Xung quanh câu chuyện nhiều hộ dân "đua lắp điện mặt trời mái nhà", nhiều độc giả VnExpress chia sẻ hiệu quả thực tế sau một thời gian đầu tư lắp đặt, sử dụng điện mặt trời mái nhà tại hộ gia đình:
Gia đình tôi làm kinh doanh, dùng điện mặt trời mái nhà rất lợi ích. Đó là chưa nói đến việc bán lại cho EVN cũng mang lại giá trị, giảm rất nhiều tiền điện mỗi tháng. Tôi kinh doanh nhà nghỉ chỉ sử dụng điện ban ngày, hệ thống điện của nhà tôi là 12kWp, ba pha. Từ khi lắp, tôi sử dụng điện mặt trời là chính, lúc trời âm u mới bù lưới nhưng không đáng kể. Trước đây, mỗi ngày tôi dùng hơn 100 kWh điện, với giá điện kinh doanh 🥃3.000 đồng/ kWh. Một ngày, hệ thống cho tôi 50-60 số điện (lúc không có tải bán lại cho bên Điện lực), rất lợi ích và thiết thực. Bình quân mỗi tháng trước đây tôi mất 9,5 đến 11 triệu t🐬iền điện, còn bây giờ tôi chỉ phải đóng sáu triệu, chưa kể được thêm tiền từ việc bán lại điện cho EVN. Hệ 12 kWp, tôi đầu tư hết 150 triệu đồng.
Tôi đã lắp điện áp mái 11 kWp, mỗi tháng phát được 1.100 kWh điện, chi phí đầu tư 120 triệu đồng. Nếu bán 100%, mỗi tháng tô🌜i thu đuọc 2.134.000 đồng. Vậy thời gian hoàn vốn là 56 tháng (4 năm 8 tháng). Nhưng cái lợi hơn là tôi không bị áp giá luỹ kế là gần 3.000 đồng/ kW, nên mỗi tháng hầu như tôi tiết kiệm đến ba triệu đồng tiền điện. Vì vậy, thời gian thu hồi vốn chỉ còn 40 tháng (3 năm 6 tháng).
Tôi đầu tư hệ 5 kWp hết 100 triệu, trung bình thu được 600 kWh/tháng. Bán cho EVN, tôi được gần 1,2 triệu mỗi tháng. Nếu gửi ngân hàng với số tiền đầu tư là 100 triệu, tôi chỉ được khoảng 7,5 triệu/năm, trung bình được 650 nghìn đồng/tháng. Nhà tôi xài điện trung bình 450 số/tháng, chi khoảng 1,1 triệu/tháng. Nếu không lắp hệ thống điện mặt🙈 trời, mỗi tháng tôi phải bù vào gần 500 nghìn đồng. Còn từ khi lắp hệ thống điện mặt trời mái nhà, tôi gần như xài điện không tốn tiền mà còn dư chút ít (vào mùa mưa hoặc cuối năm còn dư nhiều hơn). Như vậy, sau 10 năm là thu hồi vốn và lời được hệ thống trên mái nhà.
Về tuổi thọ, tấm pin sử dụng bền tới 20 năm và chỉ giảm 20% công suất. Đầu tư vào hệ thống điện mái nhà từ thời điểm này là hợp lý. Vì giá điện luôn luôn có xu hướng tăng, thời tiết càng ng𒆙ày càng nóng nực, nhu cầu sử dụng điện tăng theo, tất cả dẫn đến tiền điện phải trả càng ngày càng cao. Do đó, đây là biện pháp để giảm t♌iền điện phải trả tốt nhất cho bạn.
Giá lắp mỗi kWp điện khoảng 14 triệu đồng. Trung bình mỗi tháng, một hệ thống này sản xuất được 120 kWh điện, tương đương 240 nghìn đồng, một năm là khoảng gần ba triệu đồng. Vậy khoảng 5 năm là có thể lấy lại vốn. Trong khi tuổi thọ một hệ thống pin vào khoảng 20 năm. Không phải🥃 nhẫu nhiên mà người ta đổ xô đi lắp, phần nhiều trong số họ là nguời có tiền".
Trong khi đó, vẫn còn nhiều ý kiến bày tỏ hoài nghi đến bài toán lợi ích và khả năng thu hồi vốn của việc lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời mái nhà:
Theo cam kết của các nhà sản xuất, thời gian bảo hành tấm pin là 20-25 năm, trong đó 12 năm đầu đảm bảo hiệu suất không dưới 90%; đến năm thứ 20-25, hiệu suất ko dưới 80%. Tuy nhiên, việc này đang là cam kết từ nhà sản xuất, c🌸òn thực tế thế nào, giờ chưa ai chứng minh được (vì Việt Nam mới xuất hiện điện mặt trời vài năm trở lại đây). Giờ có đầu tư sẽ phải chấp nhận "tin tưởng" vào cam kết của nhà sản xuất.
Đó là chưa kể tuổi thọ pin lưu trữ (khi thay thế sẽ rất tốn tiền). Vòng đời pin lithium còn được lâu, nếu dùng pin chì sẽ còn tệ hơn, hiệu suất lưu trữ không cao. Chưa kể hao mòn vật tư sau 5 năm, các linh kiện, boar🤡d mạch đều bị giới hạn ở mức này. Tính ra, tổng tiền ban đầu cộng hao mòn, chưa chắc thu hồi🧸 vốn sau 12 năm.
Thực sự 🌳tôi cũng rất quan tâm đến việc đầu tư điện mặt trời lắp mái nhưng vẫn còn băn khoăn vài điều:
1. Mức giá mua điện của EVN hiện khá hấp dẫn nhưng nó sẽ duy trì bao lâu? Điều gì sẽ xảy ra nếu EVN không mua nữa hoặc giá sẽ xuống thấp? Lúc này bài t🐲oán kinh tế sẽ không còn đúng nữa.
2. Các tấn pin mặt trời s🍃ẽ xử lý ra sao sau khi hết thời hạn sử dụng hoặc hư hỏng?
Vấn đề của tôi là ít dùng điện vào ban ngày nên các tính toán phụ thuộc nhiều vào bên mua điện dư t💮hừa.
Nắng càng nhiều thì hiệu quả càng cao nên các dự án điện mới tập trung ở vùng Bình Thuận, Ninh Thuận chứ chẳng ai đầu tư lớn ở miền Bắc. Chỉ mấy hộ gia đì⛦nh muốn tiết kiệm chút tiền điện mới làm vậy thôi, chứ để nói đầu tư sinh lời, đủ nuôi sống gia đình thì không. Chưa kể, pin mặt trời là loại rác thải chứa nhiều kim loại đꦚộc hại gây ô nhiễm nguồn nước và đất chứ không đơn giản chỉ là đống nhựa. Đây là vấn đề rất nghiêm trọng nếu trong tương lai không giải quyết được thì con người lại tiếp tục lao vào vòng luẩn quẩn về ô nhiễm môi trường, tránh được cái này thì lại mắc phải cái khác.
>> Bạn nghĩ gì về hiệu quả của việc đầu tư sử dụng điện mặt trời mái nhà. Gửi bài tại đây.