Ông Vương Đình Huệ yêu cầu Bộ Lao động đánh giá hoạt động trường nghề vì nhiều cơ sở "xây để đấy, bộ máy cồng kềnh như thời bao c🐓ấp".
Nhiều trườn🍷g cao đẳng, trung cấp nghề đang rơi vào vòng luẩn quẩn khi tuyển sinh èo uột, đầu tư tiền tỷ mua trang thiết bị nhưng không có người học.
Từ thực tiễn các trường nghề nhiều năm nay✤ gặp khó khăn 🎃trong tuyển sinh, hiệu trưởng nhiều trường cao đẳng lo ngại nếu chuyển hệ cao đẳng từ Bộ Giáo dục sang Bộ Lao động quản lý thì sẽ lâm vào tình cảnh tương tự.
Trao đổi với VnExpress, Tổng cục phó Tổng cục Dạy nghề Cao Văn Sâm cho rằng thị trường lao động luôn luôn thay đổi, cơ sở đào tạo nghề không thể "ngồi một chỗ" chờ nguồn lực đến mà phải ♑vận động theo nhu cầu của thị trường.
Trong khi hàng loạt trường nghề hoạt động cầm chừng thì Trung cấp Dược Hà Nộ♌i vẫn thu hút được 2.000 học viên mỗi năm, Trường đào tạo Mỹ thuật đa phương tiện Arena Multimedia có 700 em, Cao đẳng nghề Việt Đức (Hà Tĩnh) có khoảng 800.
Hỗ trợ học phí, miễn phí chỗ ở 🧜trong ký túc xá, giáo viên được giao chỉ tiêu đến tận nhà vận động người dân cho con em đến trường học... là những cách để nhiều trường nghề thu hút học sinh, tránh khỏi nguy cơ đóng cửa.
Trường lớp khang trang, nhưng học sinh vắng tanh, thầy cô không có việc làm... đó là tình trạng chung của các trường nghề ở Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Phòng. Đã có nhiều trường phải đóng cửa vì không 🌱tuyển sinh được.
Thời hoàng kim, Cao đẳng nghề Duyên hải từng tuyển được 800 học sinh mỗi khóa, nhưng đến năm học 2014 chỉ 10 em đăꦰng ký, chưa đủ điều kiện mở lớp. Nhiều trường n𒈔ghề khác ở Hải Phòng cũng để phòng ốc bỏ hoang, hoặc cho thuê, thậm chí phải đóng cửa.
Sau nhiều năm hoạt động không hiệu quả, đặc biệt hai năm gần đây không thể tuyển được học sinh♎ nào nên hiệu trường trường trung cấp nghề Hoàn Cầu (TP HCM)෴ đã xin giải thể trường.
Được đầu tư hàng chục đến hàng trăm tỷ đồng với cơ sở trang thiết bị hiện đại, trường lớp khang trang, song nhiều trường nghề ở Hꦗà Tĩn🔯h không thu hút được học sinh.