"Không nhậu thì không có bạn, có bè, không có tình anh em, mất mối làm ăn. Toàn anh em chiến hữu, tình thương mến thương, người ta có thương, có quý, có tôn trọng mình thì mới mời mình ngồi nhậu chung...". Đó là câu điệp khúc luôn được chồng tôi nói🍒 đi nói lại sau bao năm chung sống, mỗi khi tôi nhắc nhở về chuyện bia rượu, nhậu nhẹt của chồng.
Nhưng rồi, nhìn lại, sau bao cuộc nhậu, tôi chỉ thấy tiền của chồng ra đi, chứ tiền vào thì tỷ lệ nghịch, chẳng thêm được🌼 đồng nào. Tôi cũng chưa thấy chồng được bạn bè nào giúp đỡ được đôi ba triệu🎃. mà ngược lại, chỉ thấy chồng đi giúp hết người này đến người khác.
Trong khi đó, tôi thì ngược lại hoàn toàn với chồng. Tôi chưa bao giờ phải nhậu hay phải biếu xén bất cứ một ai mà công việc vẫn ổn, thu nhập vẫn tăng đều đều. Thế mà, tôi vẫn luôn được chồng nhận xét là "sống không biết điều, EQ thấp, không có bạn bè chiến hữu tốt". Nhưng khi có việc gấp, tôi chỉ cần gọi một cuộcܫ điện thoại là có bạn bè sẵn sàng cho mượn đôi chục đến cả trăm triệu đồng mà không cần hỏi ngày trả nợ hay lý do mượn.
>> Tôi như kẻ lạc loài vì không uống rượu, bia
Và giờ đây, khi đổ bệnh nằm một chỗ, chồng tôi "ngày ngóng đêm trông" mà "bóng chim tăm cá", có "đốt đuốc giữa trưa" cũng không tìm ra được một người bạn "tình thương mến thương" nào tới thăm hỏi, chứ đừng nói tới việc chăm sóc cho vài phút. Rồi chồng lại buồn, lại rầu rĩ than vãn "mình thăm nó khi nó bệnh, khi nhà nó có việc, mà giờ này sao không có đứa nào tới nói chuyện với mình cho đỡ buồn?". Nếu chồng tôi sớm hiểu được thói đời vốn bạc bẽo thì có lẽ giờ đâ൲y đỡ phải đau lòng.
Theo tổ chức Y tế thế giới WHO, rượu bia là nguyên nhân trực tiếp của ít nhất 30 loại bệnh và là nguyên nhân gián tiếp của trên 200 loại bệnh, chấn thương. Trong khi đó, bình quân một người Việt Nam (trên 15 tuổi) uống khoảng 170 lít bia mỗi năm. Tỷ lệ sử dụng rượu bia đang gia tăng ở mức báo động, đặc biệt là ở giới trẻ. Mức tiêu thụ bia của Việt Naﷺm tính đến năm 2022 là 2,2% thị trường toàn cầu, ở mức 3,8 triệu lít bia hàng năm. Điều này đã khiến Việt Nam trở thành người ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚđứng đầu trong khu vực ASEAN về tiêu thụ bia.
Những con số trên chính là hồi chuông báo động cho thói quen lạm dụng rượu bia của người Việt, trong đó có một bộ phận không nhỏ người trẻ. Một mùa Tết mới lại sắp đến gần, có lẽ chúng ta sẽ còn phải nghe nhiều đến những thông tin không mấy hay ho về chuyện ngộ độc cồn, ẩu đả sau cuộc nhậu, hay những vụ tai nạn thương tâm vì lái xe sau khi uống rượu bia... ít nhất là cho tới khi nào người Việt chịu từ bỏ bia rượu.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.