Bác sĩ tư vấn cho cháu về vấn đề loạn nhịp tim. Khi nào cháu cần đi bệnh viện?𒆙 Điều trị bệnh này như thếꦗ nào? Em xin cảm ơn bác sĩ.
Chào anh,
Nhịp tim của người bình thường dao động từ 60 -100 lần/ phút. Loạn nhịp tim được chia ra nhiều loại là rối loạn nhịp nhanh (khi nhịp tim > 100 lần/phút) như nhịp nhanh kịch phát trên thất, nhịp nhanh xoang, nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh thất... và rối loạn nhịp chậm (khi nhịp tim < 60 lần/phút) như nhịp chậm xoang, block nhĩ thất... Nhịp tim không đều như ngoại tâm thu nhĩ, ngoại tâm thu thất, rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh nhĩ,... Do đó, anh cần đến bác sĩ chuyên khoa tim mạch để được thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng như đo điện tim, siêu âm tim, holter ECG 24 giờ... giúp có chẩn đoán chính xác và cách điều trị thích hợp. Chúc anh khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chương trình đ🧸ể được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Ảnh ♌hưởng của bệnh tăng huyết áp đến tim như thế nào? Tăng huyết áp có điều trị được không thưa bác sĩ?
Chào chị,
Tăng huyết áp là một bệnh mãn tính không điều trị khỏi, tuy nhiên chúng ta không nên lo sợ vì hiện nay bác sĩ tim mạch sẽ giúp chúng ta ổn định hu🔴yết áp và dự phòng các biến chứng do tăng huyết áp. Các biến chứng ở tim do tăng huyết áp như xơ vữa mạch vành gây nhồi máu cơ tim và bệnh tim thiếu máu cục bộ, ngoài ra còn gây suy tim. Ngoài tim ra thì tăng huyết áp còn gây biến chứng ở não, mắt, thận và mạch máu nếu chúng ta kiểm soát kém.
Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để đư🦂ợc hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Dạo này, tôi thường thấy triệu chứng đau ngực, mệt khi vận động và thở dốc. Theo tôi cảm nhận, tim ꦬmạch có vấn đề. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi, xin cảm ơn nhiều.
Chào anh.
Triệu chứng đau ngực, mệt, thở dốc khi vận động, có thể là triệu chứng của thiếu máu cơ tim (hay còn gọi là bệnh mạch vành), do mạch máu nuôi tim (mạch vành tim) bị hẹp từ đó làm giảm lượng máu nuôi đến tim và gây ra triệu chứng khi tim tăng hoạt động. Cách tốt ꦓnhất anღh nên đến bác sĩ tim mạch để được thăm khám và thực hiện các cận lâm sàng như siêu âm tim, đo điện tim, X-quang tim phổi, trắc nghiệm gắng sức bằng thảm lăn, MSCT mạch vành... để có chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp cho anh.
Chúc anh khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào♔, anh có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Em 41 tuổi, nặng 72 kg, cao 1,69 cm, nghề nghiệp bác sĩ răng hàm mặt. Khoảng một năm nay, em bị tăng huyết áp không thường xuyên, đo khoảng 135/90 mmHg, tê rần da mặt, tay trái cằm đồ vật không chắc bằng tay phải. Em đã chụp CT có cản quang mạch vành, kết quả có đoạn hẹp khoảng 20%, có nhiều vôi ...
Chào anh,
Đầu tiên, với huyết áp như anh mô tả thì anh cần phải đo Holter huyết áp 24h để xác định chắc chắn rằng huyết áp anh có thật sự tăng không mới quyết định điều trị. Khi bác sĩ chẩn đoán tăng huyết áp, anh phải dùng thuốc suốt đời. Anh mô tả cảm giác tê, lo lắng, mất ngủ thường xuyên, nhịp tim nhanh, hay nhói ngực trái thì anh cần điều trị rối loạn lo âu và mất ngủ trước khi đo Holter huyết áp. Vì đó là nguyên nhân chính dẫn đến các vấn đề anh đang mắc phải. Anh nên khám chuyên khoa Nội thần kinh và tư vấn tâm lý để có một cuộc sống chất lượng. Chúc🃏 anh khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc 🥃mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Bé nhà em tám tuổi, tim cháu đập nhanh hơn bình thường và thường hay mệt. Bình thường, cháu không chạy nhảy cũng bảo là mệt tim. Gia đình đã đưa cháu đi khám tại bệnh viện và chụp X-quang, siêu âm nhưng kết quả bác sĩ bảo bình thường. Bác sĩ cho em hỏi, em muốn đưa cháu đi khám tổng quát, chuyên ...
