Video được công bố ngày 19/2, cho thấy diễn biến vụ ẩu đả của binh sĩ nước này với lính Ấn Độ tại thung lũng sông Galwan, nơi꧋ Đường Kiểm soát Thực tế (LAC) chạy qua.
Đầu video là hình ảnh lính Trung Quốc dựng trại vào ban ngày tại khu tranh chấp. Trong lúc nhóm này hạ trại, một nhóm binh s📖ĩ Ấn Độ lội sông đến vị trí này để phản đối. Một số binh sĩ Ấn Độ mang theo khiên nhựa, gậy gộc, đội mũ bảo hiểm và mặc giáp bảo hộ.
Lực lượng hai bên sau đó dàn hàn🦩g tại khu vực lính Trung Quốc hạ trại, song xô xát chưa xảy ra và sĩ quan hai bên thảo luận 🌌với nhau.
Đoàn xe cơ giới của Trung Quốc sau đó chở lực lượng tăng viện đến điểm đối đầu trong đêm, các binh sĩ này được trang bị gậy gộc, mặc giáp và đ༺ội mũ bảo hiểm, một số mang theo đèn chớp gây lóa mắt chuyên dùng để đối phó bạo động. Ẩu đả giữa binh sĩ hai nước xảy ra sau đó, một số đốm lửa bùng lên tại hiện trường song không rõ thiết bị hay vũ khí nào được 𓆏sử dụng.
Vụ ẩu đả khiến 20 lính Ấn Độ và ít nhất 4 binh s🐻ĩ Trung Quốc thiệt mạng, được đánh giá là lần đụng độ đẫm máu nhất giữa hai quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân từ sau cuộc chiến năm 1962.
Video còn cho thấy một binh sĩ �🐠�Trung Quốc bị thương ở phần đầu và chảy nhiều máu được các đồng đội băng bó. Truyền thông Trung Quốc đưa tin thiếu tá Kỳ Phát Bảo, chỉ huy một trung đoàn thuộc Bộ Tư lệnh Tân Cương, "bị thương nghiêm trọng" trong vụ ẩu đả và nhận danh hiệu trung đoàn trưởng anh hùng trong bảo vệ biên giới.
Tranh chấp biên giới Ấn - Trung diễn ra trong nhiều thập kỷ, trong đó lần đụng độ đẫm máu nhất là cuộc chiến năm 1962. Những vụ đụn𝔍g độ lẻ tẻ sau đó nổ ra dọc LAC, biên giới chưa phân định giữa Ấn Độ và Trung Quốc chạy qua dãy Himlaya.
Tranh chấp giữa Ấn Độ và Trung Quốc quanh LAC bắt đầu căng thẳng꧃ từ tháng 5/2020, với đỉnh điểm là vụ ẩu đả chết người một tháng rưỡi sau đó. Sau vụ ẩu đả chết người, Ấn Độ và Trung Quốc điều nhiều khí tài và binh sĩ lên tăng viện cho khu vực biên giới.
Ấn Độ và Trung Quốc sau đó tổ chức nhiều cuộc đàm phán quân sự cùng ngoại giao để tháo gỡ căng thẳng biên giới. Quân đội hai nước hồi đầu tháng 2 rút binh sĩ, xe tăng và trang thiết bị khỏi khu vực ven hồ Pangong Tso, một trong các điểm nóng tạiꦉ khu vực biên giới.
Nguyễn Tiến (Theo Sputnik)