Nước bạc là từ địa phương của mấy vùng quê thuộc Bình Trị Thiên cũ hay gọi tên cho mùa lũ về. Quê nội, ngoại tôi, bên bờ nam sông Gianh, cứ dăm ba năm lại có một trận lụt. Mẹ tôi, ám ảnh mùa nước bạc bởi bà ngoại tôi mãi mãi ra đi vì nó khi mẹ còn ấu thơ, sau mấy ngày sinh dì tôi. Bố tôi chẳng lạ gì với những mùa ngụp lặn trong dòng nước lũ. "Mỗi mùa con nước về là bꦏạc trắng phận người quê", ông nói thế.
Làng quê xưa, bao bọc bởi những rặng cây ven rìa làng, bờ sông Gianh ngút ngàn những bãi lau sậy, những bờ𝕴 tre đã tồn tại đến trăm năm. Những vạt sú⛎ vẹt ngoài sông cứ như thành luỹ trong những ngày nước lên. Con đê thuỷ lợi lại là nơi trú ngụ cho những phận người trong mùa lũ lụt.
Người quê xưa, chung sống với những mùa nước bạc. Chẳng ai💎 đủ can đảm để nghĩ đến cách trị thuỷ bởi đó là tự nhiên của trời, phận người nhỏ nhoi phải nương theo mà sống. Mùa nước về, xót xa thì lắm nhưng cũng mang về nhiều cái lợi cho người làm nông. Cánh đồng làng như được bồi đắp thêm lớp phù sa mới, làng như sạch mới hơn sau những 🤪ngày lũ. Nắng lên, gieo hạt mần vào đất, dựng lại vách đất mái tranh. Gà, lợn, bò thả rông như sung sức hơn. Người quê, sau mùa con nước bạc, lại vững vàng hơn để mà sống, để mà kể cho nhau nghe những ngày sống trong khốn khó mà vẫn đùm bọc chở che cho nhau.
Mùa nước bạc về, bà lo lắng khoai sắn, nắm gạo, túi muối. Bố cặm cụi neo giữ những gốc cây, chặt bớt cành lá, vườn chuối bên nhà cũng trơ trọi như khoe dáng vẻ vững vàng đón lũ. Mẹ tất tảo gói gém tấm chăn, mảnh áo. Những cuốn sách học trò được gói bọc cẩn thận. Những thứ quý giá như là bát hương, bàn thờ được đưa lên cao. Lợn, gà, bò, chó cũng được đứng lên nhữngཧ mảnh bè mảng, nước lên đến đâu thì dâng đến đó, vẫn sống sót qua những ngày giông gió ngập lụt.
Lũ về, củ khoai nướng vội chấm muối ớt mặn chát, trệu trạo nhai cá khô đầy xương, rồi cũng đi qua. Trẻ con vẫn cười vô tư, người lớn vẫn vỗ về nhau mà sống tiếp. Ký ức tuổi thơ tôi là những mùa nước bạc về ì oạp nước ngoài bờ sông rồi xâm xấp cánh đồng. Sau một đêm thì nước lên quá nửa nhà, đến chiề✤u hôm sau thì con nước chạm mái tranh. Nước mênh mông, sông nối liền với đồng như thành một vùng biển bạc. Làng quê chỉ còn lại🃏 trơ trọi những mái nhà, những bóng người í ới gọi nhau.
>> Bão lũ miền Trung - 'đừng chỉ giải quy🌼ết phần ngọn'
Giờ thì làng quê cũng chẳng còn như trước n๊ữa. Rặng tre bên bờ sông được thay bằng bờ kè bê tông chắc chắn, tiếng sóng vỗ bờ không còn ì oạp, rào rạt mà là tiếng gầm gào của sông. Làng cũng trơ trọi giữa cánh đồng, bên chân núi. Những vườn cây xưa được thay bằng những♏ mái nhà bê tông, gạch ngói, phơi mình giữa nắng hạ và cheo leo giữa những mùa lũ. Cuộc sống đã trở nên đủ đầy hơn, người quê ao ước có được cuộc sống sung túc, hiện đại hơn, nhưng chẳng còn bờ cây, không còn củi lá. Những căn bếp củi được nhanh chóng lùi vào quá khứ để nhường chỗ cho bếp ga bếp điện, lũ về, cắt điện, chỉ còn nhìn nắm gạo mà nhịn đói nhai mì tôm sống.
