Tôi 30 tuổi là nam giới. Tôi thường xuyên chơi thể thao cường độ cao, chế độ dinh dưỡng, ngủ nghỉ hợp lý, không sử dụng chất kích thích. Tuy nhiên vấn đề lại hay bị cúm vặt bất kể thời tiết hay mùa. Tôi muốn hỏi nguyên nhân vì sao và cách khắc phục.
Xin cảm ơn!
Quản lý𒁃 Y khoa vùng 🌠1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn,
Theo những thông tin mà bạn cung cấp có thể bạn bị viêm mũi dị ứng hoặc miễn dịch của cơ thể bạn hơi kém. Để nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng, hạn chế tình trạng bệnh vặt mà bạn đang gặp phải. bạn nên đi tiêm chủng vắc xin phòng bệnh🐻 cúm mùa và vaccine phòng các bệnh do phế cầu khuẩn (viêm phổi, viêm tai giữa, viêm màng não,...)
Chúc bạn sức khỏe. Trân trọng!
Vợ em tiêm mũi 1 sau 3 ngày phát hiện có thai, tính tới thời điểm hết chu kỳ kinh tới lúc tiêm khoảng 2 tuần. Bác sĩ cho em hỏi, vaccine AstraZeneca được Bộ y tế khuyến cáo không tiêm cho phụ nữ có thai dưới 13 tuần tuổi vì đây là thời gian phát triển các bộ phận quan trọng của bé vậy ...
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng💙 VNVC
Chào bạn,
Cho đến nay, trong đa số trường hợp, những loại vaccine chỉ mang tính kháng nguyên, không chứa virus sống giảm độc lực mới được cho phép tiêm ở 𝐆phụ nữ mang thai. Đối với vaccine sống giảm độc lực ngay cả khi tiêm rồi mới phát hiện có thai, các chuyên gia vẫn khuyến cáo không nên có bất cứ can thiệp nào đến thai nhi, mà chỉ tiếp tục theo dõi sức khỏe thai kỳ.
Thực tế, rất hiếm có loại vaccine nào thử nghiệm trên đối tượng phụ💞 nữ mang thai. Chỉ có nghiên cứu duy nhất được tiến hành với đối tượng phụ nữ mang thai cho đến thời điểm hiện tại, đó là vaccine virus hợp bào. Vì theo nghiên cứu, tiêm vaccine virus hợp bào cho đối tượng phụ nữ mang thai có khả năng bảo vệ được đứa trẻ sinh ra trong vòng 6 tháng đầu.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (W🍎HO) hiện chưa có bằng chứng nào được ghi nhận về ảnh hưởng của vaccine Covid-19 lên sức khỏe của thai nhi. Thậm chí, việc tiêm vaccine cho thai phụ không chỉ tạo được miễn dịch cho chính bản thân n♋gười mẹ, mà còn có khả năng tạo được miễn dịch cho thai nhi vì kháng thể được truyền qua nhau thai.
Không chỉ vậy, nếu thai phụ tiêm mũi vaccine Covid-19 đầu tiên khi đang ở những tuần đ🃏ầu của thai kỳ, vậy mũi tiêm tiếp theo của sẽ rơi vào tuần thứ 12 – 13, lúc đó, thai phụ có thể an tâm tiêm thêm mũi vaccine tiếp theo mà không phải đắn đo. Về lâu dài, có thể đối tượng tiêm chủng sẽ được mở rộng hơn, không chỉ dành cho thai phụ 13 tuần. Điều này cũng giống như ban đầu, chúng ta rất quan ngại khi tiêm vaccine cho phụ nữ đang cho con bú và phụ nữ mang thai, sau đó do tình hình dịch bệnh, chúng ta mở rộng đối tượng hơn, vì vậy thai phụ hoàn toàn yên tâm vì vaccine sẽ không ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của thai nhi.
Cả🧸m ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!
Tôi tiêm mũi 1 vaccine Veroꦫ Cell, vậy mũi 2 tiêm vaccine Hayat-vax được không?
