Thứ sáu, 5/6/2020, 20:00 (GMT+7)
7 điều không phải ai cũng biết về ung thư
Nhiều người có thể không biết từ 'ung thư' bắt nguồn từ thuật ngữ Hy Lạp hay mô tả đầu tiên về căn bệnh này xuất phát thời Ai Cập cổ đại.
Nguồn gốc của từ ung thư: Bác sĩ Hy Lạp - "cha đẻ của y học" Hippocrates (năm 460 - 370 trước Công nguyên) sử dụng thuật ngữ karkinos (carcinos), tiếng Hy Lạ✤p có nghĩa là cua để mô tả một số loại ung thư. Điều này xuất phát từ việc những khối u ác tính có tĩnh mạch kéo dài ở các mặt giống như con cua. Tới khoảng năm 25 trước Công nguyên và 50 sau Công nguyên, bác sĩ La Mã - Celsus đã dịch thuật ngữ "karkinos" thành "cancer" (ung thư), tiếng Latin có nghĩa là con cua.
Những mô tả đầu tiên về ung thư xuất phát từ người Ai Cập cổ đại : Những trường hợp ung thư được mô tả đầu tiên trong một bản giấy papyrus có niên đại vào khoảng năm 3000 - 1500 trước Công Nguyên. 8 trường hợp bị khối u trên vú được chữa trị bằng phương pháp đốt, một phương pháp phá hủy mô bằng dụng cụ nung nóng "khoan lửa". Trong tài liệu này, họ nói rằng không thể chữa trị hẳn ung thư mà chỉ có thể làm🗹 giảm nhẹ bệnh. Ở Ai Cập cổ đại, con người tin rằng bệnh ung thư là do các thần thánh gây ra. Tuy nhiên, ngay ở giai đoạn này, họ đã phân biệt được u ác tính và lành tính. Các thầy thuốc cũng dùng phẫu thuật cắt bỏ khối u trên bề mặt theo cách thức tương tự như ngày nay.
Hơn một nửa số bệnh ung thư có thể phòng ngừa: Các nhà nghiên cứu tin rằng hơn 50% trường hợp ung thư và số ca tử vong do căn bệnh hiểm nghèo này gây ra có thể phòng ngừa. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ giảm khoảng 2,4 triệu đến 3,7 triệu người chết mỗi năm, 80% trong số đó xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Trong Hội nghị Ung thư về ung thư ở các nước châu Á tại Singapore (tháng 11/2019), TS.BS Elisabete Wei♔derpass - Giám đốc Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) cho rằng việc phòng ngừa là chiến lược dài hạn, hiệu quả nhất để kiểm soát ung thư vì 30% - 50% các loại ung thư đều có thể phòng ngừa. Vì thế, bên cạnh nâng cao nhận thức, cũng cần giảm thiểu các yếu tố nguy cơ ung thư, đảm bảo rằng mọi người được cung cấp thông tin và hỗ trợ để đưa ra lựa chọn lành mạnh. Hội nghị ESMO Châu Á 2019 được sự ủng hộ bởi 2🌳1 Hiệp hội ung thư tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Hơn 200 loại ung thư: Theo thống kê của Tổ chức y tế thế giới (WHO) năm 2014, thế giới có hơn 200 loại ung thư tương ứng với 110 căn bệnh ung thư. Ung thư có thể xuất hiện ở bất kỳ loại tế bào nꦗào trong cơ thể và được gọi tên theo mô, cơ quan hoặc các tế bào mà chúng phát sinh ra như: ung thư vú, dạ dày, tử cung..., trong đó, phổ biến nhất là ung thư biểu mô hoặc ung thư da. Virus là thủ phạm gây ra ung thư, làm thay đổi tế bào bằng 🍸cách tích hợp vật liệu di truyền của nó với ADN của tế bào chủ. Ngoài khả năng ẩn náu, tế bào ung thư còn được biết đến là có khả năng thay đổi để né tránh hệ thống miễn dịch, cũng như để bảo vệ chống lại xạ trị và trị liệu.
Chuột dũi Đông Phi có khả năng miễn dịch với ung thư: Các nhà kho❀a học đã nghiên cứu những mô nuôi cấy ở chuột dũi trụi lông Đông Phi và nhận ra rằng những con thú gặm nhấm nhỏ bé sống dưới lòng đất này sản xuất ra một dạng hyaluronan (một thành phần của ma trận ngoại bào (phần mô không có tế bào), giúp giữ các tế bào và mô lại với nhau), có khối lượng phân tử lớn. Họ đặt tên cho dạng hyaluronan này là HMW-HA và chỉ 💙có loại chuột dũi Đông Phi mới có. Chris Faulkes - một nhà nghiên cứu phân tử tại Đại học Queen Mary, London cho biết HMW-HA có thể đã tạo nên một lớp da đàn hồi như cao su, khiến cho chuột dũi không bị mắc kẹt trong hang, đây gần như là một hệ quả phụ có phần hữu ích trong việc ngăn chặn ung thư. Khám phá này có thể dẫn đến những phương pháp điều trị ung thư trong tương lai.
Hàng chục triệu người vẫn sống dù mắc ung thư : Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), ung t🌳hư không phải lúc nào cũng là bản án tử hình, đặc biệt là với những tiến bộ đạt được trong những thập kỷ gần đây. Mặc dù tỷ lệ bệnh nhân ung thư đang gia tăng nhưng ở nhiều quốc gia, không ít người vẫn sống sót sau khi mắc căn bệnh này.
5% - 10% bệnh ung thư là do di truyền : Dù ung thư chủ yếu là kết quả của môi trường sống nhưng nó cũng bị gây ra bởi những đột biến ở gen. Do đó, ung thư có thể được di truyền từ cha mẹ hoặc ông bà cho các thế hệ sau. Theo đó, các gen kiểm soát cách thức hoạt động của tế bào, đặc biệt là cách chúng phát triển và phân chia. Khi có sự cố xảy ra với một hoặc nhiều gen trong tế bào, những thay đổi này dẫn đến🀅 ung thư. Một vài thay đổi thường là do những khiếm khuyết hay đột biến gen. Tuy nhiên, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, khả năng di truyền chỉ chiếm 5% - 10%, 90% - 95% còn lại là do chế độ ăn uống, thói quen sinh hoạt, hút thuốc và béo phì.
Vũ Chi (Theo World Health Organization )Ảnh : Roche
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website và ; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: [email protected] .