Chào bạn,
Cám ơn gia đình đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Cháu nhà mình có tình trạng tim đập nhanh, khi chơi thường hay mệt. Cháu đã kiểm tra tuy nhiên không thấy ghi rõ đã được đo nhịp tim 24h để ghi nhận nhịp tim nhanh thất là bao nhiêu và khi tình trạng cháu mệt thì có rối loạn nhịp nào hay không? Tôi khuyên gia đình nên đưa cháu đi khám lại vﷺì hiện tại cháu vẫn còn tình trạng mệt, ngay cả khi cháu không vận độnඣg. Bạn cũng có thể đưa cháu đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, nơi đây có các chuyên gia về tim bẩm sinh và loạn nhịp, có thể thăm khám và chẩn đoán chính xác bệnh cho cháu. Thân mến.
Bꦇác sĩ cho em biết rằng những dấu hiệu nào nhắc💖 ta nên đi khám tim mạch sớm? Nhờ bác sĩ tư vấn.
Chào anh,
Câu hỏi của anh có phạm trù rất rộng. Một người không có triệu chứng, chỉ cần có ba trong số các nguy cơ sau là phải đi khám tim mạch định kỳ, đó là độ tuổi, nam >45 và nữ > 50, người hút thuốc lá, người tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, béo phì, tiền sử đột quỵ. Nếu khi bệnh nhân có triệu chứng đau đầu chóng mặt, đo thấy huyết áp trên140 mmHg, tức ngực đột ngột hay tức ngực khi gắng sức như leo cầu thang, đi bộ nhanh, hồi hộp đột ngột kèm theo vả mồ hôi, khó thở, đặc biệt là khó thở về đêm, khó thở khi gắng sức, ngoài ra còn có phù hai chân... cũng là yếu tố cần phải đi thăm khám, tầm 🎃soát các bệnh lý tim mạch.
Chúc anh khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có ཧthể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán, anh có thể tham khảo Trung tâm ౠTim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) hoặc Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).
Để đặt lịch khám và tư vấn, anh có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858, tại TP H🔴CM 0287 102 6789 để được hỗ trợ.꧋
Tháng 1/2021, tôi khám sức khỏe ở bệnh viện, bác sĩ có ghi là bị lệch trục tim trái. Vậy bệnh này của tôi có nguy hiểm hay không? Điều trị như thế nào? Tôi bị cao huyết áp khoảng bảy năm nay. Có một bạn nữ trẻ mới hơn 30 tuổi cũng bị giống như tôi, nhưng sức khỏe thì kết luận là loại ...
Chào bác.
Trục điện tim bình thường là từ 0 độ đến +90 độ. Trục điện tim từ 0 độ đến -90 độ thì được gọi là trục lệch trái. Trục lệch trái thường gặp trong trường hợp tăng gánh thất trái như tăng huyết áp, hẹp hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ hoặc thiếu máu cơ tim... Tuy nhiên, cần kết hợp thêm các cận lâm sàng khác như siêu âm tim, trắc nghiệm gắng sức... để đánh giá chức năng cơ tim, bệnh van tim và thiếu máu cơ tim. Cần phải điều trị tùy theo nguyên nhân gây tăng gánh thất trái, cụ thể trong trường hợp của bác là cần điều trị kiểm soát tốt huyết áp. Xin cảm ơn câu hỏi của bác và chúc bác nhiều sức khỏe. Nếu c✃ó thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được 🗹hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi có hút thuốc lá, huyết áp của tôi trước đây là 145/105. Sau đó, tôi uống thuốc thì huyết áp là 128/84. Tôi có tập thể dục mỗi tối sáu km thì huyết áp là 102/77 (mỗi sáng uống 1/2 viên hạ huyết áp và tối uống một viên phòng ngừa biến cố huyết khối do xơ vữa động mạch). Xin hỏi bác ...
Chào anh,
Về hướng điều trị cho người cao huyết áp, đầu tiên là thay đổi lối sống, bỏ thuốc lá, hạn chế ăn mặn, mỡ, da, gan, nội tạng, giảm cân. Tập thể dục đều đặn, tối thiểu là đi bộ 15-30 phút mỗi ngày, hạn chế tress, căng thẳng. Thuốc được chọn tùy thuộc vào các bệnh kèm theo, nguy cơ mà bác sĩ sẽ chọn cho mình thuốc huyết áp phù hợp. Vì vậy, anh cần đến gặp đúng bác sĩ chuyên khoa tim mạch để tầm soát các nguy cơ tim mạch và đánh giá, bác sĩ sẽ chọn cho mình thuốc phù hợp, đưa về các chỉ số huyết áp, mỡ máu chuẩn nếu mình tái khám định kỳ. Chúc anh khỏe mạnh. Nếꦿu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chương trình ♕để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Cháu muốn hỏi một triệu chứng mong bác sĩ giải đáp. Lâu lâu, cháu hít sâu, bị nhói ở ngực trái và phải nín thở vài lần rồi thở nhẹ dần mới hết cơn đau nhói 💝(lúc đau nhói thì không thể nào hít sâu được). Cháu cảm ơn.
