Từ ngày các con được nghỉ hèಞ, chị Lưu Lệ Giang (quận Tân Bình, TP HCM) lại lo lắng vì cả chị và chồng đều đi làm, các con tự vui chơi ở nhà. Dù chị đã chia thời gian biểu gồm giờ học thêm, ra ngoài sân chơi, xem ipad... nhưng các con vẫn thường mê xem điện thoại, chơi game, lướt web... nhiều hơn và không muốn ra ngoài chơi💛.
Buổi tối, các bé thường trằn trọc khó ngủ dù cả ngày không ngủ trưa; hay than mệt; khô 🍸mắt. Có hôm chị nhờ con đi mua đồ ăn sáng. Bé cầm tiền chạy vội, 5 phút sau quay về hỏi lại mẹ mua gì vì quên mất. Bé mất tập trung vào các hoạt động hàng ngày và chỉ chăm chú vào chơi game khiến vợ chồng chị không yên൩ tâm.
BS.CKII Thân Thị Minh Trung - Phó trưởng khoa , Bệnh viện đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết, tình trạng trẻ nhỏ nghiện các thiết bị điện tử giải trí như tivi, máy tính bảng, điện thoại, máy chơi game... quá 2-3 giờ mỗi ngày, nhất là trong dịp hè, có thể gây ra nhiều vấn đề đáng lo ngại cho sức khỏe như béo phì, bệnh rối loạn TIC, tim mạch, trầm cảm... Trẻ từ 2 tuổi trở xuống thì không nên cho tiếp xúc với các màn hình thiết bị điện tử. Trẻ có thể ngủ không ngon giấc, đầu óc bị kích thích, giảm tập trung chú ý, giảm trí nhớ. Xem tivi, máy tính, chơi ipad thường xuyên🧔 còn khiến trẻ nhỏ bị hạn chế các hoạt động bên ngoài, gây tăng cân, giảm kỹ n♈ăng giao tiếp, thậm chí gây ra xu hướng hành vi bạo lực ở trẻ.
Theo bác sĩ Minh Trung🔜, ánh sáng xanh bức xạ từ các màn hình điện thoại, Ipad, máy vi tính... có thể khiến người chơi mất ngủ kéo dài. Chúng gây ức chế sự sản xuất hormone melatonin gây ngủ và phá vỡ nhịp sinh học của trẻ. Tᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚrẻ sẽ bị rối loạn lo âu, trầm cảm, mất tập trung do tia bức xạ kích thích căng thẳng thần kinh não.
Trẻ nghiện điện thoại có thể thường xem phim hoặc chơi điện thoại quá giờ đi ngủ, thiếu ngủ, ngáp khi học bài. Con có thể ăn uống qua ౠloa, đến khi cha mẹ dọa nếu không ăn sẽ bị thu lại điện thoại, không được xem tivi thì mới chịu ăn. Trẻ không tập trung vào học tập, học nhanh chóng để được chơi điện thoại. Khi trẻ đang sử dụng thiết bị điện tử thì dễ tức giận, gây hấn, khó chịu; né tránh việc ra ngoài chơi; quan tâm tới các thiết bị điện tử hơn người thân, bạn bè...
Để trẻ không lạm dụng thiết bị điện tử, 🥀bác sĩ Minh Trung khuyên phụ huynh cần cách ly trẻ khỏi các thiết bị này, thay bằng các hoạt động vui chơi, vận động bên ngoài, dành nhiều thời gian trò chuyện với con, cải thiện tâm trạng, cảm xúc của con.
Đối với trẻ từ 2-5 tuổi, thời gian sử dụng thiết bị điện tử chỉ nên giới hạn trong một giờ mỗi ngày. Ưu tiên các chương trình được ba mẹ kiểm soát mang tính hữu íchꦐ, thiết thực với trẻ.
Đối với trẻ lớn hơn, từ 6-15 tuổi, ba mẹ cần đặt mức giới hạn phù hợp cho việc sử dụng các thiết bị điện tử. Các hoạt động giải trí tự do cho con nên đư🐠ợc ưu tiên. Người lớn nên tạo không gian, thời gian để cả gia đình sinh hoạt, vui chơi cùng nhau như: ăn tối, cho bé tham gia các hoạt động không sử dụng công nghệ, học bơi, học võ...
Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử một giờ trước khi đi ngủ. Yêu cầu trẻ sạc các thiết bị bên ngoài phòng ngủ vào ban đêm; trá𓆉nh đặt các thiết bị điện tử trong phòng ngủ. Ba mẹ cũng nên tự giới hạn thời gian sử dụng thiết bị điện tử của bản🌄 thân.
Bác sĩ Minh Trung nhận định, những trẻ sống trong môi trường được tiếp cận với các hoạt động bên ngoài thường có thể lực tốt hơn, khả năng thích nghi và miễn dịch tốt hơn so với những trẻ suốt ngày ở trong nhà. Việc phát triển về thể lực, tất yếu có tác động tốt đến sự phát 🦋triển về trí tuệ của trẻ.
Bình An