Tôi có cháu lớn được 5 tuổi, lười ăn bữa chính. Tôiꦬ cần tư vấn có biện pháp gì cải thiện cho cháu, giúp cháu ăn uống, ngon miệng, hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Mong được bác sĩ tư vấn, cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn
Thực tế cho thấy, ở độ tuổi 5 tuổi, trẻ đang phát triển nhanh chóng và thường trở nên hiếu động hơn khi bắt đầu chuẩn bị hành trình bước vào tiểu học. Trẻ cần được cung cấp đầy đủ năng lượng, một chế độ ăn🧔 uống cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự ꦛtăng trưởng và phát triển.
Để con ăn ♌được nhiều 🅰hơn, bạn có thể thử những cách sau:
-�� Thời gian ăn hợp lý, cữ chính nên cách cữ sữa 2-3 giờ để coﷺn có cảm giác đói.
- Tạo không khí vui vẻ cho bé khi đến cữ ăn.
- ♛Cho con ăn đúng giờ để tạo thánh thói quen cho con.
- Trang trí cho món ăn hấp dẫn, sinh động, tạo ra sự thích thú cho t𝔍rẻ.ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ
Ngoài ra bạn nên thử đa dạng các loại thức ăn khác ngoài cơm như mì, nui, khoai tây... hy vọng bé sẽ thích thú hơn. Phụ huynh cần quản lý tốt chế độ ăn uống cho trẻ và xây dựng chế độ dinh dưỡng tốt gồm kết hợp giữa ăn uống lành mạnh và💎 tăng cường hoạt động thể chất. Mục tiêu là trẻ phát triển đến mức cân nặng có thể chấp nhận được đối với chiều cao của trẻ và chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt phù hợp hơn sẽ được áp dụng lâu dài.
Nếu gặp khó khăn trong việc xây dựng chế độ ăn uống, vận động hợp lý cho trẻ, phụ huynh có thể đưa con đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bệnh viện có chuyên🐷 khoa Nhi, chuyên khoa Dinh dưỡng sẽ kết hợp thăm khám, tư vấn, xây dựng chế độ ăn phù hợp, giúp bé cải thiện dinh dưỡng, thể chất.
Thưa bác sĩ, em có một bé trai 5 tuổi hiện chưa biết nói, kém tập trung, rất giống chứng tự kỷ. Tuy nhiên, em muốn khám sàng lọc bệnh lý cho bé như kiểm tra não, kiểm tra thính giác và các kiểm tra tầm soát khác để xác định nguyên nhân chủ yếu gây ra những biểu hiện cho bé như vậy, nếu ...
Chào bạn,
Bạn có thể đưa bé đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được khám và tầm soát các bệnh lý não, kiểm tra thính giác... để xác định nguyên nhân về tình trạng hiện tại của bé.
Bé 5 tuổi vẫn có thể chụp được MRI não nếu có chỉ định. Tuy nhiên, bé 5 tuổi sẽ không hợp tác để nằm yên chụp MRI nên phải được gây mê khi chụp.
Để đặt lịch khám với các bác sĩ Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, bạn có thﷺể liên hệ Tồng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc và 0287 1♑02 6789 (TP.HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
Bé trai nhà em 6 tuổi, nặng 32 kg, cao 1m25. Mỗi tối con đi ngủ tầm 10 giờ, sáng dậy tầm 5 giờ, con đạp xe đạp và đánh cầu mỗi sáng 45 phút. Em muốn hỏi bác sĩ:
1. Con dậy sớm tập thể dục như thế có phù hợp với tuổi của con không?
2. Ngoài các bữa ăn đủ nhóm chất, ...
Chào bạn,
Theo thông tin bạn cung cấp, hiện tình trạng dinh dưỡng của con bạn nằm trong giới hạn bình thường, thậm chí cân nặng và chiều cao của bé vượt hơn mức trung bình so với các bạn cùng trang lứa. Bé đang có chiều cao và cân nặng phù hợp và cân đối, điều này cũng chứng tỏ chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt của bé đang rất tốt.
