Nói về câu chuyện chia thừa kế sớm hay muộn🌱 đang gây nhiều tranh luận thời gian gần đây, tôi cho rằng tất cả phụ thuộc vào việc người được nhận tài sản như thế nào? Người con được nhận thừa kế mà có ý thức giữ gìn, biết làm ăn, phát triển kinh tế thì cha mẹ rất nên cho sớm. Còn nếu là đứa phá của thì không cho tài sản sớm lại là biện pháp tốt (ít nhất là bảo toàn được tài sản cho đến cuối đời). Việc nhận định này tất nhiên phụ thuộc hoàn toàn vào người cho tài sản, tức là bố mẹ.
ౠBản thân tôi là một người được bố mẹ chia thừa kế cho từ sớm. Đó là một mảnh đất 100 m2 trị giá 900 triệu đồng theo hợp đồng cho tặng vào năm 2013. Sau khi nhận được tài sản, tôi bán đất và bỏ thêm 400 triệu đồng vào nữa để đầu tư và làm ăn phát triển kinh tế từ đó đến nay.
💧Từ số tiền vốn 1,3 tỷ đồng ban đầu đó, vợ chồng tôi từng bước phát triển lên. Tài sản mà chúng tôi có được cũng ngày một gia tăng theo thời gian. Đến nay, giá trị tài sản hiện tại của chúng tôi vào khoảng 30 tỷ đồng sau 11 năm.
𝓰Trong khi đó, miếng đất của cha mẹ năm xưa nếu không cho con cái ngay mà để lại đến giờ thì giá trị cao lắm cũng chỉ khoảng năm tỷ đồng. Nói vậy để thấy quyết định sớm chia thừa kế của bố mẹ tôi đúng đắn thế nào. Tôi thầm biết ơn cha mẹ vì chính điều đó đã giúp tôi có được cuộc sống đủ đầy như hôm nay.
>> Buồn vì không được chia thừa kế sớm
💎Hai em gái của tôi cũng được cho đất tương tự tôi. Sau khi nhận thừa kế, các em lấy chồng, xây nhà và ở trên chính mảnh đất đó, nên cũng không phải đánh vật với câu chuyện tích góp mua nhà như bạn bè đồng trang lứa. Dù không ăn nên làm ra nhờ tài sản thừa kế nhưng ít nhất các em cũng có cuộc sống dễ thở hơn nhiều người tay trắng vào đời.
𝕴Tôi nhấn mạnh rằng quan trọng nhất trong việc bố mẹ chia thừa kế sớm là người được nhận tài sản sẽ dùng nó để làm gì? Nếu là để sử dụng làm ăn phát triển kinh tế hay sớm ổn định cuộc sống như anh em tôi thì sẽ là điều tốt. Còn nếu con cái cứ phá banh hết thì tốt nhất cha mẹ không nên cho sớm.
🎐Giữ tư tưởng giống bố mẹ, đến giờ tôi cũng cố gắng thực hiện theo như vậy với các con, các cháu của mình. Tôi tâm niệm rằng cha mẹ là thế hệ F1, con cái là F2, cháu là F3, chắt là F4 của mình. Thế nên, hạt giống có tốt thì cây non mới phát triển, trưởng thành, có tán rộng và vươn xa hơn. Tất nhiên, tạo điều kiện về vật chất luôn cần phải đi kèm với việc giáo dục, nuôi dạy con cháu mình trở thành người tài giỏi, có đạo đức.
- Cú sốc một tỷ đồng thừa kế
- Cha mẹ 70 tuổi vẫn chưa giao tài sản thừa kế cho con
- 34 tuổi trắng tay vì mẹ bỏ mặc tôi vào đời với hai bàn tay trắng
- Anh em tôi nhận thừa kế từ năm 20 tuổi
- Cha già 100 tuổi vật vã làm thủ tục thừa kế cho con
- Tài sản thừa kế giúp tôi vượt xa người bạn tay trắng vào đời