Từ tiếng Anh nào cũng có phiên âm quốc tế. Nếu không biết đọc phiên âm quốc tế, bạn sẽ không thể phát âm đúng. Phiên âm quốc tế luôn được dạy cho bất kỳ ai mới bắt đầu học tiếng Anh. Ở lớp mới này, bất kỳ từ nào được dạy cũng đi kèm với phiên âm quốc tế của nó. Lên lớp cao hơn, tự bạn phải tra phiên âm quốc tế của từ mới trong từ💖 điển. Nhiều người học tiếng Anh nhưng không học căn bản (bảng chữ cái, nguyên âm, phụ âm) nên bị mất gốc vì không biết phải đọc phiên âm quốc tế như thế nào?
Ở lớp cao hơn, người ta bắt đầu dạy đại từ nhân xưng, danh từ, trợ động từ, danh động từ, tính từ, trạng từ, chủ ngữ, vị ngữ, mệnh đề... được viết và phát âm bằng tiếng Anh như thế nào? Những từ này sẽ lặp đi lặp lại khi giáo viên giảng bài bằng tiếng Anh. Mãi đến bậc ba, người học mới bắt đầu đi vào những m⭕ẫu câu đàm tꦺhoại thông dụng với những từ vựng thường dùng. Nếu bạn biết khoảng 3.000 từ vựng thường dùng, bạn sẽ chỉ cần từ điển Anh – Anh mà không cần từ điển Anh – Việt nữa.
Giáo trình tiếng Anh của người Anh không phù hợp với người Vi💃ệt ở chỗ càng lên cao, từ vựng mới càng nhiều. Một bài văn ở trình độ C trở lên đã dài vài trang giấy, có đến hàng chục từ mới, bạn sẽ không học kịp. 3.000 từ thông thường chỉ đủ để nói chuyện xã giao, các tình huống sinh hoạt bình thường. Còn muốn học hành chuyên môn, đàm phán giao dịch, đọc tài liệu tham khảo thì chưa đủ. Giáo trình như vậy chỉ phù hợp với quốc gia nào xem tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, hoặc bạn phải gác lại những việc khác tập trung ꦅhọc mỗi môn tiếng Anh.
Con tôi thi IELTS được 8 chấm, đi du lịch ở nước ngoài, ăn chơi thoải mái như ở nhà. Nhưng, vào giảng đường đại học, giáo sư giảng bài, con tôi chỉ nghe hiểu được một nửa, phần còn lại phải về nhà mở lại băng ghi âm, ghi hình ra nghe đi nghe lại. Phải mất trọn một năm đầu, con mới theo kịp. Có rất nhiều từ vựng xa lạ (thuật ngữ chuyên môn) không mấy khi áp dụng ngoài xã hội. Đọc tài liệu tham khảo, càng phải đánh vật với vô số thuật ngữ mới. Chương trình học tiếng Anh ở Việt Nam chỉ dạy từ vựng giao tiếp xã hội. ꦍCòn báo cáo khoa học, thuyết trình đề tài chuyên môn, học hành, đàm phán giao dịch, ký kết hợp đồng kinh tế - thương mại... e rằng rất khó đạt được.
Đại học nước ngoài rất chú trọng tranh luận học thuật. Nếu không rành tiếng Anh, việc nghe thôi cũng không hiểu, nói gì đến tham gia tranh luận, tức là không nghe, không suy luận, không phản biện được. Muốn học sinh phổ thông giỏi tiếng Anh, tôi cho rằng cần soạn lại giáo trình các môn khoa học tự nhiên (Toán, Lý, Hóa, Sinh) p🐼hải viết song ngữ, bằng cả tiếng Anh. Việc dạy, học, kiểm tra, thi cử cũng phải có tiếng Anh. Bên cạnh đó, cần bỏ các bài kiểm tra một tiết, thay bằng kiểm tra miệng 20 phút để tăng cường kỹ năng nghe – nói, tiến đến tranh luận học thuật. Đối với ❀việc viết luận văn, phải sử dụng song song hai ngôn ngữ Anh – Việt.
Tóm lại, chúng ta phải tạo ra môi tᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚrường nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh trong trường phổ thông. 🦩Còn chỉ học tiếng Anh suông như hiện nay, áp dụng vận dụng như nào tùy điều kiện của học sinh thì không có hiệu quả. Chương trình phổ thông của ta hiện này chỉ dạy học sinh biết tiếng Anh chứ không dạy để dùng tiếng Anh.
>> Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.