Bác sĩ Nguyễn Thị Tường Thái, kho🤡a🍌 Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện quận Thủ Đức, cho biết chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên có những thực phẩm người mẹ nên hạn chế ăn trong thai kỳ.
Cá có hàm lượng thủy ngân cao
Thủy ngân là ch👍ất rất độc, ảnh hưởng hệ thần kinh, hệ miễn dịch và thận. Thủy ngân có thể tìm thấy ở một số vùng biển bị ô nhiễm. Các loài cá biển lớn có thể tích lũy hàm lượng thủy ngân cao.
Do đó, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn cá có thể chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá mập, cá kiếm, cá ngừ và cá thu. Các loại cá này không nên ăn qu🍌á 1-2 lần mỗi tháng. Mặc dù vậy, không phải tất cả các loại cá đều có hàm lượng thủy ngân cao. Các loại cá béo có nhiều axit béo omega-3, rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Hải sản, thịt, trứng sống
Ăn trứng chần, trứng sống, thịt sống, cá sống hoặc các loài có vỏ như nghêu, hàu, sò, tôm, cua... sống (gỏi, sushi...), chưa nấu chín, có thể gây một số bệnh nhiễm trùng. Các bệ𝔉nh này do virus, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, như toxoplasma, E.coli, norovirus, vibrio, salmonella và listeria.
Các bệnh nhiễm trùng đa số ảnh hưởng đến người mẹ, một số trường hợp truyền sang thai nhi với hậu quả nghiêm trọng, thậm chí chết thai. Phụ nữ mang thai nguy cơ bị nhiễm khuẩn Listeria cao gấp 20 lần so với🔜 những người khác. Listeria có thể được truyền cho thai nhi qua nhau thai, kể cả khi người mẹ không có dấu hiệu bị bệnh.
Bệnh nhiễm trùng có thể đe dọa đến thai nhi, gây chết lưu, sảy thai, sinh non, hoặc các bệnh thần kinh nghiêm trọng (khiếm khuyết trí tuệ, mù lòa hoặc ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚđộng k🅷inh).
Nội tạng
Nội tạng giàu chất dinh dưỡng như sắt, vitamin B⛄12, vitamin A và đồng, có lợi cho sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, không khuyến khích bà bầu ăn quá nhiều vitamin A có nguồn gốc từ động vật (vitamin A được tạo sẵn). Nó có thể gây độc cho thai nhi. Nồng độ đồng cao bất thường có thể dẫn đến dị tật bẩm sinh và nhiễm độc gan.
Bác sĩ Thái k🙈huyên bà bầu k🍬hông nên ăn nội tạng quá một lần một tuần.
Caffeine
Đây là chất kích thích được sử dụng phổ biến, chủ yếu trong cà phê, trà, nước ngọt, ca cao. Caffeine được hấp thụ rất nhanh và dễ dàng đi qua nhau thai vào thai nhi. Lượng caffeine cao trong thai kỳ có tඣhể hạn chế sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ nhẹ cân khi sinh. Nguy hiểm hơn, nó có thể làm tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh và mắc bệnh mạn tính ở tuổi trưởng thành🐬, như đái tháo đường type 2, bệnh tim.
Phụ nữ mang tha𝓀i thường được khuyến𒀰 cáo hạn chế lượng caffeine dưới 200 mg mỗi ngày, tương đương hai cốc cà phê.
Thực phẩm chưa rửa sạch
Bề mặt của trái cây và rau quả chưa rửa, chưa gọt vỏ có thể bị nhiễm một số vi khuẩn và 🍸ký sinh trùng như toxoplasma, E.coli, salmonella và listeria thông qua quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, lưu trữ, vận chuyển hoặc phân phối.
Rau mầm sống, như cỏ linh lăng, cỏ ba lá, mầm cải và giá đỗ, có thể bị n﷽hiễm vi khuẩn salmonella. Rau mầm nảy mầm trong môi trường ẩm ướt lý tưởng cho các loại vi khuẩn phát triển, ⭕chúng gần như không thể rửa sạch.
Vi khuẩn có thể gây hại cho cả mẹ và thai nhi, đặc 🍎biệt là toxoplasma. Hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm toxoplasma khi còn trong bụng mẹ không có triệu chứng khi sinh. Tuy nhiên, trẻ có thể xuất hiện các triệu chứng như mù lòa hoặc thiểu năng trí tuệ sau này.
Ngoài ra, bác sĩ Thái cũng khuyên bà bầu nên tiêu thụ sữa và phô mai, nước ép trái cây đã tiệt trùng. Riêng quả đu đủ chưa chín, quả thơm (dứa) có chứa một số chất gây co bóp tử cung, bà bầu không nên ăn vì có ♏thể dẫn tới sảy thai hoặc sinh non.
Thức uống có cồn
Phụ nữ mang thai nên tránh uống rượu hoà꧋n toàn, vì làm tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu. Một lượng rượu nhỏ cũng có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển trí não của bé, gây hội chứng rượu bào thai, 🥀liên quan đến dị tật khuôn mặt, khuyết tật tim và thiểu năng trí tuệ.
Thực phẩm đóng gói
Snack, bánh kẹo, mì gói... ít chất dinh dưỡng, nhiều calo, đường và chất béo bổ sung. Bà bầu cần tăng cân trong thai kỳ nhưng nên hạn🧜 chế ăn các thực phẩm này, tránh tăng cân quá mức, giảm nguy cơ đái tháo đường type 2, bệnh tim và khả năng thừa cân sau này ở trẻ.
Thư Anh