Chào bạn,
Triệu chứng của bạn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra như bệnh tim, phổi, cơ ngực, thần kinh liên sườn, tâm lý... Bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và đánh giá toàn diện, từ đó tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị phù hợp cho bạn. 𝓀Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi ch꧅o chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi uống thuốc đ♛iều tꩵrị tăng huyết áp lâu dài có ảnh hưởng đến thận không? Xin cảm ơn.
Chào bác,
Nếu chức năng thận của bác bình thường thì việc dùng thuốc làm ổn định huyết áp có khả năng bảo vệ thận lâu dài, ngoài ra còn bảo vệ các cơ quan khác như mắt, não, tim và mạch máu. Trong trường hợp bắt đầu tổn thương thận ở giai đoạn hai, ba hoặc có tiểu đạm thì thuốc huyết áp giúp duy trì và bảo vệ chức năng thận, lâu dần dẫn đến suy thận giai đoạn bốn, năm. Nếu thận suy đến giai đoạn bốn, năm thì bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc phù hợp để tránh tăng Kali máu cũng như làm thận xấu nhanh dẫn đến lọc thận. Tóm lại, việc lựa chọn và sử dụng thuốc huyết áp đúng chỉ định cho từng cá thể lâu dài luôn có lợꦺi và tốt cho thận.
Chúc bác khỏe mạnh. Nếu 𓃲có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có t♏hể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi nên ăn uốꦜng và vận động như thế nào để phù hợp với người bị bệnh tim? Xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Các bệnh lý tim mạch có những yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu, hút thuốc lá, béo phì và lối sống ít vận động. Do đó, người bệnh tim mạch cần có chế độ ăn giảm mặn, hạn chế các thức ăn làm tăng cholesterol trong máu như mỡ, da động vật, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng gà... cần hạn chế thịt đỏ (bò, heo, cừu...), ăn thường xuyên thịt trắng (gà, vịt...) (1 lần/1 tuần ), ăn cá, ăn nhiều rau, trái cây. Đồng thời, người bệnh tim mạch nên tập thể dục đều đặn (ít nhất 30 phút/ngày và ít nhất năm lần/tuần) đồng thời duy trì cân nặng hợp lý. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ ♉trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tối ngày 14/3/2021, cháu đang đi thì bị ngất tức thời khoảng năm giây rồi tỉnh. Ngay trong tối hôm đó, cháu đi khám tại bệnh viện có chụp CT não thì bác sĩ nói không sao, đo điện tim bác sĩ có nói nhịp tim dài. Sau đó, cháu về nhà nghỉ ngơi rồi đi làm, hai tuần đi làm cháu thấy bị đầy ...
Chào bạn,
Trong y khoa có những triệu chứng quan trọng mà bệnh nhân và bác sĩ cần lưu ý, đó là những triệu chứng báo động tình trạng nguy hiểm và có thể ảnh hưởng tính mạng. Triệu chứng ngất như bạn đã mô tả là một trong những triệu chứng quan trọng cần đặc biệt lưu ý. Các triệu chứng khác như đau ngực trái âm ỉ, đầy hợi và ợ hơi có thể là do các bệnh lý khác đi kèm theo nhưng chưa quan trọng bằng triệu chứng ngất. Triệu chứng ngất thường là chủ yếu do các bệnh lý có nguồn gốc từ tim mạch (loạn nhịp tim nặng, bệnh mạ🧸ch vành tim, hẹp động mạch cạnh, tụt huyết áp tư thế...) hoặc não (đột quỵ do xuất huyết não, động kinh, cơn thoáng thiếu máu não...).