Ở lứa tuổi này, giấc ngủ của bé cần là 8-10 tiếng. Đối với trẻ đi học, bạn nên cho bé ngủ trước 22h, thời gian ngủ sâu khoảng từ 22h-4h sáng là khoảng thời gian cơ thể tiết ra nhiều hormone tăng trưởng nhất, giúp bé tăng chiều cao. Và nếu bé ngủ trước 22h, dậy lúc 5h sáng cơ thể bé cũng ngủ đủ, và chế độ tập luyện vận động từ 45 phút đến một tiếng mỗi ngày là phù hợp đối với bé.
Về vấn đề thứ 2, bé đang được chăm sóc với các bữa ăn có đầy đủ các nhóm chất, nếu lượng sữa trẻ uống đạt được khoảng 500ml/ngày thì đã đủ nhu cầu theo tuổi, mẹ cũng không nhất thiết phải bổ sung sữa tăng cao cho bé.
Bạn đang chăm sóc con với một chế độ dinh dưỡng và vận động phù hợp, con bạn đạt được các mốc phát triển tối ưu so với độ tuổi. Bạn nên tiếp tụp duy trì và giúp bé giữ thói quen tốt này, đồng thời theo dõi sát biều đồ tăng trưởng của con bạn.
Nếu có vấn đề gì bất thường về tốc độ lớn của bé, hay còn băn khoăn và lo lắng nào khác, bạn có 𝕴thể gửi câu hỏi về cho Tổng đài bệnh viện: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc và 0287 102 6789 (TP HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
Bé 5 tuầ♕n còn vàng da thì có nguy hiểm gì không ạ?
Chào bạn,
Bé 45 ngày còn vàng da sẽ gọi là vàng da kéo dài, bạn cần đưa bé đến bác sĩ xem nguyên gây ra vàng da kéo dài là gì, tiên lượng phụ thuộc vào nguyên nhân. Trường hợp tiên lượng tốt nhất là bé vàng da do sữa mẹ, bé phát triển bình thường bú mẹ tốt, phân vàng. Nhưng bạn vẫn phải đến để được thăm khám, thậm chí cần làm xét nghiệm tìm các nguyên nhân khác. Chúc bé chóng hết vàng da, mau ăn chóng lớn!
Nếu bạn ൲còn băn khoăn và lo lắng nào khác, bạn có thể gửi câu hỏi về cho Tổng đài bệnh viện: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc và 0287 102 6789 (TP HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
Bé nhà em 5,5 tuổi, nặng 20kg, cao 110cm. Bé bị nhiễm trùng🍌 huyết điều trị 12 ngày ở bệnh viện, về nhà được 4 ngày thì bị viêm họng. Uống kháng sinh vẫn không hết ổ viêm. Bé khá kén ăn. Không biết nên cho bé làm những xét nghiệm gì và lưu ý chăm bé ở độ tuổi này như thế nào ạ?
Chào bạn,
Bé nhà bạn điều trị kháng sinh dài ngày vẫn không hết viêm họng, bạn nên cho bé đi khám lại để bác sĩ đánh giá bé toàn diện và quyết định xét nghiệm phù hợp nếu cần.
Bé 5,5 tuổi, nặng 20kg, cao 110cm là phù hợp so với tuổi. Có nhiều nguyên nhân khiến bé kén ăn như không cảm thấy đói, đồ ăn không hợp khẩu vị, bé bệnh... Bạn cần chú ý tìm xem nguyên nhân để giúp bé giảm kén ăn.
Chăm bé 5-6 tuổi cần lưu ý:
- Chủng ngừa: Bạn nên cho bé đi khám để bác sĩ kiểm tra bé cần tiêm những mũi tiêm ngừa gì, đặc biệt là sởi - quai bị - rubella, thủy đậu. Bạn cũng có thể cho bé tiêm ngừa cúm hằng năm.
- Khám sức khỏe tổng quát: Bạn nên chú ý đo thị lực cho bé, kiểm tra bé có thiếu máu thiếu sắt hay không.
