Ngày 16/7, BS.CKI Hoàng Tuyết Sương, Khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thông tin trên, thêm rằng thiếu máu não là tình trạng khá phổ biến, xảy ra ở nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng. "Trong khoảng 200.000 người đột quỵ mỗi năm tại Việt Nam có khoảng 85% do thiếu máu não liên quan cục máu đông, mảng xơ vữa ngăn chặn dòng máu lên não hay tăng huyết áp kịch phá🧸t", bác sĩ Sương nói.
Thông thường, các mảng xơ vữa trong mạch máu lớn dần theo thời gian và vỡ ra, tiểu cầꦫu có xu hướng bao bọc c𝔉ác mảnh vỡ này để hình thành nên cục máu đông (huyết khối). Cục máu đông có thể di chuyển từ nơi khác đến não gây tắc lòng mạch não dẫn đến đột quỵ.
Biểu hiện sớm của thiếu máu não có thể không rõ ràng, mờ nhạt, thoáng qua như ù tai, chóng mặt, đau đầu, nhìn đôi, suy nhược cơ thể, giảm thính lực... Người bệnh chủ quan, không điều trị kịp thời khiến bệnh âm thầm tiến triển dẫn đến đột quỵ b🐼ất ngờ, nguy cơ tử vong cao, theo bác sĩ Sương. Tắc nghẽn máu lên não để càng lâu, não thiệt hại càng lớn. Trong cơn đột quỵ do thiếu máu não, chỉ một giây trôi qua có đến 32.000 tế bào não sẽ chết đi vĩnh viễn và trong 59 giây sau đột quỵ, não bộ sẽ mất đi 1,9 triệu tế bào não.
Những bất thường liên quan đến lư🌞u thông máu lên não cũng có thể gây ra tình trạng đột quỵ xuất huyết não. Tình trạng này xảy ra khi thành động mạch suy yếu, mỏng, t🌼hiếu đàn hồi và vỡ khiến máu chảy vào bên trong khoang sọ. Nếu không được cấp cứu kịp thời, đột quỵ xuất huyết não tăng nguy cơ phù não. Đây là tình trạng tích tụ chất lỏng quá mức bên trong không gian ngoại bào và nội bào của não bộ. Phù não sẽ dẫn đến tình trạng tăng áp lực nội sọ, chèn ép mô não, làm tổn thương các vùng não, tăng nguy cơ tàn tật, tử vong.
Bác sĩ Sương cho biết ⛄ở mức độ nhẹ, có thể gây đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt, giảm trí nhớ, kém tập trung, dễ cáu gắt. Người bệnh có các dấu hiệu nghi ngờ cần khám sớm, tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để phòng ngừa các biến chứng có thể xảy ra. Kiểm soát tốt các bệnh lý có thể gây thiếu máu não như xơ vữa động mạch, viêm tắc động mạch hoặc dị dạng mạch máu, bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp,𒀰 thần kinh...
Bác sĩ Sương khuyến cáo xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học bằng cách ưu tiên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, chất béo tốt, vitamin như trái cây tươi, rau xanh, các loại hạt, cá béo... Một số tinh chất thiên nhiên như từ blueberry (việt quất) và ginkgo biloba (bạch quả) giúp cải thiện máu lên não, hỗ trợ phòng ngừa đột quỵ. Đồng thời, hạn chế tiêu 🌠thụ thực phẩm nhiều đường, muối, dầu mỡ, thức ăn nhanh chứa nhiều chất béo xấu và chất bảo quản.
Tập thể dục ít nhất ba lần mỗi tuần và 30 phút mỗi lần giúp sức khỏe dẻo dai, tuần hoàn máu tốt. Các môn như bơi lội, chạy bộ, yoga, cầu lông... có thể giảm nguy cơ thiếu máu não. Người lớn nên tránh sử dụng chất kích thích, rượu bia, tránh các tác nhân căng thẳng như môi trường ô nhiễm. Kiểm tra sức khỏe tổng quát hay tầm soát đột q🃏uỵ định kỳ 6 tháng một lần đ♓ể sớm phát hiện nguy cơ tiềm ẩn gây thiếu máu máu não, đột quỵ.
Quỳnh Nhung
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh thần kinh tại đây để bác sĩ giải đáp |