Vụ việc giáo viên dùng kéo cắt tóc một nữ sinh lớp 10 ngay 🦄trước lớp do em này nhuộm tóc, trong khi nội quy của trường không cho phép một lần nữa khiến người lớn phải nhìn nhận lại tầm quan trọng của tâm lý học trong giáo dục và đời sống.
Ở đây, các em học sinh đang tuổi dậy thì - tuổi khủng hoảng, được ghi nhận là giai đoạn cực kỳ khó khăn trong giáo dục trẻ, ngay cả ở các nước phát triển. Thế nên việc giáo dục theo lối mòn "quy định là quy định, học sinh buộc phải tuân theo" như truyền thống sẽ phản tác dụng với trẻ ở độ tuổi này. Thậm chí, nó sẽ khiến các em phản kháng lại vì "chẳng hiểu sao mình lại không được nhuộm tóc"?
Nhiều nhà giáo bây giờ đang không còn đủ kiên nhẫn để giải thích những vấn đề cụ thể đó với trẻ. Họ cứ mãi lặp lại cái bài "quy định là quy định". Vốn dĩ quy định đều vì con người, vì cộng đồng. Những chính cách quy định máy móc lại khiến học sinh cảm thấy "con người vì quy định", "cộng đồ෴ng vì quy định". Chúng ta sinh ra không phải để tuân thủ các quy định, mà quy định được xây dựng vì chúng🌜 ta.
Vấn đề là chúng ta cần giải thích cho bọn trẻ vì sao chúng ta không cho phép chúng làm gì đó. Tôi nhớ Nhật Bản cũng từng ầm ĩ vì yêu cầu học sinh nước ngoài phải nhuộm màu tóc đen giống như học sinh Nhật. Họ giải thích rằng điều này khiến học sinh đó không bị "khác biệt" so với số đông. Người Nhật Bản không thích "khác biệt" nên việc trẻ khác biệt đám đông dễ bị cô lập trong học đường, không t🔴ốt cho trẻ. Đương nhiên với sự giải thích rõ ràng như vậy, quy định trên thuyết phục hơn rất nhiều.
Văn hóa mỗi nước mỗi khác, chúng ta cũng không nên áp dụng dập khuôn quy định của nước khác vào nước mình. Ngày xưa, giáo viên giải thích với tôi việc mặc đồng phục là để giúp học sinh không nhận biết được sự khác nhau🍃 về giàu - nghèo qua trang phục, không ảnh hưởng tâm lý tự ti của các học sinh nghèo.
Một cô giáo của tôi thậm chí còn viết thông báo "nộp phí 1.000 đồng" trong sổ liên🐬 lạc và nhắc chúng tôi trước cả tuần để cha mẹ có sự chuẩn bị. Lúc đó tôi đã có công việc làm th🐽êm và có quỹ đen. Tất nhiên số tiền 1.000 đồng không là gì cả, nhưng cô giáo đã xem xét đến các gia đình khó khăn khi thông báo một cách chính thức như vậy.
Quay trở lại câu chuyện quy định cấm học sinh nhuộm tóc, tôi thật sự muốn biết lý do gì mà chúng ta không cho phép các bé nhuộm tóc khi đến trường. Xin đừng giải thích chung chung theo kiểu "làm vậy để tốt cho các con". Vấn đề ở đây không phải vì cảm quan cá nhân của người lớn hay vì "xây dựng thói quen tuân thủ" cho trẻ trước khi bước ra đời". Hãy để bọn trẻ cảm nhận được "chúng sống vì chúng", "làm hay không nên làm điều gì vì chúng" chứ không phải vì ý muốn của chúng ta. Đừng hô hào suông mà hãy hành động để chứng minh những quy định chún✅g ta đặt r𒅌a vì con trẻ thế nào.
Hiện tại, tôi có cảm giác nhiều phụ huynh cứ giao phó con hoàn toàn cho nhà trường với lý do giáo viên có chuyên môn hơn. Trong khi đó, các nhà trường lại cho rằng họ chỉ truyền thụ tri thức, còn các mặt khác cần đến trách nhiệm của cha mẹ. Thế nhưng tâm lý học lại không phải chuyên môn của phụ huynh. Bản thân chúng ta còn 💖đang bắt chước các cụ với quan điểm "đẻ con - cho ăn - cho tiền đi học là tốt lắm rồi". Bọn trẻ bây giờ có thể nói là "tội nghiệ♚p" vì phải hấp thu một mớ bòng bong từ năm châu bốn bể, không ai chỉ cho chúng chọn lọc ra sao?
Chính tôi cũng đang nhuộm tóc màu hạt dẻ. Và thực lòng, tôi cũng không biết phải giải thích thế nào với con rằng vì sao nó lại không được nhuộꦚm tóc như mẹ? Nếu nhuộm tóc là xấu thì tôi cũng đang làm việc xấu hay sao? Thực mong những người làm giáo dục có những lời giải thích 🍬rõ ràng và thấu đáo để những quy định cấm thế này không bị phản tác dụng.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.