Sỏi san hô là loại sỏi tiết niệu💟 có hình dạng phân nhánh, cứng, thường xuất hiện trong đài bể thận. BS.CKI Phan Huỳnh Tiến Đạt, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết đây là loại sỏi nguy hiểm nhất dù chỉ chiếm 30% trường hợp sỏi tiết niệu.
Sỏi san hô hình thành do quá trình vi khuẩn phân hủy các hóa chất trong nước tiểu nên còn có tên gọi khác là sỏi nhiễm trùng. Loại sỏi này phát triển âm thầm, ít có triệu chứng rõ rệt nên thường khó phát hiện. Người bệnh có biểu hiệ🎶n đau âm ỉ, dai dẳng hông, lưng, có thể kèm tiểu rắt, tiểu máu thì khối sỏi đã lớn.
Nếu không sớm lấy khối 🌳sỏi ra và điều trị nhiễm trùng, người bệnh đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như ứ nước một phần hoặc toàn bộ thận, nhiễm trùng gây ứ mủ trong thận, suy giảm chức năng thận, thậm chí đe dọa tính mạng nếu vi khuẩn tấn công vào máu (nhiễm khuẩn huyết).
Theo bác sĩ Đạt, điều trị sỏi san hô cần chính xác, thao tác tỉ mỉ do dễ tái phát. Chỉ cần một mảnh vụn sỏi bị sót lại trong thận trong quá trình điều trị cũng có thể hình thành khối sỏi mới, tái phát nhiễm khuẩn tiết niệu.
Sỏi san hô phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới do đường tiểu của nữ giới ngắn hơn, vi khuẩn dễ🧜 xâm nhập hơn. Sỏi này cũng thường gặp ở người tiểu máu nhiều, tuổi cao, tiền sử nhiễm khuẩn tiết niệu tái phát nhiều lần, tiền sử thận ứ nước, bệnh tiểu đường, hẹp các đường ống dẫn nước tiểu (niệu quản, niệu đạo).
Để phòng ngừa sỏi san hô hoặc hạn🌄 chế nguy cơ sỏi tái phát sau điều trị, khuyến cáo thay đổi thói quen ăn uống như giảm ăn mặn; không ăn nhiều đạm động vật, thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ; uống nhiều nước (1,5-2 lít nước mỗi ngày); hạn chế sử dụng bia rượu, đồ uống có ga; hạn chế ngồi một chỗ trong thời gian dài (60 phút trở lên), tăng cường vận động, chơi thể thao.
Người có các biểu hiện đau âm ỉ hông lưng thường 🌼xuyên, tiểu máu, tiể🎀u nhiều lần, tiểu đau, nhiễm trùng tiểu tái phát nhiều lần cần sớm đến bệnh viện khám, điều trị dứt điểm, tránh biến chứng.
Thắng Vũ