Tiến sĩ, bác sĩ Đỗ Thị Hạnh, khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, cho biết nhiều người lầm tưởng viêm phổi lಌà bệnh thường gặp vào mùa đông xuân. Thực tế trẻ có thể mắc bệnh này vào mùa hè.
Bác sĩ Hạnh lý giải thời tiết nắng nóng trong mùa hè tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn phát triển. Trẻ thường xuyên tiếp xúc với không khí ô nhiễm, khói bụi khiến tế bào biểu mô đường hô hấp bị tổn thương, lúc này vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào đường hô hấp. Trẻ dưới 12 tháng tuổi, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi, có sức đề kháng kém, hệ miễn dịch non yếu dễ mắc bệnh hơn. Nếu trẻ không được điều trị kịp thời, bệnh diꦿễn tiến viêm phế quản phổi, viêm phổi nặng.
Thói quen sử dụng điều hòa cả ngày lẫn đêm, mức nhiệt quá thấp, chênh lệch quá nhiều so với nhiệt độ ngoài trời khiến trẻ dễ nhiễm lạnh. Khi ở tr🐷ong phòng điều hòa liên tục trên 4 giờ, da, hầu họng và niêm mạc đường hô hấp của bé bị khô, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh.
Mùa hè, cơ thể 🐼trẻ tiết nhiều mồ hôi, nhất là sau khi chạy nhảy, vận động. Nếu không được lau khô, nhiệt độ từ lớp mồ hôi lạnh hơn so với nhiệt độ cơ thể có thể thấm ngược vào cơ thể, dẫn đến nhiễm lạnh. Trẻ lớn có sở thích ăn uống đồ lạnh như kem, sinh tố, nước đá... để giải nhiệt có thể bị viêm họng, viêm amidan. Bệnh tiến triển nặng gây viêm phế quản, viêm phổi.
Trẻ em thường thích đi bơi tại bể bơi hoặc tắm biển. Trẻ có thể bị nhiễm lạnh nếu ngâm mình trong nước quá lâu. Tắm nước bể bơi k🐻hông đảm bảo nguyên tắc sát khuẩn, trẻ hít phải nước có nhiễm vi khuẩn vào mũi họng là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm phổi...
Theo bác sĩ Hạnh, bệnh viêm phổi mùa hè có thể xuất hiện khi trẻ đang mắc một đợt viêm đường hô hấp cấp tính do virus như cúm, nhiễm virus hợp🔜 bào hô hấp (RSV). Các virus này có thể trực tiếp gây tổn thương nhu mô phổi. Trong một đợt nhiễm virus cấp, trẻ dễ đồng nhiễm một số vi khuẩn như haemophilus influenzae, phế cầu, moracella... dẫn đến tổn thương phổi. Đây là tình trạng nhiễm trùng hô hấp nặng, vi khuẩn, virus cùng hoạt động, xâm nhập vào biểu mô phế quản, tiểu phế quản, phế nang, túi phế nang, tạo thành ổ viêm tại phổi. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, thường gặp nhất là trẻ dưới 5 tuổi.
Các triệu 🃏chứng thường gặp là sốt nóng cơn hoặc sốt cao liên tục, đau họng, chảy nước mũi, ho đờm, khò khè, thở nhanh, khó thở, nôn trớ, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, chán ăn, mệt mỏi, ngủ li bì...
Trường hợp trẻ bị viêm phổi không suy hô hấp, không sốt cao liên tục, nôn trớ, ăn kém, mệt li bì có thể đi꧒ều trị tại nhà. Bác sĩ Hạnh hướng dẫn phụ huynh cho trẻ uống hạ sốt theo đúng khuyến cáo về liều lượng và cân nặng, thường xuyên thay đổi tư thế nằm giúp con dễ chịu hơn.
Cung cấไp cho bé đủ nước, chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, dễ nuốt, chia nhỏ các bữa trong ngày, ưu tiên rau củ, trái cây tươi giàu vitamin C để tăng sức đề kháng. Cha mẹ không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh khi chưa có chỉ định của bác sĩ vì c🥃ó thể khiến trẻ không khỏi bệnh, dễ dẫn tới kháng kháng sinh, khó điều trị.
Bé không 🦋được điều trị và theo dõi có thể dẫn đến những biến chứng nặng như áp xe phổi, viêm mủ màng phổi, nhiễm trùng huyết, viêm màng não, tràn dịch màng tim, suy tim, tử vong. Khi trẻ có các dấu hiệu nặng như bỏ bú, bỏ ăn, sốt cao liên tục, ngủ li bì, thở nhanh hoặc có cơn ngừng thở, co kéo các cơ hô hấp, tím quanh môi, da có nổi vân tím, chân tay lạnh..., phụ huynh cần đưa con đến bệnh viện.
Để phòng viêm phổi, bác sĩ Hạnh khuyến cáo cha mẹ cần cho bé uống đủ nước, mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát. Tránh bật điều hòa ở mức nhiệt quá th𓄧ấp, nên chuyển sang chế độ quạt gió thông thường sau 2-3 giờ khởi động điều hòa. Bé nên vận động vào thời điểm nền nhiệt giảm như sáng sớm hoặc chiều muộn để rèn khả năng thích nghi thời tiết khắc nghiệt.
Trẻ nên tránh vào phòng điều hòa ngay sau khi vừa tắm xong hoặc vừa đi ngoài trời nắng về. Phụ huynh nên lau khô người, làm mát cho trẻ bằng quạt gió khoảng 10 phút trước khi bật điều hòa. Vệ sinh quạt và điều hòa định kỳ, thường xuyên mở cửa, lắp quạt lưu thông gió giúp lưu thông không khí trong phò🎶ng. Dùng thêm máy tạo độ ẩm trong phòng điều hòa, duy trì độ ẩm ở mức 40-70%.
Phụ huynh giữ mô🅘i trường sống sạch sẽ, hướng dẫn trẻ giữ gìn vệ sinh cơ thể. Vệ sinh mũi họng cho con thường xuyên bằng nước muối sinh lý giúp làm sạch niêm mạc trên. Trẻ nên đeo khẩu trang khi ra đường để tránh tiếp xúc với nguồn bệnh hoặc môi trường có nhiều khói thuốc lá hoặc khói bụi. Tiêm📖 chủng vaccine đầy đủ là cách phòng bệnh cho bé.
Trịnh Mai