không phải tạo ra robot. Trồng người rất khác trồng cây, không phải là vứt chung tất cả trên một mảnh đất, rồi để mặc cây nào thích nghi thì tồn tại, cây nào không chịu được thì chết. Giáo dục không phải là một sự sàng lọc, tìm ra những người thích hợp như có nhiều bình luận hay nói. Giáo dục phổ thông phải mang tính đại chúng, lựa chọn đất trồng, phân bón, ánh sáng phù hợp (giáo trình) thì cái cây (học sinh) mới phát triển khỏe mạnh, không èo uột, để sau này vững chãi bước vào đ🌞ời.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.