Tôi rất hiểu quan điểm "không tuyển dụng những người quá giỏi" của tác giả Hoàng Minh♌. Một công ty lớn bỏ tiền bạc và thời gian đào tạo nhân viên mới, có trả lương, có chế độ đàng hoàng, thì đương nhiên người ta sẽ có quyền kén chọn những người tốt nhất theo tiêu chí riêng của họ.
🌟Bạn có đến trường học rồi bảo "do em mất thời gian đi học rồi, nên các thầy phải trả tiền công cho thời gian, công sức mà em đi lên giảng đường để học" không? Hay là bạn phải trả tiền để xin được học kiến thức từ thầy cô? Những bạn sinh viên mới ra trường hầu hết đều không có đủ kiến thức thực tế để vào việc ngay, mà phải qua đào tạo thực tế.
Doanh nghiệp vừa phải trả mức lương tối thiểu vùng, vừa phải cắt cử nhân sự có kinh nghiệm đào tạo cho các bạn. Trong khi đó, các bạn vừa được học, vừa có lương, vậy việc họ muốn chọn những học viên có đầu óc, có tìm hiểu về công việc, môi trường làm và có tính kiên trì, không "đứng núi này trông núi nọ", cũng là việc dễ hiểu.
Tôi ra trường cách đây 10 năm, chúng tôi có một nhóm các bạn rất thành công, giờ đã là quản lý, chính khách, giảng viên... Chúng tôi biết nhau khi làm chung một công ty, khi đó mới ra trường, phải làm không lương 10 tiếng mỗi ngày, nhưng chúng tôi vẫn chấp nhận và trân trọng vì doanh nghiệp cho mình những kinh nghiệm mà ở trường lớp không thể học được. Các bạn trẻ phải hiểu, cái gì là ngắn hạn và dài hạn? Nếu chỉ nhìn ngắn hạn (đòi lương, thưởng cao ngay lập tức♕) mà trách móc doanh nghiệp bóc lột, thì các bạn sẽ quên mất việc học và trau dồi kỹ năng cho dài hạn.
>> ജTôi không tuyển nhân viên ba năm nhảy việc sáu lần
"Không có mợ chợ vẫn đông", ai đi làm nhiều năm đều hiểu câu này. Các bạn trẻ nếu tìm hiểu kỹ một chút sẽ nhận ra: các anh, chị quản lý cấp cao thành công của các doanh nghiệp hiện tại đều gắn bó ít nhất trên 5 năm. Những người nhảy việc nhiều𒅌 của thế hệ của các anh, chị ấy bây giờ nhiều lúc về quê hoặc vẫn chỉ an phận làm vị trí cấp thấp, chưa được lên vị trí quản lý để thuê, đào tạo và quản lý nhân sự.
ꦇVì vậy, các quản lý hiện tại rất kỵ những người nhảy việc như cơm bữa. Những cái khó khăn khi thiếu người sẽ qua nhanh thôi. Nhưng việc nhảy việc liên tục sẽ cho thấy bạn là người hời hợt, không tìm hiểu kỹ càng công việc, công ty bạn nộp CV và định hướng của bạn, cũng là cho thấy bạn không phải là người kiên trì, thiếu tôn trọng thời gian của bản thân và người khác (những người bỏ tiền cho công ty HR, đăng tin tuyển dụng, phỏng vấn, đào tạo...).
Có thể thế hệ Gen Z ngày nay coi việc nghỉ việc là chuyện bình thường, không nghiêm trọng như trước đây. Các bạn vẫn có thể ở trọ, chạy xe ôm công nghệ, về nhà ăn cơm ba mẹ, không khó khăn để mưu sinh như thế hệ trước. Nhưng nếu các bạn ảo tưởng mình nhảy việc liên tục💙 để tìm công ty theo ý mình, để được lương cao, chế độ đại ngộ lớn, môi trường lý tưởng... thì sớm muộn gì cũng vỡ mộng mà thôi. Bởi những thế hệ trẻ sau các bạn sẽ càng ngày càng giỏi hơn rất nhiều, họ sẽ sớm bắt kịp và vượt mặt nếu bạn không sớm tìm cách thích nghi và vươn lên.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.