Khảo sát nhanh của VnExpress với hơn 600 độc giả cho thấy, hơn 31% có tháng tiết kiệm được, có tháng lương không đủ chi và 12% thừa nhận lương không thấp nhưng luôn lâm cảnh chưa hết tháng đã hết tiền, thường xuyên phải vay mượn để duy trì cuộc sống.
Tôi năm nay 24 tuổi, đã nhận bằng tốt nghiệp Dược sĩ cách đây một năm. Công việc chính của tôi hiện tại là bán thuốc thuê từ 6h đến 15h, lương tháng 8,5 triệu đồng. Tan làm, tôi về phòng trọ tắm rửa, nấu nướng, ăn uống tới 17h lại tiếp tục đi học văn bằng hai. Học phí của tôi đều nhờ tiền ba mẹ cho, còn tiền lương tôi dùng để tự chi tiêu trong khả năng của mình, cụ thể như sau:
Tôi ở trọ chung với bốn cô bạn khác, chia ra, một tháng mỗi người phải đóng 900.000 đ🥀ồng, bao gồm: tiền phòng, điện, nước và mua bao gạo 25 kg ăn chung. Chúng tôi nấu cơm chung một nồi lớn, còn đồ ăn mỗi đứa tự túc theo nhu cầu của bản thân. Ai tiện lúc nào thì tranh thủ cắm cơm để cả phòng cùng ăn.
ꦺMỗi tháng, chúng tôi thường gom tiền lại, sau khi đóng hết các khoản cho chủ trọ, phần còn dư được để vào một cái hộp gỗ, dành để mua𝄹 gạo ăn dần hoặc những thứ linh tinh, xài cho cả phòng như nước rửa chén, cọ nhà vệ sinh. Ai thấy hết đồ gì thì tự giác lấy tiền trong đó đi mua về để mọi người cùng xài.
>> Tiền ăn sinh viên 500.000 đồng một tháng
Tôi cũng mới mua lại chiếc xe cũ của một người chị họ với🌜 giá bảy triệu đồng theo hình thức trả góp. Mỗi tháng, tôi chỉ phải chuyển cho chị 300.000 đồng, cho đến khi hết nợ chiếc xe.
Mỗi ngày, tôi ăn một bữa ở nhà thuốc, nên chiều về thường nấu ít đồ ăn, để lại một ít để sáng hôn sau hâm nóng lại ăn trước khi đi làm. Chi phí cho bữa ăn ở nhà của tôi khoảng 3,5 triệu mỗi tháng. Thỉnh thoảng tôi cũng ăn vặt,ꦺ uống sinh tố bên ngoài với các bạn khoảng 300.000 đồng một tháng.
Những khoản chi khác như tài liệu học, xăng xe mỗi tháng hết khoảng 1,2 triệu đồng nữa. Tôi đi làm ph♏ải mặc đồng phục, đi học cũng mặc đồ sinh viên nên rất ít mua sắm quần áo. Tiền mua giày dép, áo quần của tôi cả năm cũng chỉ tốn khoảng hơn ba triệu đồng, tính ra kh🔜oảng 300.000 đồng mỗi tháng.
Tôi có một cuốn sổ tiết kiệm ở ngân hàng, được ba mẹ tặng lúc tốt nghiệp, có sẵn hai triệu đồng trong đó. Nhờ việc cân đối chi tiêu mỗi tháng nên từ lúc đi làm đến giờ, mỗi tháng tôi đều để dư được thêm một chút tiền nữa. Cứ đến ngày đáo hạn, tôi lại ra ngân h෴àng bỏ thêm vào sổ để tiết kiệm cho tương lai.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.