Thứ năm, 26/3/2020, 12:00 (GMT+7)

Cô giáo hơn 10 năm dạy học cho trẻ ung thư

Cô Đinh Thị Kim Phấn cầm bàn tay bé nhỏ cắm kim truyền nắn nót viết từng chữ cái trong lớp học chữ tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM.

Khi bé viết được chữ O tròn, làm đúng phép tính, cô giáo Đinh Thị Kim Phấn xoa nhẹ lên mái đầu lơ thơ tóc rồi khen: "Con giỏi lắm nghe". Lớp học trong khuôn viên bệnh viện cùng những học trò gầy xanh, mang bệnh hiểm nghèo đã gắn bó với cô giáo 64 tuổi hơn một thập kỷ. Cô gọi những đứa trẻ ở đây là "con", "đệ tử trọc đầu" trong khi lũ trẻ âu yếm kêu "mẹ", "cô giáo" hay🅘 "đại ca của con".

Cô Đinh Thị Kim Phấn (áo xang hàng đầu tiên) cùng các đồng nghiệp và học trò tại lớp học ở Bệnh viện Ung bướu TP HCM.

Cô Đinh Thị Kim Phấ𝔍🥃n (áo xang hàng đầu tiên) cùng các đồng nghiệp và học trò tại lớp học ở Bệnh viện Ung bướu TP HCM.

Lớp học mang đến niềm vui

Năm 2007, thông qua chương trình "Ước mơ của Thúy", cô Kim Phấn đến thăm một bệnh nhân 🐈ung thư tại Bệnh viện Ung bướu TP HCM. Thương cảm với hoàn cảnh của các em nhỏ, từ ngày đó, cô giáo trường Tiểu học Đuốc Sống, quận 1, thường ghé thăm và tặng quà cho các bệnh nhi tại đây.

Hai năm sau, chương trình mở lớp học tình thương cho bệnh nhi và mời cô Phấn đứng lớp. "Tôi thấy thương các bé bệnh nặng từ nhiều tỉnh, thành đến chữa bệnh phải nghỉ học giữa chừng. Có bé đã gần 7 tuổi vẫn chưa biết đọc, có bé ngày nào cũng đòi về quê vì nhớ trường, nhớ bạn nên quyết định đến dạy học cho tụi nhỏ", cô Phấn kể về lý do bắt đầu hành trình đặ♕c biệt.

Buổi lên lớp đầu tiên của cô Phấn vào đầu tháng 9/2009, cô dạy các em vào buổi chiều thứ sáu và ngày cuối tuần. Ban đầu, cô chỉ dạy cho các em lớp 1. Sau đó, thấy lớp học đông vui, các bé lớp lớn hơn cũng đến xin học. Vài tháng sau, cô Phấn mở thêm lớp học cho các em từ lớp 2-5, mời những đồng nghiệp của mình đến dạy cùng. Phòng sinh hoạt chung của bệnh viện được sang sửa thành lớp học khang tꦬrang hơn.

Lớp học của cô Phấn từ đó có bảng đen, phấn trắng, sách Toán, Tiếng Việt và cả vở vẽ cho các bé. Chỉ khác ở trường là thi thoảng giữa giờ học, cô Phấn sẽ được nhận thông báo: "Cô ơi cho bé này đi truyền thuốc", "Bé kia đến giờ vô thuốc nha cô"... Cô sẽ tạm dừng bài giảng để bác sĩ đón các học trò đi thăm khám. Cũng có bé nhõng nhẽo: "Cô ơi, kim truyền cắm đau tay, con𝔍 không viế🍨t được", "Cô ơi, bữa nay con choáng lắm chỉ thích vẽ thôi"... Cô Phấn lại ân cần xoa tay, khen giỏi để bé cố gắng làm tính, tập viết.

Một chiều đầu năm 2011, lớp học đang rôm rả, cô Phấn nhìn ra cửa thấy một bé trai đứng khép nép xem các bạn học. Khi cô ra hỏi, bé ngỏ ý mℱuốn học cùng. "Nhưng con đã lên lớp 6, tôi chỉ dạy hết lớp 5 nên khuyên bé về phòng nghỉ. Thế mà chiều cuối tuần nào bé cũng ra, đứng miết ở đó, thương quá tôi bèn cho vào lớp", cô Phấn kể về câu chuyện của bé bé Phan Anh Trường, mắc bệnh ung thư máu, quê ở Bình Định.

Từ đó, cô Phấn hướng dẫn Trường đọc sách, viết thư gửi về quê hỏi thăm người thân. Cô cũng đi tìm hai bạn sinh viên 🐽đại học đến kèm cặp bé học Toán và Văn. Bé Trường học được nửa năm thì yếu dần, không tự đi lại được, bác sĩ khuyên bố mẹ cho bé về nhà. Ngày cuối bé ở viện, cô giáo qua thăm thằng nhỏ cứ nắm tay khóc: "Con ở lại học cùng cô Phấn". Thương quá, cô phải nịnh: "Con về có mấy hôm thôi, rồi lại ra học cùng cô". Nhưng cô biết, Trường sẽ không trở lại nữa.

Cuộc chia ly với Trường khiến cô Phấn day dứt nhiều tuần lễ và quyết định mở thêm lớp học từ lớp 6-9 cho các bệnh nhi. Cô mời đồng nghiệp, sinh viên tình nguyện đến dạy. Đã có nhiều 🐻người đến đồng hành cùng cô Phấn. Cũng có nhiều người nghỉ vì lý do sức khỏe, công việc gia đình. Đến nay, lớp học của cô có 8 cô giáo dạy chính đều đã ở tuổi hưu và trên dưới 40 tình nguyện viên.

Ngoài học Toán, Tiếng Việt, cô Phấn còn hướng dẫn các bé viết thư gửi về quê để đỡ 🍷n🌱hớ nhà và chơi trò chơi. Mỗi dịp Trung thu, Tết thiếu nhi, khai giảng... cô và các tình nguyện viên đều tổ chức liên hoan, vui chơi cho các bé. Cô tâm niệm: "Bệnh viện đã quá nhiều nỗi đau, tiếng khóc. Tôi cố gắng mang đến tiếng cười để các bé quên đi đau đớn do bệnh tật mang lại".

Cô Phấn chụp ảnh lưu niệm cùng các học trò.

Cô Phấn chụp ảnh lưu niệm cùng các học trò.

Lưu giữ và trao tặng kỷ vật

Với những người thầy, mỗi khi đến hè là thời điểm chia tay với lứa học sinh này để đón chào một lớp học khác. Với cô Phấn, cuộc chia ly có thể đến bất cứ lúc nào, không hẹn trước. Có k💦hi, bác sĩ chỉ thông báo một câu ngắn gọn: "Bé hôn mê sâu, không theo học được nữa". Để đỡ nhớ các bé, cô Phấn giữ lại cuốn vở, những lá thư rồi đóng bìa thật đẹp làm kỷ niệm. Cô cũng nhờ các bạn tình nguyện viên chụp nhiều ảnh để làm album đăng tải trên mạng xã hội.

"Tôi giữ đến hàng trăm cuốn tập kèm ảnh của các bé để an ủi rằng các học trò vẫn mãi ở lại với lớp học. C✨ũ♉ng có gia đình liên lạc với tôi để xin lại kỷ vật của con. Tôi thấy như được chia sẻ nỗi đau với họ", cô Phấn tâm sự.

Các em bé đến lớp học cùng cô Phấn để có thêm niềm vui trong những ngày tháng chiến đấu với bệnh tật.

Các em bé đến lớp học cùng cô Phấn để có thêm niềm vui trong những ngày tháng chiến đấu ♕với bệnh tật.

Dành thời gian cho lớp học, cô giáo 64 tuổi cũng nhận được không ít món quà từ ph♑ụ huynh và học sinh. Khi thì trái bưởi, lúc mớ cá khô, chục trứng gà phụ huynh mang từ quê ra biếu. Có khi là những bức vẽ cô giáo cười tươi được tô màu rực rỡ từ những đôi tay vẫn còn nguyên vết tiêm truyền. Có lần, cô Phấn còn được hai mẹ con ở Kon🍬 Tum mang tặng trái bơ hái từ vườn nhà, cất kỹ trong túi hành lý. "Đó là món quà lớn nhất mà tôi có", cô Phấn nói.

Niềm vui còn đến với cô khi có bé báo tin đã đỡ bệnh, được về quê ✤đi học lại. Đó là cuộc chia tay cô mong nhất vì chỉ có tiếng cười.

Hơn 10 năm đồng hành cùng lớp học đặc biệt, cô Phấn đã đón bao lứa học trò đến rồi đi, vui nhiều, buồn thương cũng nhiều nhưng chưa ཧkhi nào nghĩ từ bỏ. Cô tự nhận mình may mắn khi được gia đình ủng hộ. Con trai khi còn là sinh viên thường xuyên đến lớp làm tình nguyện viên. Sau này, con dâu cũng theo mẹ, hỗ trợ hoạt động của lớp. Cô Phấn vẫn dự định đồng hành với các em nhỏ cho đến khi tròn 70. Những năm tới cô sẽ sắp xếp lại mọi việc, đào tạo nhân sự để trao gửi lại cho người kế cận.

Nha Trang

 

Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website và ; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: [email protected].

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ

Chuyên gia cố vấn

   

Gửi câu hỏi tư vấn

GS.TS Nguyễn Chấn Hùng

Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.

Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp

hotline Hotline tư vấn: 1800 68080962 686 808

*ꦦ Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia

Thông báo

×