- Dinh dưỡng: Khuyến khích bé uống sữa ít béo và dùng các thực phẩm từ sữa. Hạn chế nước ép trái cây từ 120 đến 180 ml mỗi ngày. Tránh thức ăn nhiều chất béo, nhiều muối và đường. Thiết kế bữa ăn nhiều dinh dưỡng và hạn chế thức ăn nhanh.
- Cho bé ngủ sớm, đúng giờ và đủ giấc.
- Răng miệng: Theo dõi bé đánh răng, sắp xếp khám răng định kỳ cho bé.
- Khuyến khích bé hoạt động phát triển thể chất mỗi ngày.
- Chú ý tạo môi trường an toàn xung quanh bé: Không khói thuốc, an toàn điện, nước, vật nhọn...
Độ tuổi 5,5 tuổi bé đã nhận thức được sự riêng tư, do đó bạn cần chú ý điều này. Bên cạnh đó, bạn cần rèn luyện cho bé sự kỷ luật, tạo sự cân bằng giữa việc cho bé phát triển độc lập và tuân thủ các quy tắc xã hội. Chúc bé khỏe mạnh và phát triển tốt về thể chất và tinh thần!
Nếu có thêm thắc mắc nào, bạn có thể đặt lịch kh𓃲ám với các bác sĩ Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh để được tư vấn. Bạn có thể liên hệ Tồng đài: 1800 6858 (Hà Nội) hoặc và 0287 102 6789 (TP HCM) để được hỗ trợ. Thân mến!
Bé trai nhà em được 3 tuổi, bé bị Amidan quá phát, trong năm nay đã bị lần thứ 4 và không có dấu hiệu xẹp nhỏ lại. Lần gần đây nhất là vào tháng 6, bé dùng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bệnh viện liên tục một tháng. Tới hôm nay vào giữa tháng 8 là bé có dấu hiệu bị lại, ...
Chào bạn
Amidan là mô bạch huyết nằm 2 bên thành sau họng, là tuyến bảo vệ đầu tiên của hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào miệng của bé. Viêm amidan thường gặp hơn ở trẻ em vì chức năng miễn dịch của amidan hoạt động mạnh nhất trước tuổi dậy thì.
Mặc dù nhiệm vụ của amidan là bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, có một số trường hợp cần cắt bỏ amidan như:
- Viêm amidan tái phát từ 6 lần/năm; 5 lần năm/2 năm; 3 lần năm/3 năm.
- Amidan phì đại gây rối loạn nhịp thở, ngừng thở lúc ngủ, ngủ ngáy, khó nuốt, không tăng cân, nói ngọng…
- Viêm amidan gây biến chứng thấp khớp, viêm vi cầu thận, viêm tai giữa, viêm xoang, abcess quanh amidan…
- Tình trạng viêm amidan mạn hốc mủ, sỏi amidan…
Theo thông tin bạn cung cấp, trong năm nay, bé của bạn bị viêm amidan tái phát 5 lần, có lần phải uống kháng sinh một tháng, và amidan của bé c🤡ó tình trạng quá phát. Tuy nhiên, việc bé có chỉ định cắt amidan hay chưa còn tùy thuộc vào số lần bé bị viêm amidan được bác sĩ chẩn đoán trong những năm gần đây và mức độ quá phát của amidan. Do đó, khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, bạn nên thu xếp đưa bé đến khám tại những bệnh viện có khoaꦬ Tai Mũi Họng Nhi để được tư vấn cụ thể hơn. Thân mến!
Bé gái nhà em gần 5 tuổi, thường hay bị tiểu són. Dịch bệnh em chưa đưa cháu đi khám đ🉐ược ạ. Xin bác sĩ tư vấn cháu bị bệnh gì và hướng điều trị ạ? Bé trai nhà em 10 tuổi, mùa hè da môi cũng cứ bị bong. Bác sĩ tư vấn giúp em với ạ. Em cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Để xác định được cụ thể tình trạng tiểu són của con bạn, chúng tôi cần biết rõ con bạn tiểu xong thì nước tiểu rỉ ra quần hay là tiểu ra quần trước khi đi tiểu, tia của nước tiểu mạnh không, vọt xa không hay rỉ từng giọt? Tần suất bé tiển són như thế nào: lúc nào bé cũng bị hay chỉ 1-2 lần trong ngày, bé có tiểu dầm không, có tiểu buốt không, bé bị lâu chưa hay gần đây mới bị? Ngoài ra, bạn cũng cần cung cấp thêm thông tin âm vật bé có gì bất thường không, nước tiểu của bé có gì bất thường không, bạn đã siêu âm thận tiết niệu cho bé chưa...