Quản 𒅌lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào Anh/Chị,
Hiện tại Bộ Y tế chưa đưa ra khuyến cáo nào về việc chuyển đổi tiêm 🃏mũi 2 loại vaccine khác sau khi tiêm mũi 1 vaccine Verocell (Trung Quốc). Do vậy, Anh/Chị sẽ tiếp tục tiêm mũi 2 vaccine Verocell nếu không có chống chỉ định nào khác.
Ba t♏ôi bị dị ứng với thuốc bi có chích ngừa Covid-19 được không?
Quản lý Y khoa vùng 1 miền Bắc, Hệꦰ thống tiêm chủng VNVC
Chào Anh/Chị,
Theo hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về tiêm chủng vaccine Covid-19 thì tình trạng dị ứng mức độ nhẹ với các tác nhân hoàn toàn có thể được tiêm ng🌟ừa vaccine Covid-19. Để đảm bảo an toàn, các trường hợp này nên tiêm tại các cơ sở tiêm chủng có đủ khả năng xử trí cấp cứu ban đầu để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm. Ngoài ra, khi đến điểm tiêm chủng Anh/Chị hay cấp đầy đủ tiền sử dị ứng của bạn cho bác sĩ khám sàng lọc biết để có thể chỉ đinh tiêm an toàn.
Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, Anh/Chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox🅘 cho fanpage trungtamtiemchungvnvc.𓆏 Trân trọng!
Phụ nữ đẻ được 04 tháng đang cho con bú có tiêm🔜 ꦜđược vaccine không? Tiêm loại nào có phải tiêm ở viện khhông?
Quản lý Y khoa vùngꦰ 1 mi🦩ền Bắc, Hệ thống tiêm chủng VNVC
Chào bạn,
Phụ nữ đang cho con bú được Bộ Y tế khuyến khích nên tiêm vaccine Covid-19 càng sớm càng tốt. Tất cả các loại vaccine phòng Covid-19 được sử dụng hiện nay không chứa virus sống, vì thế nó rất an toàn. Hơn nữa, kháng thể có trong sữa mẹ còn có tác dụng bảo vệ trẻ trước các bệnh nhiễm trùng, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, giúp cải th🅺iện dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Do đó, phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm vaccine phòng Covid-19, đồng thời vẫn tiếp tục cho con bú sau tiêm.
Hiện tại bạn đã sinh em😼 bé được 4 tháng thì bạn hoàn toàn có thể tiêm ngừa vaccine Covid-19 bình thường và bạn có thể chích ở bất cứ đâu (Điểm tiêm lưu động, Trạm y tế, Bệnh viện) và tùy theo loại vaccine mà nơi đó phân phối mà bạn có thể tiêm mà không phân biệt.
Cảm ơn câu hỏi của bạn. Nếu còn thắc mắc gì bạn có thể liên hệ hotline 028 7300 65💎95 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchung vnvc. Cảm ơn bạn, chúc bạn sức khoẻ.
Cháu đang điều trị cường giáp và uống thuốc hàng ꦦngày. Cháu có được tính là người có bệnh nền và có thể tiêm vaccine Covid-19 được không ạ?
Chào bạn. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế về khám sàng lọc tiêm chửng vaccine Covid-19, đối với trường hợp cường giáp đang dùng thuốc hàng ngày nếu tình trạng bệnh đã ổn định và khi khám sàng lọc tìn✃h trạng sức khỏe tốt, các chỉ số mạch, huyết áp, nhịp tim, nhịp thở,... trong giới hạn bình thường thì vẫn được chỉ định tiêm vaccine Covid-19. Còn nếu bạn đang trong đợt điều trị tấn công hoặc đang trong đợt điều trị phóng xạ Iod hoặc có điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao (tương đương hoặc hơn 2mg prednisolon/kg/ngày trong ít nhất 7 ngày) thì sẽ phải hoãn tiêm sau 14 ngày và xin thêm ý kiến của bác sĩ điều trị. Trước khi tiêm chủng vaccine phòng Covid-19, người được tiêm phòng cần lưu ý chuẩn bị những việc sau: Chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ cần thiết như CMND/CCCD, phiếu tiêm các vaccine khác, sổ khám bệnh, đơn thuốc,... sử dụng trong thời gian gần đây. Chủ động thông báo cho cán bộ y tế những thông tin liên quan đến sức khỏe cá nhân như: Tình trạng sức khỏe hiện tại; Các bệnh mãn tính đang được điều trị; Các thuốc và liệu trình điều trị được sử dụng gần đây; Tiền sử dị ứng hoặc phản vệ của bản thân với bất kỳ tác nhân nào; Tình trạng mang thai và cho con bú. Trong lần tiêm thứ 2, nên thông báo cho cán bộ y tế các phản ứng sau lần tiêm vaccine trước. Đồng thời, khi đi tiêm chủng đảm bảo thực hiện nghiêm túc thông điệp 5K của Bộ Y tế. Cảm ơn câu hỏi của bạn, nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!
Người trên 60 tuổi đã đặt stent tim và hiện duy trì thuốc chống đông máu có nên tiêm vaccine Covid 19-hay không? Nếu tiêm được thì xin hỏi trên thế giới,hiện nay, vaccine của hãng nào ít ghi nhận b𒀰iến chứng với người có tiền sử bệnh tim hơn ạ? Xin cảm ơn!
Chào Anh/Chị, Người đã đặt stent và đang dùng thuốc chống đông, cần phải tiêm vaccine Covid-19 tại bệnh viện nơi có đầy đủ điều kiện cấp cứu. Hiện nay trên thế giới, các nghiên cứu của từng loại vaccine Covid-19 đã cho thấy vaccine an toàn và hiệu quả đối với người có bệnh nền tim mạch. Do vậy, Anh/Chị hoàn toàn yên tâm và tiêm chủng bất kỳ loại vaccine nào hiện có ở Việt Nam. Chúc Anh/Chị nhiều sức khỏe🥂. Trân trọng!
T🧜hưa bác sĩ, sau khi tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi 1 của AstraZeneca thì bao nhiêu lâu sau có hiệu lực? Và hiệu lực phòng bệnh bao nhiêu %? So với việc tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine, t🏅hì hiệu quả của việc tiêm 1 mũi vaccine thì như thế nào?
Chào Anh/Chị, Như Anh/Chị đã biết, vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca quy định 2 mũi tiêm. Bất cứ loại vaccine nào cũng vậy, không phải cứ sau khi tiêm vaccine ai cũng sẽ có 100% kháng thể phòng bệnh và cũng không phải ai sau khi tiêm vaccine kháng thể sẽ ngay lập tức sinh ra. Theo những nghiên cứu và hướng dẫn của nhà sản xuất, 2-3 tuần lễ sau cơ thể có đáp ứng miễn dịch. Hai mũi tiêm vaccine có thể cách nhau 4-12 tuần. Khi đã hoàn thành 2 mũi vaccine, hiệu quả bảo vệ có thể từ 76-80%, tùy thuộc vào từng đối tượng. Đối với vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca, như những loại vaccine khác không mang lại hiệu quả tuyệt đối 100%, nhưng có thể giảm tỷ lệ bệnh nặng và tử vong lên đến gần 100%. Nên việc tiêm vaccine trong công tác phòng, chống dịch bệnh mang ý nghĩa hết sức quan trọng, là "vũ khí" hàng đầu để chống lại những ảnh hưởng to lớn của đại dịch. Tôi phải lưu ý một điều rằng, dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng Covid-19, chúng ta cần phải nghiêm túc thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ Y tế trong việc phòng chống nhiễm và🍎 lây lan bệnh cho những người xung quanh. Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị. Chúc Anh/Chị sức khoẻ.
Bác sĩ ơi, sắp tới tôi sẽ tiêm vaccine Covid-19 nên rất lo, cần lắm lời khuyên trước꧟ và sau khi tiêm vaccine Covid𝔉-19 cần lưu ý những gì để tôi có thể an tâm đi tiêm.
Chào Anh/Chị, Thông thường, đối với vấn đề tiêm vaccine thì người lớn sẽ có tâm lý lo ngại hơn trẻ em, bởi trẻ nhỏ được Bố Mẹ ẵm đi tiêm nên không phải lo gì nhiều. Tại sao người lớn lo ngại nhiều trước khi tiêm vaccine Covid-19 vì người lớn đọc nhiều thông tin quá và người ta có xu hướng nghe thông tin xấu hơn là thông tin tốt, thành ra cái lo lắng là có thật. Thứ hai, hiện tại đã có rất nhiều chích ngừa vaccine Covid-19, ở Việt Nam thì vài triệu liều, các nước khác thì vài chục triệu liều. Do vậy, mình phải suy nghĩ theo hướng tích cực. Thứ𝓀 ba, trước khi đi chích không cần lưu ý gì đặc biệt, ăn uống, nghỉ ngơi bình thường, không vận động mạnh, lăn xoăn bởi vì mình đi nhanh đi nhiều có thể huyết áp sẽ tăng, huyết áp cao thì sẽ hoãn tiêm lúc đó sẽ mất đi cơ hội được tiêm vaccine. Có một số người lo quá, uống 2-3 cữ cafe, lúc này tim sẽ đập nhanh nên cũng không tiêm được. Tuy nhiên, đối với người bình thường, trước giờ không cao huyết áp thì nên đo huyết áp trước khi đi tiêm. Tóm lại, trước khi đi chích ngừa cần phải bình tĩnh. Trong khi chích cần phải lắng nghe rất rõ hướng dẫn của bác sĩ như: chờ 30 sau tiêm, quan sát những phản ứng gì, thấy cái gì thì thông báo cho bác sĩ. Thông thường, khi có dấu hiệu tức ngực, khó thở, đau bụng, choáng váng, da nổi mày đay rất là nhanh,... thì báo ngay cho bác sĩ để được xử trí. Sau theo dõi 30 phút ở nơi tiêm chủng thì có về đi về bình thường, các bác sĩ cũng sẽ phát cho người tiêm phiếu theo dõi. Chúng ta nhớ rằng, mỗi người mỗi kiểu "hành" khác, không nhất thiết người khỏe mạnh bị "hành" ít, người nhỏ nhắn yếu ớt thì "hành" nhiều, điều này là không đúng. Hoặc suy nghĩ người lớn tuổi có hệ miễn dịch yếu sẽ bị "hành" nhiều cũng sai luôn. Do vậy, người tiêm chủng cũng không nên suy nghĩ sau khi tiêm chủng mình sẽ bị "hành" nhiều hay ít. Có 4 kiểu "hành" chính sau khi tiêm vaccine gồm: thứ nhất, chích vào thấy vẫn khỏe, không gặp phản ứng gì; thứ hai, chích vào khoảng 12 tiếng sẽ bị mỏi mệt, khó ngủ, nhức đầu, sốt (🍎loại phổ biến nhất); thứ ba, chích xong khoảng 12 tiếng sau sốt cao, lạnh run, uống thuốc hạ sốt và sau đó sẽ hết; loại thứ 4 gây phiền toái nhất là mắc ói, đi ngoài,... nếu như chịu đựng được có thể ở nhà, nhưng nếu cảm thấy khó chịu quá thì nên tới bệnh viện. Thông thường, tất cả các phản ứng sẽ chỉ kéo dài trong khoảng 24 - 36 tiếng, hay là 48 - 72 tiếng, chứ không ai kéo dài trên 72 tiếng hết. Do vậy, trước khi đi tiêm đừng suy nghĩ nhiều quá, thoải mái, tin tưởng thì sẽ ổn thôi. Đối với Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC, đội ngũ bác sĩ khám sàng lọc sẽ tư vấn đầy đủ cho các anh chị những trường hợp nào được tiêm tại VNVC, những trường hợp nào chờ đợi hướng dẫn của Bộ Y tế, chúng tôi cũng như bác Khanh phải lắng nghe những phản ứng của cơ thể sau khi chích ngừa, đối với những bất thường gì thì chúng tôi đều chuẩn bị sẵn sàng trang thiết bị, cơ sở y tế. Trong trường hợp phòng phản vệ sau tiêm, chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng tại bàn tiêm những thuốc cấp cứu, thiết bị cần thiết để sử dụng ngay, ngoài ra, đội ngũ theo dõi phản ứng sau tiêm thường quy chúng tôi đã thực hiện rồi, hiện nay càng quan sát cẩn thận hơn tất cả những phản ứng để mang lại sự an toàn tối đa cho khách hàng, đồng thời những lời khuyên của chúng tôi đến với khách hàng đều là những lời khuyên để đảm bảo khách hàng tiêm an toàn, những trường hợp nào cần hoãn tiêm/ thận trọng chúng tôi cũng cung cấp đầy đủ thông tin. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng mong mỏi tất cả những điều về dịch vụ, tư vấn của bác sĩ với mong muốn cho các khách hàng được tiêm an toàn nhất. Do vậy, trước khi tiêm chủng mong quý khách hàng sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin để chúng tôi có thể phục vụ tốt nhất. Chúc Anh/Chị nhiều sức khỏe. Trân trọng!
