Tiếp tục những tranh luận liên quan đến việc "xóa bỏ hay giữ trường chuyên?", nhiều độc giả VnExpress bày tỏ quan điểm cho rằng nên giáo dục phổ thông nên đào tạo kiến thức toàn diện cho học sinh thay vì học lệch một số môn chuyên:
Học sinh trường chuyên hầu hết đều học lệch, trong khi kiến thức phổ thông đều là kiến thức nền tảng. Đừng đánh giá tỷ lệ đậu đại học của trường chuyên với các trường khác. Trường chuyên𓆏 toàn gom học sinh khá giỏi về thì kết quả không cao mới lạ. Mà đâu phải trường chuyên đào tạo các học sinh này mới giỏi. Họ đã giỏi từ trước khi vào trường chuyên. Tuy nhiên, cần nói cho rõ, tỷ lệ tài năng kiệt xuất từ trường chuyên cũng đâu có cao, cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay. Vậy trường chuyên chỉ giúp duy trì cái giỏi đã cꦜó sẵn chứ không phải biến một người bình thường thành tài năng. Vậy duy trì nó làm gì cho tốn kém?
💯Cùng ý kiến với bạn. Muốn học chuy🧸ên thì nên học sau phổ thông hay đại học, đã là giáo dục phổ thông thì nên đào tạo cho toàn diện. Thay vì trường chuyên thì tôi thấy nên rút ngắn chương trình phổ thông và để kiến thức chuyên sâu đào tạo ở đại học.
Thực ra, thꩲeo tôi cả nước chỉ nên có bốn trường chuyên đặt tại bốn khu vực Hà Nội, TP HCM, Cần Thơ, Đà Nẵng rồi đầu tư là đủ. Các trường chuyên này tuyển sinh theo khu vực để lựa những em thật xuất sắc đúng nghĩa. Hiện nay, trường chuyên mở ra quá nhiều. Nhiều trường chuyên địa phương thực ra là mô hình tập hợp các học sinh lớp chọn của các trường thường gom lại. Đầu tư kinh phí cho các em học chuyên Toán sau vào Đại học Kinh tế, Chuyên Văn học Quản trị du lịch... Về nguyên tắc đầu tư học chuyên gì thì sau này phụng sự xã hội theo ngành chuyên sâu của người học. Nói thật, ở nhiều địa phương, điểm thi Đại học 60% học sinh chuyên cũng quanh quẩn ba môn từ 20-22 điểm. Vậy thì chuyên kiểu gì? Đầu tư dàn trải, lãng phí. Cả nước có gần 80 trường chuyên. Bình quân mổi trường 500-1.000 học sinh. Nhân tài ở đâu mà lắm vậy?
>> 'Không nên🌺 bỏ trường ch♐uyên vì giáo dục không thể cào bằng'
Trong khi đó, với quan điểm trái chiều, không ít ý kiến lại ủng hộ phương pháp giảng dạy của trường chuyên, đồng thời nhấn mạnh tư tưởng học đều tất cả các môn là sai lầm:
Tư tưởng học đều là một tư tưởng hoàn toàn sai lầm🥃 và thiển cận. Yêu cầu học sinh học đều mà không hiểu vì sao mình phải học là một sai lầm trong giáo dục. Một học sinh chuyên trong quá trình được đào tạo sâu về môn mình có năng khiếu, tự khắc sẽ có nhu cầu học các 💞môn bổ trợ. Từ đó, các em học rộng ra theo nhu cầu và dần dần trở lên toàn diện hơn - đó mới là cái "chất" của giáo dục.
Nhiều người kêu gọi học sinh phổ thông phải học hết các kiến thức gọi là nền tảng của phổ thông, nhưng không biết có ai thống kê tỷ lệ người trưởng thành sử dụng các kiến thức này không? Mỗi con người đều có những ưu thế riêng, người giỏi khoa học xã hội, người giỏi khoa học tự nhiên, người giỏi các môn năng khiếu, nghệ thuật... Nếu cứ đánh đồng tất cả mọi người, ai cũng bắt nhồi nhét đủ thứ kiến thức vô đầu thì sẽ có người "gãy", không thể tốt nghiệp phổ thông nổi, và khó có cơ hội học tiếp để phát huy sở 🌳trường của mình. Việc học lệch cho những người có thiên hướng lệch thì có gì là sai? Lịch sử cho thấy có nhiều nhà khoa học nổi tiếng của thế giới là những người có thiên hướng lệch như thế. Nếu ở Việt Nam thì với chủ nghĩa "cá mè một lứa", người có thiên hướng lệch khó mà có cơ hội phát huy sở๊ trường của mình để giúp ích cho xã hội.
Học lệch thì có gì đâu? Tôi học trường chuyên từ bé, những môn nào tôi không có năng khiếu thì không học, vậy thôi. Ví dụ như tôi rất kém khoa học tự nhiên nhưng giỏi về ngôn ngữ, và tôi giờ làm luật sư, phát huy đúng thế mạnh. Tôi nghĩ các trường chuyên nên tổ chức như sau: ꦑví dụ kém khoa học thì Sinh, Hoá, Lý học lớp cơ bản (bắt buộc), và chỉ học môn này một năm trong tổng ba năm. Cảm thấy hứng thú có khả năng với môn nào thì học lớp nâng cao môn đó trong năm lớp 11-12, còn không thì thôi, biết cơ bản định lý Newton, di truyền F1, F2 là được rồi. Giờ vẫn bắt con trẻ học đủ 13 môn để không lệch là quá khổꦐ.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.