Ngày 23/5, BS.CKI Phan Huỳnh Tiến Đạt, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam học, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho🍌 biết thận trái của bà Lan có viên sỏi cỡ 5 mm, thận phải có sỏi 15 mm. Niệu quản trái, đoạn gần xương chậu, có một viên sỏi cỡ 10 mm, làm tắc nghẽn dòng nước tiểu khiến thận trái ứ nước độ 2, gây đau hông lưng.
Các viên sỏi có độ cứng cao, trên 1.000 HU (đơn vị đánh giá độ cứng sỏi trên ảnh chụp CT), n🌟hưng kích thước không quá lớn, bác sĩ Đạt quyết định nội soi tán sỏi🤡 ngược dòng bằng ống mềm cho cả hai bên thận.
Trước khi tán sỏi, bác sĩ Đạt đặt ống thông niệu quản (sonde JJ) nhằm giải phóng nước tiểu nhiễm trùng ứ đọng trong bể🥀 thận. Ống thông꧑ cũng giúp nong rộng lòng trong niệu quản, tạo điều kiện cho bước tán sỏi nội soi.
Sau một tuần điều trị nhiễm trùng tiểu, người bệnh được nội soi tán sỏi bღằng ống mềm đường kính khoảng 3 mm. Sau khi sỏi niệu quản và thận bên trái lần lượt được tán sạch, bác sĩ di chuyển thiết bị sa🌞ng tán sỏi thận phải. Toàn bộ sỏi hai bên thận và niệu quản của người bệnh được hút sạch ra ngoài sau chưa đầy 90 phút.
Một ngày sau phẫu thuật, bà Lan không còn đau hông lưng, phục hồi nhanh, ăn uống bình thường, được xuất viện. Cơ địa của bà Lan dễ 🔯tạo sỏi, cần kiểm tra sức khỏe định kỳ 6-12 tháng mỗi lần để sớm phát hiện và có biện pháp xử trí những viên sỏi mới hình thành.
Theo bác sĩ Đạt, nội soi tán sỏi ngược dòng bằng ống mềm là phương💟 pháp điều trị sỏi tiết niệu ít xâm lấn, ít đau, ít biến chứng, tỷ lệ sạch sỏi cao, giúp người bệnh phục hồi nhanh. Kỹ thuật này đòi hỏi phẫu thuật viên nhiều kinh nghiệm và kỹ năng thuần thục để đảm bảo sạch sỏi sau điều trị, rút ngắn thời gian tán sỏi, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng ngược lên thận.
Trường hợp có sỏi cả hai bên thận như bà Lan khá thường gặp. Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, khoảng 20% trường hợp người bệnh sỏi thận được chỉ định tán sỏi cả hai bên.
Nếu viên sỏi chỉ nằm trong bể thận, người bệnh thường không có triệu chứng. Khi viên sỏi từ thận rớt xuống niệu quản, bề mặt sỏi làm tổn thương niêm mạc niệu quản gây tiểu máu. Sỏi còn chặn dòng nước tiểu, gây ứ nước, làm ✤giãn bể thận, khiến người bệnh đau hông lưng dai dẳng.
Với sỏi gây tắc nghẽn, ứ nước thận, cần điều trị sớm. Nếu không điều trị, nước tiểu ứ đọng tạo điều kiện vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng đường tiểu, suy giảm chức năng thận, thậm ✱chí có nguy cơ nhiễm tr♒ùng vào máu đe dọa tính mạng.
khuyến cáo người có biểu hiện đau hông lưng lâu ngày không hết, tiểu khó, cảm giác luôn buܫồn tiểu, tiểu nhiều lần nhưng mỗi lần đi ít, tiểu ra máu..., nhất là người có tiền sử điều trị sỏi, cần đến bệnh viện kiểm tra hệ thống tiết niệu để phát hiện và điều trị sớm sỏi tắ⛄c nghẽn.
Giảm nguy cơ hình thành sỏi b🌞ằng cách uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày; hạn chế đồ uống sủi bọt (nước ngọt có gas, vitamin C dạng viên sủi); tránh sử dụng rượu bia; hạn chế ăn mặn, đạm động vật, thực phẩm giàu oxalat (củ cải đường, các loại đậu hạt, chocolate, rau chân vịt).
Thắng Vũ
*Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh thận tại đây để bác sĩ giải đáp |