Ngày 4/7, ThS.BS.CKII Trần Th🍌ị Thúy Hằng, Trưởng khoa Tai Mũi Họng, Trung tâm Tai Mũi Họng, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết thông tin trên, thêm rằng một tháng nghỉ hè (từ tháng 6 đến nay) bệnh viện tiếp nhận hơn 5ꦐ0 trẻ đến khám vì viêm mũi xoang tái phát do đi bơi, tăng 20% so với tháng trước, trong đó chủ yếu là trẻ 7-12 tuổi.
Viêm xoang là tình trạng niêm mạc xoang cạnh mũi bị viêm, tích tụ chất lỏng, chất nhầy, lỗ thông từ xoang ra mũi tắc nghẽn. Bác sĩ Hằng giải thích trẻ bị viêm xoang vốn nhạy cảm với dị nguyên (tác nhân gây bệnh). Clo trong nước hồ bơi có thể gây kích ứng niêm mạc mũi và xoang trẻ, làm tăng nguy cơ viêm nhiễm khiến viêm xoang tái phát hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh hiện có🦩. Nước chứa clo hoặc nước không hợp vệ sinh ở các hồ bơi tự nhiên có thể xâm nhập vào mũi xoang của trẻ khi lặn, chơi dưới nước.
Bác sĩ Hằng dẫn nghiên cứu tại Mỹ trên gần 1.000 trẻ cho thấy thanh thiếu niên bơi trong bể chứa clo có nguy cơ mắc bệnh hô hấp, bao gồm cả viêm xoang. Trẻ có tiền sử mắc bệnh hô hấp, tiếp xꦉúc với nước hồ bơi chứa clo, các triệu chứng có xu hướng tái phát và tiến triển nặng.
Trẻ với bệnh sử viêm mũi xoang, sau khi đi bơi thường bị ngứa mũi, đau nhức mũi, nghẹt mũi kéo dài, đau đầu. N🎐ặng hơn, trẻ có thể đau mặt, đau đầu, không thở được, xì ra nước mũi màu vàng xanh, mùi hôi tanh, nước mũi chảy xuống họng.
Đơn cử Trung, 10 tuổi, nghẹt mũi, hắt xì liên tục, sổ mũi. Cách đây 6 tháng, bé được bác sĩ chẩn đoán viêm mũi xoang. Bắt đầu nghỉ hè, bé đi bơi ba lần mỗi tuần, sau hai tuần thì xuất hiện triệu chứng. Bé uống thuốc điều trị viêm xoang theo toa cũ bác sĩ kê cách đó ba tháng nhưng không khỏi. Khi bệnh nặng gây đau đầu, nhức và sưng mặt🍌, đau g🐭ò má, nghẹt mũi, nước mũi màu vàng, hôi, bé được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM khám.
Bác sĩ Hằng chẩn đoán Trung tái phát viêm mũi xoang, dịch mủ nhầy, phù nề niêm mạc mũi xoang. Bệnh nhi được chỉ định hút dịch để thông thoáng xoang, kê thuốc uống và thuốc xịt rửa mũi. Bác sĩ dặn bé không được đi bơi trong giai đoạn này, không để mắc 🔜mưa, tránh đ♔ến nơi khói bụi và tái khám sau một tuần.
Tương tự, Thảo, 8 tuổi, quê Quảng Ngãi, có bệnh sử viêm mũi xoang, nghẹt mũi, khó chịu ở mũi, hắt xì mỗi khi thời tiết giao mùa.💎 Nhà gầ▨n biển nên mỗi ngày hè, Thảo đều đi tắm biển, có hôm đến hồ bơi công cộng. Hai tuần gần đây, bệnh tái phát khiến bé nghẹt mũi kéo dài, khó thở, đau đầu, sốt nhẹ.
Kết quả nội soi tai mũi họng tại TP HCM cho thấy khe mũi xoang nhiều dịch nhầy đặc, chảy từ cửa mũi sau xuống họng, niêm mạc cuốn mũi phù nề. ဣThảo được chỉ định hút dịch giúp xoang thông thoáng, xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày kèm uống thuốc theo toa bác sĩ, không được đi bơi giai đoạn này. Tái khám sau một tuần, triệu chứng của bé giảm rõ rệt.
Theo bác sĩ Hằng, viêm mũi xoang ở trẻ cần được điều trị dứt điểm từ sớm để tránh bệnh tiến triển mạn tính. Điều𓆏 trị viêm mũi xoang ở trẻ nhỏ chủ yếu là điều trị nội khoa.
"Không phải mắc viêm xoang là phải từ bỏ sở thích đi bơi", bác sĩ Hằng nói, thêm rằng để đảm bảo an toàn cho trẻ, ba mẹ nên chọn hồ bơi có nguồn nước sạch, tráꦚnh các hồ có nồng độ clo cao. Sử dụng nút bịt tai và kẹp mũi khi bơi. Hướng dẫn trẻ bơi ngửa để hạn chế nước tràn vào mũi, họng.
Trước khi bơi cần chuẩn bị nước nhỏ mũi,🐻 nước muối súc họng. Tắm lại và làm sạch mũi họng sau khi bơi. Không cho trẻ ở dưới nước quá lâu vì 🉐cơ thể và hệ hô hấp dễ nhiễm lạnh. Chỉ nên bơi tầm 30 phút và khoảng hai lần một tuần.
Nếu trẻ không may sặc nước, người lớn nên hướng dẫn bé xì sạch nước ra khỏi mũi, nghiêng đầu, lắc nhẹ đầu và kéo thẳng vành tai🦹 để nước trong tai chảy ra ngoài. Hạn chế đi tắm biển, hồ khi bệnh viêm mũi xoang tái phát, dùng thuốc theo toa của bác sĩ để giảm triệu chứng.
Uyên Trinh
Độc giả đặt câu hỏi về bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp |