Những 'chiến binh' sát cánh cùng người bệnh ung thư
Khi một người bị bệnh, người chăm sóc thường là chồng, vợ, người yêu, cha mẹ với vai trò quan trọng giúp bệnh nhân hồi phục.
Theo bác sĩ Teo Cheng Peng ở Trung tâm ung thư Parkway, Singapore, chăm sóc bệnh nhân ung thư là một công việc đầy thử thách, thường không có bất kỳ khóa huấn luyện hay đào tạo nào. Khi gia đình có người mắc bệnh, bạn s🌊ẽ cảm thấy mình cần hợp tác chặt chẽ hơn với y bác sĩ để chăm sóc tốt cho bệnh nhân. Khi đó bạn nghiễm nhiên trở thành người chăm sóc. Việc bạn cần làm là cho người bệnh uống thuốc, kiểm soát các tác dụng phụ, báo cáo bất cứ vấn đề nào và cập nhật tình trạng sức khỏe bệnh nhân cho gia đình và bạn bè. Đôi khi bạn đóng vai trò như nhà trị liệu tâm lý cho người bệnh hoặc giúp đưa ra quyết định việc điều trị của bệnh nhân như thế nào là hiệu quả nhất.
Một người chăm sóc đáng tin cậy rất quan trọng, ảnh hưởng lớn đến tình trạng thể chất và tình cảm của bệnh nhân ung thư. Bạn là nguồn sống của họ. Sự động viên khích lệ của bạn tạo nên sự khác 🍷biệt ảnh hưởng đến thái độ của người bệnh trong việc tiếp tục theo đuổi điều trị, ăn uống lành mạnh và nghỉ ngơi đầy đủ hơn. Bệnh nhân luôn là mối ưu tiên hàng đầu, song bạn cũng phải biết tự chăm sóc sức khỏe của bản thân để đủ sức "chiến đấu trường kỳ".
Trên thực tế không phải ai cũng có thể hoàn thành tốt vai trò của người chăm sóc. Họ không thể thích nghi được khi cuộc sống bị đảo lộn, chẳng hạn như phải ngừng làm việc, cảm thấy khó khăn để điều chỉnh lịch sinh hoạt cho phù hợp với người bệnh. Cảm giác sợ hãi, vô vọng, bối rối, nghi ngờ, giận dữ, tội lỗi và bơ vơ có thể làm h🔯oang mang tâm trí người chăm sóc, dẫn đến tình trạng kiệt sức hoặc trầm cảm.
"Trong suốt khoảng thời gian tăm tối này, tôi khuyến khích những người chăm sóc nên tiếp cận, tìm kiếm sự hỗ trợ từ gia đình và bạn bè để quan tâm đến bệnh nhân tốt hơn", bác sĩ Teo khuyên. Ông cũng lưu ý người chăm sóc cần đảm bảo có nhiều thời gian nghỉ ngơi, sắp xếp thời gian tập thể dục và lên kế hoạch cho những hoạt động xã hội. Luôn chia sẻ những khó khăn của bạn với nhóm bệnh nhân ung thư và có được sự giúp đỡ chuyên nghiệp cũng🃏 như tư vấn của các chuyên gia khi cần.
"Bằng cách chia sẻ với người khác, bạn không cần tự đặt gánh nặng lên chính bản thân mình. Bằng cách quan tâm đến những nhuꦇ cầu của bản thân thì việc quan tâm và chăm sóc cho bệnh nhân ung thư sẽ mang đến cho bạn nh𝔉iều ý nghĩa và cảm giác hạnh phúc", bác sĩ Teo nhắn nhủ.
Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website và ; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: [email protected].
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ
Gửi câu hỏi tư vấn
Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.
Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp
* Vui lòng điền chính xác s🌃ố điện thoại và email để nhận được câu🔥 trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia
Sống như những đóa hoa, vươn về phía mặt trời
(*) Đây là cuộc thi viết về nghị lực bệnh nhân ung thư, độ🍸c giả có꧋ thể truy cập để gửi bài dự thi