Sau cuộc họp sán🦩g 8/6 với 12 thành v꧑iên hội đồng chuyên môn, Sở Y tế tỉnh Hòa Bình họp báo chiều cùng ngày công bố kết luận kiểm thảo nguyên nhân 18 bệnh nhân bị tai biến khi chạy thận hôm 29/5.
Bà Bùi Thu Hằng, Phó giám đốc Sở Y tế Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn, ch🍃o biết, trên cơ sở nghiên cứu hồ sơ bệnh án, các tài liệu và tường trình của cá nhân liên quan, hội đồng khẳng định "đây là một thảm họa, các bệnh nhân trong tình trạng diễn biến hết sức phức tạp". Bệnh viện thiếu kinh nghiệm, phương tiện, nhân lực, kiến thức xử trí tình trạng thảm họa.
Bà Bꦚùi Thu Hằng thông báo kết luận ban đầu hội đồng chuyên môn
Biểu hiện của 18 bệnh nhân tương đối giống nhau trong cùng một thời điểm nên "nghĩ đến hội chứng ngộ độc cấꦏp qua đường máu do cùng một nguyên nhân" gây ra với các triệu chứng tổn thư♛ơng đa cơ quan như hô hấp, tuần hoàn, gan, thận, máu...
Hội đồng chuyên môn cho rằngꦛ, chưa đủ cơ sở và bằng chứng khoa học để kết luận chắc chắn nguyên nhân tai biến do chưa có kết quả xét nghiệm, phân tích nguồn nước RO, kết quả khám nghiệm thi thể... "Điều được nghĩ đến nhiều nhất là sự bất thường của nguồn nước RO sử dụng trong quá trình chạy thận nhân tạo cho bệnh nhân", bà Hằng nhấn mạnh.
Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình sử dụng hệ thống RO số 2 từ ngày 18/1/2011♏ do Công ty Thiên Sơn cung cấp. Bệnh viện tự kiểm tra hệ thống máy theo định kỳ 3 tháng một lần. Ngày 4/11/2013, bệnh viện bảo dưỡng toàn bộ hệ thống lần 2, sau đó hoạt động bình thường. Ngày 9/3/2015, bệnh viện thay thế đầu cắm cho hệ thống muối hoàn nguyên. Ngày 24/5 vừa qua, hệ thống hoạt động không ổn định nên bệnh viện đề nghị thay cát thạch anh, sỏi, than hoạt tính, màng RO, bộ đèn lõi lọc, tiệt trùng màng hệ thống nước... Ngày 25/5, bệnh viện ký hợp đồng sửa chữa với công ty Thiên Sơn, ngày 28/5 tiến hành sửa thì ngày 29/5 xảy ra sự cố.
Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình Trần Quang Khánh cho biết, theo quy định của Bộ Y tế, sau khi bảo trì, cơ sở y tế phải test máy chạy thận, kiểm tra thông số nước, theo dõi giám sát bất thường. Hệ thống lọc nước phải được kiểm nghiệm đầu ra đảm bảo tinh khiết và có phiếu kiểm định bàn giao cho cán bộ y tế mới được đưa vào vận hành. Theo ông Khánh, trên thực tế, cán bộ y tế không thể kiểm nghiệm nướ🌜c đầu ra mà do công ty bảo dưỡng thực hiện. Nếu h🌊ọ chưa có biên bản bàn giao mà đã vận hành hệ thống máy thì cán bộ y tế sai.
"Trong vụ v🍨iệc này, lỗi của cán bộ y tế là chưa có biên bản bàn giao đã vận hành máy. Công an đang điều tra kỹ sư chịu tráchဣ nhiệm bảo dưỡng bảo trì", ông Khánh nói.
Với câu hỏi có phải do giá thành đắt nên bệnh viện khôn🍸g kiểm định hệ thống máy, ông Khánh trả lời hiện không có đại diện bệnh viện ở cuộc họp nên Sở không nắm được giá thành. Tuy nhiên, theo quan điểm của Sở Y tế, dù chi phí đắt thì bệnh viện vẫn phải thực hiện kiểm định vì sự an toàn của bệnh nhân.
