Tác giả Đình nêu quan điểm "൩Rất vô lý khi nhân viên ở lại phải gánh việc cho người bị sa thảiꦉ", đồng thời đặt câu hỏi: hành động đó có phải một hình thức bóc lột sức lao động hay không? Thắc mắc này được đặt ra trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự do suy thoái kinh tế, yêu cầu các nhân viên ở lại phải làm thay công việc của những người nghỉ việc để lại.
Cá nhân tôi không đánh giá quan điểm đó là đúng hay sai bởi mỗi người ở mỗi vị trí khác nhau sẽ có cái nhìn của riêng mình. Đúng với người này những chưa chắc đã đúng với người khác. Ở đây, tôi chỉ muốn chia sẻ về trường hợp của mình, đóng góp thêm một góc nhìn khác về cách làm việc và quản lý lao động🦩 ở một nước phát triển để các độc giả tự liên hệ, suy ngẫm.
🌃Tôi đang làm việc cho một nhà hàng của người Việt ở nước ngoài. Khi nhà hàng ở giai đoạn cao điểm, đông khách nhất (công suất phục vụ 300 khách mỗi buổi), số lượng nhân viên cũng rất nhiều để đáp ứng yêu cầu công việc. Tuy nhiên, vào thời điểm mùa hè, lượng khách sụt giảm, số lượng nhân viên cũng được giảm để đảm bảo chi phí vận hành.
൲Nhà hàng buffet của sếp tôi đã tồn tại được 20 năm và nhiều nhân viên kỳ cựu cũng gắn bố từ đó tới giờ. Ở nước ngoài, cả sếp và nhân viên nhà hàng tôi (gồm người Việt lẫn người nước ngoài) đều không mặc đẹp, không ngồi xe sang mỗi ngày, nhưng khối lượng và số lượng công việc phải làm rất lớn.
>> 🎀Nhân viên cần cống hiến trước khi đòi hỏi quyền lợi
🤡Sếp tôi cũng là một người thành đạt, có hai nhà hàng buffet ăn nên làm ra, trong đó một cái được mua lại. Đó như một tòa nhà bốn tầng đồ sộ, vừa làm nhà hàng, vừa để ở, cũng vừa là chỗ chú chân của nhân viên. Tôi làm ở nhà hàng còn lại. Lần đầu tiên gặp sếp, tôi tưởng ông là nhân viên mới. Mỗi tuần, sếp đến thăm nhà hàng chủ yếu để sửa chữa lặt vặt, quét dọn trước cửa, trồng hoa, thậm chí có thể lắp ghép căn phòng.
🥀Còn chị quản lý của tôi kiêm hết tất cả các việc từ quản lý con người, đi mua hàng, chịu trách nhiệm với khách, lau dọn WC... Ở đây, nhà hàng không thuê lao công hoặc công nhân vệ sinh như ở Việt Nam. Nhân viên chúng tôi, dù làm ở vị trí nào, cũng sẽ phải chịu trách nhiệm giữ vệ sinh ở khu vực đó.
Khi ai đó nghỉ, chúng tôi cũng làm luôn phần việc của họ, tất cả đều xem nơi làm việc là ngôi nhà chung, không tị nạnh, đùn đẩy công việc, cũng không có tư tưởng "việc ai nấy làm" hoặc "tôi chỉ làm việc của tôi🎃, việc khác không ai làm cũng mặc kệ, cha chung không ai khóc".
🐭Ở đây, cái mà tôi muốn nhấn mạnh chính là tinh thần trách nhiệm của mỗi người trong công việc. Khi có tinh thần trách nhiệm, bạn sẽ không còn phải thắc mắc rằng "tại sao tôi phải cáng đáng cả công việc của người khác để lại sau khi họ nghỉ việc?", "tại sao sếp lại bắt tôi phải làm những công việc ngoài chuyên môn?", "tại sao tôi phải tăng ca khi vào giai đoạn cao điểm, khối lượng công việc nhiều?"...
Tất nhiên, bạn hãy cứ nhảy việc, tìm môi trường phù hợp để gắn bó, cũng như để hiểu rõ hơn về giá trị của bản thân. Nhưng một khi bạn đã chọn gắn bó với một tổ chức nào đó, thì dù khó khăn, vất vả đến mấy, cũng nên kiên trì, nỗ lực, cống hiến, đó mới là điều đáng quý.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.