𝕴Chị khám sức khỏe tổng quát tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM vào đầu tháng 4, chỉ số kali trong máu hạ, tăng huyết áp khó kiểm soát dù uống thuốc đều đặn. Huyết áp cao thường gặp ở người lớn tuổi, còn chị Thanh trẻ, lại thường xuyên hạ kali máu, bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân do u tuyến thượng thận.
ཧKết quả chụp CT ổ bụng cho thấy tuyến thượng thận trái có u kích thước 1,5x1,9 cm. Ngày 18/5, BS.CKI Võ Trần Nguyên Duy, khoa Nội tiết - Đái tháo đường, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối u nhỏ nằm sát cột sống nên siêu âm khó thấy, dễ bị bỏ sót nếu không tầm soát kỹ.
🎀Khối u ở tuyến thượng thận gây tăng tiết hormone aldosterone quá nhiều còn gọi là cường aldosterone. Hormone aldosterone là một loại corticoide khoáng được tiết ra từ vỏ thượng thận, đảm nhận vai trò duy trì thể tích máu, huyết áp cũng như nồng độ bình thường của kali và natri. Về mặt sinh lý, aldosteron có tác dụng tăng tái hấp thu natri và tăng bài tiết kali. Tăng tiết quá nhiều hormone aldosterone khiến hạ kali, tăng natri máu gây tăng huyết áp.
💖"U tuyến thượng thận là lý do người bệnh tăng huyết áp kéo dài, hạ kali máu", bác sĩ Duy kết luận. Người bệnh được bù kali, theo dõi huyết áp, đánh giá vị trí khối u và khám tiền mê trước khi phẫu thuật.
BS.CKI Phan Trường Nam, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thách thức của ca mổ là khối u nằm sát xương sống, sau tạng như gan, dạ dày..., cần tìm đường tiếp cận cắt u mà không làm tổn thương cơ quan khác. Người bệnh bị tăng huyết áp do ảnh hưởng của khối u nên cần theo dõi sát huyết áp𓄧 trong và sau mổ, phòng các biến chứng như suy tim, loạn nhịp tim, thiếu máu cơ tim, chảy máu vết mổ, xuất huyết não.
Chị Thanh được mổ nội soi sau phúc mạc (màng bụng) giúp tiếp cận u nhanh và dễ hơn, không ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong ổ bụng, hậu phẫu nhẹ nhàng, ít đau, nhanh chóng phục hồi. Dưới camera của máy phẫu thuật nội soi, khối u⛄ bộc lộ rõ, hình cầu, kích thước khoảng 1,5 cm, vỏ bao giới hạn rõ. Sau hơn một giờ, bác sĩ cắt bỏ u hoàn toàn, tổng lượng máu mất chưa đến 1 ml. Kết quả giải phẫu u lành tính.
ܫHậu phẫu, chị Thanh ăn uống, đi lại bình thường và xuất viện sau hai ngày. Một tuần sau mổ, huyết áp của chị ổn định, hết sử dụng thuốc huyết áp.
ܫCó nhiều nguyên nhân gây hạ kali máu như mất kali qua đường tiêu hóa, thiếu magie, thuốc, hội chứng bất thường về gene, bất thường ở thận, u nội tiết...
Tăng huyết áp nếu không phát hiện và điều trị kịp thời gây ra biến chứng như nhồi máu cơ tim, nhồi máu não, suy thận. Người bệnh tăng huyết áp do cường aldosterone nguyên phát có triệu chứng như hạ kali máuജ, khó kiểm soát huyết áp dù đã dùng ba loại thuốc hạ huyết áp trở lên hoặc tăng huyết áp với tâm thu ≥ 160 mmHg và tâm trương ≥ 100 mmHg, có u tuyến thượng thận xảy ra ở người trẻ.
🐈Bác sĩ Duy khuyến cáo khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện và điều trị sớm các vấn đề của sức khỏe. Người trẻ bị tăng huyết áp bất thường, khó kiểm soát cần được tầm soát kỹ để tìm nguyên nhân điều trị.
Đinh Tiên
*Tên người bệnh đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh nội tiết tại đây để bác sĩ giải đáp |