Giám đốc Sở Y tế Hòa Bình trả lời về quy trình test nước chạy ༺thận
Ông Khánh cho biết, cơ quan công an đang🐭 xem xét trách nhiệm các bên liên quan, ai sai và sai đến đâu thì sẽ xử lý đến đó. Về nguyên tắc, hợp đồng giữa công ty bảo dưỡng và bệnh viện quy định trách nhiệm kiểm nghiệm nước đầu ra là do bên nào thì sẽ xác định trách nhiệm thuộc về bên ấy. Sở Y tế Hòa Bình chưa 🌺nắm rõ điều khoản về trách nhiệm trong hợp đồng này.
Hiện khoa Thận bệnh viện tỉnh vẫn còn bị niêm phong do công an chưa điều tra xong. Giám đốc Sở Y tế khẳng định, khi được gỡ bỏ niêm phong, khoa Thận sẽ cố gắng khôi phục hoạt động trong vòng 10 ngày. Sở Y tế cũng đang có phương án bố trí hoạt động chạy thận ở đơn nguyên khác, vị trí khác để phục vụ bệnh nhân địa phương. Tỉnh cũng cấ🔴p kinh phí mua bổ sung 12 máy chạy thận nhân tạo cho Bệnh viện Đa khoa thành phố Hòa Bình nhằm điều trị 126 bệnh nhân đang phải về Hà N🍸ội để lọc máu.
Liên quan đến quyết định đình chỉ 3 cán bộ của bệnh viện Hòa Bình, ông Khánh giải thích, ông Trương Quý Dương, Giám đốc bệnh viện bị đình chỉ để giải trình, báo cáo cơ quan điều tra. Hai cán bộ còn lại là ông Trần Văn Sơn nhân viên phòng vật tư là người được phân công giám sát việc bảo dưỡng bảo trì hệ thống máy ngày 28/5; và bà Đỗ Thị Điệp là điều dưỡng Khoa thận nhân tạo làm nhiệm vụ chuyên môn ngày 29/5.🍬 Việc điều hành bệnh viện tạm thời giao lại cho ông Quách Thiên Tường, Phó giám đốc thường trực, chịu trách nhiệm trong 15 ngày.
Trong cuộc họp báo, có rất nhiều câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình song không có đại diện bệnh viện﷽ tham dự để trả lời dù được Sở mời nhiều lần. Sau vụ tai biến, Sở Y tế Hòa Bình cũng nhiều lần gọi điện cho Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình nhưng đều không liên lạc được.
Sáng 29/5, 18 bệnh nhân suy thận mãn đang chạy thận nhân tạo ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình đột ngột có dấu hiệu bất thường. 8 người lần lượt tử vong;10 người được chuyển về🐠 Bệnh viện Bạch Mai ngay tro🐻ng đêm, hiện sức khỏe đã hồi phục, xuất viện sáng 8/6. Trong thời gian khoa Thận nhân tạo phải dừng hoạt động 🌱để phục vụ điều tra nguyên nhân tai biến, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình hàng ngày bố trí 2 chuyến xe đưa đón hơn 100 bệnh nhân cần lọc thận theo chu kỳ về các bệnh viện tại Hà Nội chạy ꧙thận. Nguyên nhân gây tai biến đang được điều tra. Kết luận ban đầu của Hội đồng chuyên môn tỉnh là nhiều khả năng do hệ thống nước chạy thận. Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình Trương Quý Dương bị tạm đình chỉ công tác cùng 2 cán bộ bệnh viện. Bộ Y tế đánh giá đây là ca tai biến y khoa nghiêm trọng nhất trong nhiều năm qua. Công an tỉnh Hòa Bình khởi tố vụ án để điều tra nguyên nhân tai biến. |
Nhóm phóng viên