Tôi năm nay 44 tuổi, bị bệnh viêm gan B mãn tính hơn 10 năm nhưng trong tình trạng ổn định và chưa từng uống thuốc. Năm 41 tuổi sau khi sinh con tôi bị dị ứng nổi mề đay không rõ nguyên nhân. Ngoài ra, tôi bị xoang mãn tính, hay bị nhiễm cảm cúm khi chuyển mùa dẫn đến ho rất lâu. Năm ...
Chào Anh/Chị, Cảm ơn câu hỏi của Anh/Chị. Tình trạng bệnh mãn tính đã ổn định, không sử dụng thuốc như là bệnh viêm gan B thì chúng tôi khuyến cáo Anh/Chị nên theo dõi tại bệnh viện. Chúng ta biết được, đối với bệnh viêm gan B, đôi khi chúng ta phải có những đợt xét nghiệm để kiểm tra bệnh đang ổn định hay đang diễn tiến để có thể điều trị kịp thời. Còn trong trường hợp Anh/Chị bị dị ứng cần phải thông tin đầy đủ cho bác sĩ để các bác sĩ có thể quyết định Anh/Chị có thể tiêm chủng tại các cơ sở y tế ngoài bệnh viện hoặc trong bệnh viện, hay trong trường hợp nặng có thể chống chỉ định tiêm chủng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận được thông tin là Anh/Chị đã tiêm vaccine cúm hàng năm và Anh/Chị thấy hiệu quả rất là tốt, chúng tôi thấy rằng việc tiêm ngừa để chúng ta có thể phòng được những biểu hiện của các bệnh lý đường hô hấp. Ngoài vaccine cúm, Anh/Chị có thể tiêm phòng các loại vaccine như vaccine phế cầu, vaccine ho gà. Đặc biệt những người có bệnh lý nền thì chúng ta cần tiêm phòng những vaccine hiện có để tránh sự nhầm lẫn giữa một bệnh lý đường hô hấp với dịch Covid-19 mà hiện nay vaccine đang kha🔯n hiếm. Và chúng ta thấy là nếu trong trường hợp có vaccine thì Anh/Chị vẫn là người có thể tiêm ngừa đầy đủ, ngay cả những vaccine phòng Covid-19, chỉ cần thiết là Anh/Chị phải thông báo ch♚o bác sĩ biết tình trạng bệnh lý của Anh/Chị trong quá khứ, hiện tại và việc Anh/Chị sử dụng thuốc như thế nào thì Anh/Chị hoàn toàn có thể tiêm phòng vaccine Covid-19 được. Và rất mong rằng Anh/Chị sẽ tiêm đầy đủ nhiều loại vaccine, chứ không phải là vaccine cúm. Nếu còn thêm bất kỳ thắc mắc nào, Anh/Chị có thể gọi đến hotline 028 7300 6595 hoặc inbox cho fanpage trungtamtiemchungvnvc. Trân trọng!
Bạn đã được chu🍨yển sang trang đăng𓂃 ký của VNVC, đối tác VnExpress