Tiểu són có thể do nhiều nguyên nhân từ bình thường tới nguy hiểm như nhịn tiểu rồi buồn quá không đi kịp nhưng cũng có thể do tổn thương tại bàng quang như nhiễm trùng, hội chứng bàng quang kích thích, táo bón hoặc dị tật... Do đó, bạn cần đưa bé đi khám để bác sĩ khai thác thêm thông tin và chẩn đoán chính xác hơn mới đưa ra được hướng điều trị cho cháu.
Bé trai nhà bạn 10 tuổi mà môi khô, bác sĩ cần xem tổn thương mới chẩn đoán được bệnh. Chúng tôi cũng cần thêm thông tin như: tay chân bé có bị bong da không, bạn có bôi thuốc gì cho bé chưa và khi bôi thì có đỡ khô môi không, chế độ ăn uống hàng ngày của bé ra sao, ngày bé cháu có bị chàm không... Khi có đủ những thông tin trên, chúng tôi mới có thể chẩn đoán và chỉ định thuốc cho bé. Vì bong môi có nhiều nguyên nhân như: dị ứng, thiếu chất, thiếu nước hoặc có thể là nguyên nhân của một bệnh nào đó như nấm, herpes, bệnh lý tuyến giáp...
Bạn nên đưa bé đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị sớm. Thཧân mến!
Bé em hiện 9 tháng hơn nhưng thóp trước bé bị phồng 🌜lên, không kèm sốt, bú chỉ được 170ml hơn tý thôi ạ, không nôn, ăn sinh hoạt vui chơi bình thường,... Không biết bé em ✤có sao không ạ? Em thấy thóp phồng em rất lo! Mong bác sĩ tư vấn giúp em.
Chào bạn,
Thông thường, trẻ sơ sinh có 6 thóp, trong đó 2 thóp dễ sờ thấy nhất là thóp trước và thóp sau. Trong thời kỳ sơ sinh và thời thơ ấu, sự hiện diện của thóp cho phép não phát triển nhanh chóng và bảo vệ não khỏi những tác động nhỏ đến đầu (chẳng hạn như khi trẻ sơ sinh tập ngẩng đầu, cử động đầu và ngồi dậy). Nếu không có thóp, não của trẻ không thể phát triển và sẽ bị tổn thương.
Bình thường, thóp phẳng khi sờ. Tuy nhiên khi trẻ khóc, trẻ ở tư thế nằm hoặc đang rặn hay nôn, thóp có thể phồng lên tạm thời. Do đó, để đánh giá thóp của trẻ, trẻ phải ở tư thế ngồi, không quấy khóc hay gồng rặn. Nếu thóp trở lại bình thường khi trẻ ngồi yên thì đó không phải là thóp phồng thực sự. Một số bé có biểu hiện thóp phồng thoáng qua sau khi nhiễm siêu vi hoặc sử dụng một số loại thuốc.
Nếu hiện tượng thóp trẻ căng hoặc phồng xảy ra thường xuyên, khả năng trẻ mắc các bệnh lý gây khối choán chỗ trong não (như nước hay khối u), gây tăng áp lực bên trong hộp sọ.
Để xác định bé có thóp phồng thật sự hay không và nếu có thì nguyên nhân là gì, bạn nên đưa bé đến ♌bệnh viện để bác sĩ t🔯hăm khám cũng như đo vòng đầu cho bé, cho bé siêu âm xuyên thóp hoặc làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn để tìm nguyên nhân và có hướng xử lý phù hợp.
ꦍVui lòng điền đầy đủ thông tin để chúng tô🍬i có thể hỗ trợ bạn