Đường làng giờ là những con đường bê tông với những cái cống nước bé tí tẹo chỉ phục vụ cho tưới tiêu nội💝 đồng, nó chẳng còn là cái cửa cống thoát lũ. Người quê,𝔍 cả dân nhân và người có chức trách vẫn trăn trở lo nghĩ việc chặn lũ, trị thuỷ, nâng nền, tôn đường. Chẳng ai đủ âm trầm để mà nghĩ đến cách sống thuận với tự nhiên. Người ta chặt bỏ, bứng gốc những vườn cây cổ thụ chỉ để trồng lại những cây bé hơn, vẫn là để lấy quả. Lạ thế! Khi mà người quê vẫn cứ đang loay hoay với cái lợi trước mắt để mà nhanh chóng quên đi những mùa nước bạc, hiển nhiên, hậu quả là chỉ còn cách khóc than trước những con nước dữ.
Một mùa nước bạc nữa lại về, người quê chỉ còn cách khấn cầu cho tai ương đừng rơi vào mình. Nước về, chẳng còn cách nào để nấu nướng, chẳng còn bè mảng để mà lên theo con nước. Nước lên, người quê chỉ còn mỗi con đường rất ngắn đểꦿ đi lên - lên nóc nhà. Những tiếng gọi kinh hoàng đã phải vang lên: "Cứu tôi với ..." giữa đêm đen ngập lũ. Cũng chẳng ai có thể đến cứu được khi mà con nước xoáy vẫn cứ ầm ào chảy.
Miền trung, dãy Trường Sơn dựng đứng, đồng bằng thì hẹp, cửa sông với biển thì gần. Bao đời, người quê đã học được cách nương vào tự nhiên để mà sống, mà tồn tại, mà dựng làng giữ đất giữ nước. Bởi vì nâng cao đời sống, người ta đã leo lên rừng, lên núi phạt bỏ những mảnh rừng nguyên sinh với khí thế của thuỷ điện, của trồng rừng. Người ta phá rừng để trồng rừng, chẳng nơi nào như thế cả. Hiển nhiên, mảnh rừng trồng ấy cũng chỉ là vạt bạch đàn, keo lá to lấy gỗ vụn, sau dăm năm lại chặt trụi trồng mới. Cứ thế, người ta gọi đó là "xanh hoá đồi 𝕴núi ... đã bị trọc".
Những ngày trời sáng, ngồi ở bờ biển xanh, nhìn lên dãy núi phía tây, bạc phếch một màu đất đã bị phai màu, chỉ còn lại trơ trọi núi, trọc lóc như gã lục lâm chán đời say rượu khoe mái đầu bạc thếc mốc xám. Những con thác bạc đổ nước như dải tóc trắng chẳng còn nữa. Bọn người lớn như tôi, giờ về quê, ao ước nhìn lại bóng cầu vồng dưới chân thác cứ như một ảo 💧tưởng ước mơ hão huyền. Mấy đứa bạn ở thành phố ven biển, chưa bao giờ biết đến ngập lụt, giờ nô nức thúc lũ trẻ con và cả người lớn đi... học bơi.
Quê nhà, giờ nắng cũng đã lên, con nước bạc đã theo dòng về biển Đông, để lại cho làng những xơ xác, những giọt nước mắt than thân bạc phận, những đôi tay lấm bùn và những ngẫm ngợiꦚ về cái cảnh trắng tay sau mùa lũ. Tụi trẻ ngơ ngác nhìn mái trường trống hoác, nhìn tập sách vở đã nhuốm màu đất, chẳng còn nhìn thấy nét chữ, và khóc oà, cả mẹ lẫn con, cả cô thầy lẫn trẻ thơ nhớ trường nhớ lớp. Khi mà chẳng biết trách ai, người ta lại thi nhau trách... trời.
Rồi người quê sẽ phải ngồi xuống, nhìn lại những gì đã qua để rồi trồng lại những rặng cây đầu làng, những vạt rừng đã mất, những con đê đã phá bỏ, những ngọn núi đã phạt trụi chân. Chúng ta, đã đối xử tệ bạc với tự nhiên, hẳn sẽ nhận về những mùa con nước bạc hung dữ. Những con số thống kê kỷ lục ngập lụt lại được đưa ra, những tấm lòng thiện nguyện vẫn xuôi ngược với nhữn♒g nhọc nhằn và những ì xèo khoe khoang. Thế nhưng, chẳng ai thèm quan tâm đến việc, bao nhiêu mảng xanh đã bị phá, bấy nhiêu nước thuỷ điện đã xả xuống, bao nhiêu ao đầm đã bị lấp đi thế chỗ cho dựng nhà, bao nhiêu đoạn sông đã bị lấp lấn. Chúng ta đang thiếu đi một tầm nhìn quy hoạch tổng thể cho vùng miền Trung về việc sống chung với lũ.
>> Ý kiến không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.