Vừa qua, khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM t💙iếp nhận một số trường hợp bệnh nhân biểu hiện tê yếu tay chân, đi lại khó khăn do khối u tủy ngực. BS.CKII Thân Thị Minh Trung, Phó trưởng khoa Nội thầ♏n kinh của bệnh viện cho biết, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì khối u có thể chèn ép tủy sống khiến người bệnh bị liệt suốt đời.
Em Ngọc Lan (15 tuổi, ngụ tại TP HCM) bị đau vùng cổ gáy vào năm ngoái, cơn đau lan dần xuống vùng ngực, kèm thêm tê yếu nửa người trái khiến em đi lại loạng choạng. Thời gian gần๊ đây phải dùng xe lăn để di chuyển. Qua trò chuyện và thăm khám, bác sĩ phát hiện bệnh nhân bị mất cảm giác từ vùng ngực trở xuống. Bệnh nhâ꧋n được chụp cộng hưởng từ (MRI) cột sống ngực. Kết quả, bác sĩ chẩn đoán em bị u tủy ngực.
Một trường hợp khác là chị Nguyễn Thị Ánh (49 tuổi, TP HCM) trong suốt 2 năm sống chung với tình trạng tê bàn chân và gối trái,⛎ lan dần sang chân phải. Khi đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cuối tháng 10 vừa qua, chị không thể tự đi lại và phải ngồi xe lăn. Qua thăm khám và kết quả chẩn đoán hình ảnh, chị cũng được phát hiện bị u tủy ngực.
Cả hai trường hợp được bác sĩ tư vấn thực hiện phẫu thuật lấy khối u. Hiện tại, tình ♕hình sức khỏe của cả hai đều chuyển biến tích cực. Bác sĩ Trung cho biết, bệnh nhi Lan đã hết yếu nửa người trái, không còn đau cổ gáy và ngực, đi lại được bình thường. Còn chị Ánh ngay sau mổ đã phục hồi gần như hoàn toàn sức cơ chân trái, không còn vận động khó khăn như trước.
U tủy ngực dễ bị chẩn đoán nhầm
Theo bác sĩ Trung, u tủy ngực là một dạng u tủy xả🎶y ra k🌞hi có khối u phát triển trong ống sống hoặc chèn ép vào trong ống sống. U tủy có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trong ống sống: cổ, ngực, thắt lưng... nhưng hay gặp nhất là u tủy vùng ngực (chiếm hơn 65%).
"U tủy ngực rất dễ chẩn đoán nhầm với các🐲 bệnh cơ xương khớp phổ biến như thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm hoặc các bệnh lý thần kinh khác như viêm dây thần kinh, viêm rễ thần kinh... Bởi các bệnh lý này đều có thể gây ra các triệu chứng như đau yếu, tê bì tay chân, đau vùng cổ gáy, ngực...", bác sĩ Trung nhận định.
Vì vậy, muốn chẩn đoán đúng, người bệnh cần được🍬 thăm khám đúng thời điểm và kỹ càng bởi bác sĩ c📖ó chuyên môn, giàu kinh nghiệm về thần kinh.
Bác sĩ Trung cho biết, để nhận biết và phân biệt u𒐪 tủy với c꧅ác bệnh lý có biểu hiện tương tự cần căn cứ vào tình trạng đau, biểu hiện rối loạn vận động, rối loạn cảm giác, phản xạ gân xương và khả năng đáp ứng với các phương pháp điều trị trước đó.
U tủy ngực gây ra các cơn đau kèm rối loạn vận động với mức độ nghiêm trọng tăng dần, từ yếu một vài nhóm cơ đến liệt cứng vận động hoàn toàn kiểu trung ương, tăng trương lực cơ, tăng phản xạ gân xương. Rối loạn cảm giác lúc đầu có thể chỉ biểu hiện dị cảm hoặc giảm cảm giác đau theo rễ thần kinh; nặng hơn sẽ mất cảm giác đau từ chỗ tủy tổn thương ♔trở xuống.
"Cấu trúc vùng ngực ống sống chật hẹp nên khối u dù có kích thước nhỏ cũng có thể gây ra những ảnh hưởng nặng nề. Do vậy, 🐬người bệnh cần được chẩn đoán sớm, chính xác để điều trị có hiệu quả", bác sĩ Trung cho biết.
Bác sĩ Trung chia sẻ thêm, u tủy ngực là căn bệnh nguy hiểm, dễ bị c🍸hẩn đoán nhầm dẫn đến điều trị không hiệu quả. Tuy nhiên, nếu được phát h💯iện và phẫu thuật kịp thời, đa số trường hợp đều có khả năng hồi phục tốt và ít có nguy cơ tái phát.
Người bệnh khi gặp phải các dấu hiệu bất thường như đau, rối loạn vận động, rối loạn cảm g𒅌iác như tê, yếu tay chân... tuyệt đối không nên bỏ qua, cần đi khám sớm tại các cơ sở có chuyên khoa về thần kinh để được chẩn đoán đúng bệnh, trị đúng cách.
Tên người bệnh đã được thay đổi
Ngọc An