Ông Nam, ngụ Long🍸 An, sốt cao, lạnh run, ha♔i tháng trước được bệnh viện địa phương chẩn đoán nhiễm khuẩn đường tiểu. Ông điều trị bằng kháng sinh hai tuần không khỏi, đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám.
Ngày 16/4, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Phạm Thanh Trúc, khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Na💝m khoa, cho biết thận trái của ông Nam có một khối sỏi san hô nhiều nhánh, kích thước 10x5 cm, cỡ củ gừng lớn, gần như choán hết đài bể thận. Ông còn có bệnh nền tăng h𒅌uyết áp, tiểu đường (đái tháo đường), suy thận mạn giai đoạn 3.
Do bệnh nhân lớn tuổi, mắc nhiều bệnh nền, đặc biệt suy thận,🍒 bác sĩ Trúc 🦹chỉ định tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ (mini-PCNL) giúp hạn chế tối thiểu xâm lấn, bảo tồn chức năng thận.
Dưới hướng dẫn của máy cꦗhụp X-quang C-Arm và máy siêu âm 3D, bác sĩ Trúc dùng kim nhỏ (cỡ 2 mm) gắn đầu dò chọc một lỗ trên lưng người bệnh. Một ống chuyên dụng bằng kim loại có kích thước lớn hơn được luồn vào để no🐼ng rộng, tạo thành một "đường hầm" kích thước chỉ 5 mm dẫn vào bên trong đài bể thận của người bệnh. Từ "đường hầm" này, dụng cụ tán sỏi laser được đưa vào để tán sỏi.
Quan sát trên màn hình nội soi, khối sỏi san hô dần bị tán thành những ꦺmảnh vụn nhỏ bởi năng lượng laser. Vụn sỏi sau đó được hút ra ngoài qua "đường hầm". Ca mổ hoàn thành sau 180 phút. Hai ngày sau mổ, ông Nam ăn uống, đi lại bình thường,ღ không đau, được xuất viện.
Theo bác sĩ Trúc, trước khi phẫu thuật nội soi được ứng dụng phổ biến như hiện tại, những trường hợp sỏi san hô lớn như ông Nam chỉ có thể điều trị bằng mổ mở. Nhược điểm của phương pháp này là người bệnh phải trải qua cuộc mổ dài với đườnꦗg mổ 12-15 cm trên bụng. Sau phẫu thuật, người bệnh cần nhiều thời gian phục hồi, vết mổ lớn gây đau, dễﷺ nhiễm trùng vết mổ, hình thành sẹo mất thẩm mỹ, bị dị cảm (cảm giác râm ran, châm chích) vùng hông lưng suốt đời, tổn thương 10-25% chức năng thận do phải rạch mở thận ra.
"Hiện chỉ còn 1-1,5% sỏi san hô phải 💝điều trị bằng mổ hở", ꩵbác sĩ Trúc nói.
Với tán sỏi qua da, phẫu thuật thực hiện thông qua vết mổ rất nhỏ, người bệnh hạn chế mất máu, ít đau, phục hồi nhanh, sớm quay về cuộc sống bình thường, giảm nguy cơ nhiễm trùng sau mổ, hạn chế tối đa tổn thương chức năng thận. Nhờ ứng dụng các hệ thống máy móc hiện đại, bác sĩ có thể kiểm tra toàn bộ đài bể thận trong khi tán sỏi, đ♐ảm bảo sỏi ꦇđược tán sạch, giảm nguy cơ tái phát.
Tán sỏi qua da tiềm ẩn một số biến chứng như tổn thương cơ quan xung quanh thận, tổn thương mạch máu lớn dẫn đến chảy máu nh𓃲iều, nên đòi hỏi phẫu thuật viên cần có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm; được hỗ trợ bởi hệ thống máy móc hiện đại.
Sỏi san hô là khối sỏi lấp đầy từ hai nhánh đài thận trở lên, tạo thành hình dạng giống san hô. Thành phần của sỏi san hô thường là ca🌌nxi,♒ oxalat. Bác sĩ Trúc cho biết chỉ chiếm khoảng 30% các loại sỏi thận nhưng sỏi san hô phức tạp, nguy hiểm nhất. Nếu không điều trị sớm, khối sỏi lớn gây nhiễm trùng thận sinh mủ, thậm chí nhiễm trùng vào máu, suy giảm chức năng thận, đe dọa sức khỏe, tính mạng người bệnh.
Điều trị sỏi san h🍌ô phức tạp, khả năng tái phát cao, chỉ cần một mảnh vụn sỏi còn sót lại sau điều trị cũng nhanh chóng phát triển thành khối sỏi mới. Tán sỏi qua da bằng đường hầm nhỏ là giải pháp đặc trị loại sỏi này. Tại khoa Tiết niệuඣ, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, trung bình có khoảng 8-10 trường hợp thực hiện tán sỏi qua da mỗi tháng.
Để phòng tránh sỏi san hô nói riêng, sỏi tiết niệu nói chung, bác sĩ Trúc khuyên người dân uống đủ 1,5-2 lít nước mỗi ngày (tăng uống nước khi nắng nóng) để làm loãng nước tiểu, giảm khả năng hình sỏi. Hạn chế ăn mặn, đạm động vật, thực phẩm giàu oxalat (chocolate, củ cải trắng, rau chân vịt...).
Người có dấu hiệu tiểu máu, tiểu buốt, tiểu khó, tiểu nhiều lần, sụt cân, sốt, ớn lạnh, nhiễm trùng tiết niệu tái phát nhiều lần, cần sớm đến b♈ệnh viện khám, điều trị kịp thời, tránh để lâu phát sinh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng.
Thắng Vũ
Độc giả gửi câu hỏi về bệnh thận tại đây để bác sĩ giải đáp |