Sáng 28/5, Quốc hội thảo luận trực tuyến về dự thảo Luật Đầu tư theo đối tác công tư (PPP). Điểm mới tại dự thảo luật chỉnh lý lần này, theo ông Vũ Hồng Thanh - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế, là quy định rõ sự tham gia của Kiểm toán Nhà nước vào 4 giai đoạn của dự án PPP. Đầu tiên là kiểm toán tuân thủ quá tr🐲ình chuẩn bị dự án, kết quả lựa chọn nhà đầu tư. Sau đó là, kiểm toán sử dụng vốn Nhà nước bồi thường, giải phóng mặt bằng,ꦜ hỗ trợ, tái định cư, hỗ trợ xây dựng công trình tạm (nếu có). Tiếp đến sẽ kiểm toán đánh giá tính kinh tế, hiệu lực và hiệu quả dự án. Cuối cùng, kiểm toán toàn bộ giá trị tài sản của dự án PPP khi chuyển giao cho Nhà nước.
Ông Bùi Văn Phương - Phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Ninh Bình cho rằng, phải xác định PPP 🉐là dự án đầu tư công nên cần kiểm toán toàn diện như 𓆏với tài sản công.
"Nếu🐻 kiểm toán nghiêm túc sẽ không có dự án BOT đặt sai vị trí, làm đường tránh như tr𒁏ạm đặt trên quốc lộ 1, hay sẽ không có những đề xuất lấy tiền vốn Nhà nước trả cho nhà đầu tư tại các trạm thu phí BOT sai vị trí", ông Phương nói.
Ông Nguyễn Thanh Hiền (Nghệ An) cũng đề nghị kiểm toán toàn bộ dự án PPP. Ông cho rằng, Nhà nước không trực tiếp trả kinh𓆉 phí cho nhà đầu tư, nhưng cho phép doanh nghiệp triển khai dự án, được thu phí có thời hạn hoặc trả bằng giá trị quyền sử dụng đất. Vì thế, nếu không kiểm toán chi phí đầu tưඣ, phương án tài chính cũng như không kiểm toán toàn bộ, ông Hiền nói, sẽ không xác định được mức thu, thời gian thu phí, giá đất được sử dụng thanh toán cho nhà đầu tư.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Ngọc Phương - Phó trưởng đoàn đại biểu tỉnh Quảng Bình nhận xét, nhờ kiểm toán, BOT mới giảm thất thoát hàng nghìn ꧂tỷ đồng.
Giơ biển tranh luận, ông Đỗ Văn Sinh (Quảng Trị) - uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế khẳng định cách thiết kế như dự thảo luật đúng với Hiến pháp, đảm bảo quyền lợi nhà đầu tư, Nhà nước, người dân. Ông cho rằng chỉ nên kiểm toán cấu phần nhất định dự án PPP. Lý do là, từ quá trình triển khai 🅘tới khi vận hành có cả vốn Nhà nước, tư nhân. Chỉ khi nhà đầu tư chuyển giao cho Nhà nước sau quá trình vận hành mới là đầu tư công.
Cũng tranh luận, ông Nguyễn Lâm Thành (Lạng Sơn) nhìn nhận, dự án PPP bản chất là dự án công kết hợp tư nên không thể áp dụng kiểm toán toàn bộ. Ông đề nghị chỉ ♉nên kiểm toán ở 2 thời điểm, là khi công trình đã hoàn thành, đi vào vận hành và sau khi chuyển giao cho Nhà nước... để vừa thuận lợi cho doanh nghiệp, vừa chặt chẽ.
Nhà nước không thể chia sẻ lỗ với nhà đầu tư PPP
Bà Mai Thị Ánh Tuyết (An Giang) nói cơ chế Nhà nước chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu là phù hợp. Vì thực chất lỗ, lãi của doanh nghiệp quyết định bởi 2 yếu tố doanh thu và chi phí. Trong đó, doanh thu sẽ căn cứ vào mức giá, phí của sản phẩm, dịch vụ ꦓnên biến độܫng doanh thu trong các dự án PPP, điển hình là dự án giao thông, thường xuất phát từ nhu cầu thực tế.
Còn cơ chế hạch toán lỗ lãi sẽ dựa vào chi phí của doanh nghiệp, và thường chi phí này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan (như lạm phát) và yếu tố chủ quan từ phía doanh nghiệp (hiệu suất sản xuất, quản trị nhân sự). "Nhà nước chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp mà ng🔴uyên nhân lỗ họ điều hàn𝓰h quản trị kém là không hợp lý", bà nhấn mạnh.
Ông Hoàng Văn Cường (Hà Nội) - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng đồng tình, Nhà nước chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp dựa vào doanh thu. Theo ông, doanh thu dự án PPP được tính trên cơ sở số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ công khi thiết kế dự án. Nhưng khi vận hành, số khách và doanh thu giảm, các phương án tài chính sẽ t🧸hay đổi theo. Trường hợp này Nhà nước phải chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư. Còn nếu lượng khách vẫn giữ nhưng doanh thu sụt giảm, dẫn tới thua lỗ, nhà đầu tư phải chịu.
Nhưng ông lưu ý, phương thức chia sẻ ở đây không hẳn dùng ngân sách. Chỉ khi các điều chỉnh ꦍvề giá dịch vụ không thực hiện được mới tính tới việc dùng ngân sách chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư. Còn trường hợp do Nhà nước thay đổi chính sách dẫn tới thua lỗ của nhà đầu tư thì tỷ lệ phân chia rủi ro nên là 50-50, thậm chí Nhà nước phải bồi thường, đền bù cho nhà đầu tư.
Ở khía cạnh này, bà Mai Thị Ánh Tuyết nói, dự thảo Luật nên xác định "do lỗi của Nhà nước thay đổi chính sách khiến nhà đầu ꦅtư thua lỗ hay không, để bảo đảm chặt chẽ, tính pháp lý".
Anh Minh