BS.CKII Tạ Phương Dung, Phó giám đốc Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết suy thận mạn giai đoạn cuối hay bệnh thận mạn giai đoạn cuối xảy ra khi thận không đủ khả năng hoạt 🔥động để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nguyên nhân khiến bệnh tiến triển đến giai đoạn này chủ yếu liên quan đến đái tháo đường, tăng huyết áp và bệnh cầu thận.
Vai trò chính của thận là lọc chất thải và dịch dư thừa trong máu, bài tiết chúng ra ngoài thông qua nước tiểu. Nếu chức năng này suy giảm nghiêm trọng, một lượng lớn nước, chất điện giải và ch🌊ất thải tích tụ trong cơ thể, từ đó dẫn đến tổn thương các cơ quan khác như tim, phổi, thần kinh, tiêu hóa, tử vong.
Theo bác sĩ Dung, trên lý thuyết, tiên lượng sống của người bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối không quá🍸 cao, thường là 5-10 năm. Tuy nhiên, với những tiến bộ trong y học, không ít người bệnh có thể sống thêm 20-30 năm hoặc hơn. Tiên lượng sống của mỗi người khác nhau, không có con số chính xác cho tất cả bệnh nhân.
Bác sĩ Dung cho biết tuổi thọ của người bệ🌟nh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó phần lớn liên quan đến sức khỏe tổng thể, mức độ đáp ứng với phác đồ điều trị. Người bệnh nên chủ động hợp tác với bác sĩ để tìm kiếm giải pháp hiệu quả và phù hợp nhất cho bản thân. Dùng thuốc đúng liều, đủ lịch và tuân thủ chế độ dinh dưỡng rất quan trọng.
Tiên lượng sốngꦦ của người bệnh còn chịu tác động bởi các biến chứng liên quan. Mức độ lọc cầu thận (GFR) của bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối đều thấp hơn 15mL/ph (GFR bình thường là trên 90 mL/phút). Điều này không chỉ dẫn đến hội chứng ure máu (hội chứng tăng azote máu) mà còn ké🍸o theo nhiều biến chứng toàn thân khác đe dọa đến tính mạng.
Ngoài mất khả năng làm việc, người bệnh có thể phù nề ở tay chân, phù phổi và tăng huyết áp do cơ thể tích trữ quá nhiều nước. Tăng kali máu đột ngột gây giảm hoạt động của tim, có thể dẫn đến tử vong. Người bệnh còn có nguy cơ gãy xương, thiếu máu, suy giảm hệ miễn dịch, dễ nhiễm trùng... Phụ nữ mang thai bị suy thận mạn giai đoạn cuối có thể gây ra các biến chứng thai kỳ ảnh✨ hưởng đến mẹ và bé.
Để cải thiện tiên lượng sống ở bệnh nhân , hai giải pháp thường được bác sĩ đề xuất, gồm ghép thận và thay đổi lối sống phù hợp với sức khỏe hiện tại. Những trường hợp không thể ghép thận có thể được điều trị thay thế bằng lọc ༺máu (chạy thận nhân tạo hoặc lọc màng ♍bụng).
Nếu người bệnh không đủ điều kiện để lọc máu hoặc ghép thận, bác sĩ kê toa thuốc nhằm kiểm soát và giảm các triệu chứng. Tùy vào tình trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ cân nhắc đơn thuốc phù hợp. Đôi khi người mắc bệnh thận mạn giai đoạn꧟ cuối cần tiêm một số vaccine để phòng ngừa biến chứng xảy ra.
Thay đổi một số thói quen sinh hoạt giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, hạn chế rủi ro phát sinh biến chứng. Người bệnh cần hạn chế tiêu thụ protein và một số chất điện giải như natri, kali để thận giảm gánh nặng hoạt động. Hạn chế thực phẩm như chuối, nho, cà chua, cam, chocolate, các loại hạt và bơ đậu phộng, sữa, các chế phẩm từ s🍸ữa. Thay vào đó, người bệnh nên ăn táo, cà rốt, dâu, đậu xanh, bắp cải.
Hoàng Liên Sơn