Mới đây, trong đề cương luật Nhà ở (sửa đổi), Bộ Xây dựng đã đề xuất quy định thời hạn sử dụng chung cư chỉ từ 50-70 năm thay vì lâu dài như từ trước đến nay. Đề xuất này ngay lập tức vấp phải phản ứng mạnh mẽ từ các chuyên gia bất động sản và người dân.
Xung quanh đề xuất này, nhiều độc giả VnExpress cho rằng việc rút ngắn thời hạn sử dụng chung cư xuống còn 50-70 năm là không phù hợp với thị hiếu và tâm lý sở hữu tài sản lâu dài của đại đa số cư dân đô thị:
Đồng quan điểm, độc giả Hungthanhle cho rằng: "Người ta làm việc cả đời để mua được căn hộ cꦓhung cư và mặc nhiên nghĩ rằng đó là tài sản của mình vĩnh viễn🔯. Nó còn có thêm mục đích để kế thừa lại cho con cháu về sau này. Nay lại dự tính quy định được sở hữu 50-70 năm thì cũng giống như thuê nhà trả tiền trước vậy. Nếu mà như thế sẽ rất là bất hợp lý".
"Xây chung cư để tiết kiệm đất, dễ quy hoạch đường, trường, trạm, có đất để phát triển sản xuất. Chứ đất mỗi người một mảnh thì nát cả quy hoạch, xấu cảnh quan đô thị. Chung cư đa phần dành cho người thu nhập trung bình trở xuống, nếu chỉ cho sở hữu 50-70 năm khác gì họ đi ở thuê? Thay vì việc trả tiền hàng tháng thì giờ phải trả cả cục. Nợ ngân hàng, lại thêm khoản lãi, người ta sẽ không mặn mà với chung cư nữa mà chuyển hết qua mua đất, đẩy giá đất càng tăng cao. Khi đó nhà nước muốn quy hoạch lại càng khó", bạn đọc Nguyentrungcvtt nhận định.
>> Tranh cãi chung cư gây tắc đường
Trong khi đó, với quan điểm trái ngược, độc giả Toàn Nguyễn đánh giá: "Nước ngoài họ cũng quy định sở hữu chung cư 50ꦜ-70 năm. Công tác quản lý cũng rất tốt, dễ dàng trong việc quy hoạch và giải tỏa để xây dựng mới các tòa nhà. Mọi người cứ nghĩ 70 năm là ngắn chứ nó cũng gần hai thế hệ kế tiếp nhau rồi. Chung cư dù cao cấp đến mấy thì sau 70 năm cũng tàn tạ, xập xệ hết. Còn về tiền sử dụng đất khi mua chung cư, mảnh đất có vài ngàn m2 chia cho vài trăm người, hệ số sử dụng đất mười mấy lần, thì tiền sử dụng đất bạn phải nộp dó đáng bao nhiêu trong số đó. Thế nên không thể đòi cấp căn hộ mới tinh ngang giá khi giải tỏa đền bù sau 70 năm. Cứ nhìn các bài học về chung cư cũ ở Hà Nội hay TP HCM bây giờ không giải tỏa được để chỉnh trang đô thị thì biết".
Bạn đọc Tiến Lực Nguyễn bổ sung: "Sở hữu 50 năm là có lợi cho người sở hữu. Theo tiêu chuẩn thế𝓰 giới, chung cư chỉ có tuổi thọ 30-50 năm là phải phá hủy. Lúc đó, người sở hữu căn hộ sẽ mất trắng do chủ đầu tư kiểu Việt Nam đã không còn trách nhiệm gì nữa. Nhưng ở ta, chất lượng công trình xây dựng vốn đã rất kém và việc nghiệm thu cũng rất mập mờ, dẫn đến tuổi thọ công trình chỉ khoảng 15-25 năm ꦇlà hỏng. Việc giới hạn quyền sở hữu không quan trọng, quan trọng là buộc chủ đầu tư phải có trách nhiệm đền bù khi công trình không còn giá trị sử dụng. Điều này là kẽ hở để chủ đầu tư lợi dụng bán căn hộ với giá cao hơn rất nhiều giá trị sử dụng".
Nhấn mạnh giá trị đem lại của việc quy định sở hữu chung cư 50-70 năm, độc giả Duy Nguyễn Đức cho rằng: "Không làm lúc này thì đến lúc nào? Thiết nghĩ đây là vấn đề lớn liên quan đến nhiều khía cạnh về quyền sở hữu và niên hạn công trình. Vậy mỗi công trình nên có niên hạn nhất định, ghi luôn vào sổ hồng. Hết niên hạn, nhà nước nên xây mới (mặc định là xây giống hệt thiết kế cũ) và mỗi hộ gia đình phải có trách nhiệm thanh toán tiền chi phí xây dựng. Vì là công trình do nhà nước xây dựng nên sẽ được hạch toán𓆏 minh bạch. Nếu hộ nào không thể mua lại chính căn nhà mình thì nhà nước sẽ thu mua lại theo giá thị trường và thanh toán tiền cꦬhênh lệch cho chủ nhà.
Luật phải làm ngay từ lúc này để người dân (chủ sổ hồng) biế𒁃t rõ là sau 70 năm nữa sẽ bị đập đi xây lại, người dân có quyền quyết định nên mua chung cư hay không? Nên nhớ đây là vấn đề khi sửa luật nên làm ngay. Giả sử người dân sở hữu nhà đất thì cũng tương tự, được sở hữu đất lâ🌄u dài nhưng 50-70 năm cũng phải đập đi xây lại vì cũ, lạc hậu, mất an toàn... và tiền xây lại cũng phải tự bỏ ra mà thôi. Chung cư cũng thế, người dân phải tự bỏ tiền ra xây lại là chuyện bình thường".
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.