Trường hợp của bạn, việc chụp CT não chỉ có thể giúp loại trừ nguyên nhân ngất do xuất huyết não, không thể giúp chẩn đoán hoặc loại trừ các nguyên nhân gây ngất khác. Vì điện tâm đồ của bạn ghi nhận bất thường (mặc dù chưa được chẩn đoán cụ thể), do dó bạn nên khám chuyên khoa tim mạch, đặc biệt là chuyên khoa loạn nhịp tim để được chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời. Một số bệnh lý loạn nhịp tim nặng và nguy hiểm tính mạng có thể gây cơn ngất tương tự của bạn, tuy nhiên việc khám, phát hiện bệnh đôi lúc gặp khó khăn và dễ bỏ sót vì đặc điểm biểu hiện bệnh thay đổi từng lúc. Chính vì vậy mà không ít người trẻ tuổi dù khám sức khỏe định kỳ đều đặn trước đó ghi nhận tình trạng sức khỏe tốt, nhưng vẫn bị đột tử. Trường hợp ngất như bạn mô tả có khả năng cao do nguyên nhân loạn nhịp t🐷im nặng (xảy ra từng lúc). Bạn có thể đăng ký khám bác sĩ chuyên khoa loạn nhịp tim để được khám, tư vấn bệnh và điều trị phù hợp.
Chúc bạn khỏe mạ🌸nh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Đôi khi, tôi cảm thấy bị hồi hộp, ngợp thở và vã mồ hôi. Đó có phải là triệu chứng tiền mãn kinh hay là do tôi có vấn đề gì về tim mạch? Các chỉ số xét nghiệm của tôi bình thường, không có vấn đề gì.
Mong nhận được sự trả lời củಞa bác sĩ. Trân trọng cảm ơn.
Chào chị,
Mỗi nguời khi mắc bệnh tim mạch sẽ có triệu chứng khác nhau và một triệu chứng có thể t🔯hấy được ở nhiều bệnh lý khác nhau. Các triệu chứng chị ghi nhận như hồi hộp, khó thở và vã mồ hôi có thể là triệu chứng thấy trong trường hợp tiền mãn kinh hoặc bệnh tim mạch hoặc cả hai cùng lúc. Để xác định chẩn đoán được bệnh, chị nên đi khám chuyên khoa tim mạch và phụ khoa. Các bác sĩ sẽ thăm hỏi tình trạng bệnh, khám lâm sàng và đề các xét nghiệm chuyên biệt hơn để chẩn đoán tình trạng bệnh của chị. Tùy theo kết quả khám và xét nghiệm, bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân, giải thích bệnh và đề ra hướng điều trị thích hợp cho chị.
Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bấ🙈t cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho 💖chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi bị lọan nhịp tim cao và thấp, đã đặt máy nhưng hiện nay sau hai tháng vẫn thấy có mạch cao và thấp, nhờ bác sĩ tư vấn tôi nên phải chăm só🐈c sức khỏe ra sao? Cảm ơn bác sĩ.
Chào cô,
Các thiết bị trợ tim gồm nhiều loại với các chức năng hoàn toàn khác nhau. Do cô chưa cung cấp đầy đủ thಌông tin nên chưa đủ cơ sở dữ liệu để♕ chẩn đoán bệnh và tình trạng sức khỏe, do đó chúng tôi tạm hiểu theo hướng cô được đặt máy tạo nhịp tim.
Máy tạo nhịp tim là thiết bị chỉ hỗ trợ bù nhịp tim trong trường hợp nhịp ti♔m quá chậm, nó không dùng để điều trị nhịp tim nhanh cũng như điều trị các bệnh lý khác. Do đó, khi cô đã đặt máy mà vẫn còn cơn nhịp nhanh là việc bình thường. Lúc này việc kiểm soát cơn nhịp tim nhanh phải cần dùng thuốc điều trị thêm tùy theo loại nhịp nhanh gì. Về những lúc nhịp tim chậm, cô có thể khám, kiểm tra máy tạo nhịp và theo dõi nhịp tim xem có thật sự chậm hay không. Một số trường hợp nhịp tim đập không đều hoặc quá nhanh (ví dụ bệnh nhân bị rung nhĩ), các loại máy đo huyết áp và nhịp tim có thể đo sai và ghi nhận lầm là nhịp chậm. Cô nên tái khám chuyên khoa loạn nhịp tim và trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị để hiểu được tình trạng bệnh của mình và hướng chăm sóc cụ thể.
Chúc cô nhiều sức khoẻ, trân trọng.
Tôi 37 tuඣổi, ở Hà Nội. Tôi muốn khám tổng thể về tim? Vậy khám ở🅠 đâu là dịch vụ tốt nhất?
Chào bạn,
Trong thời đại hiện nay, các bệnh lý tim mạch chuyển hóa khá phổ biến do nhiều nguyên nhân gây ra. Bạn có ý thức bảo vệ sức khỏe tim mạch của mình như vậy là rất tốt. Để khám đánh giá tổng thể và chính xác về sức khỏe tim mạch, bạn cần đến các chuyên gia tim mạch có nhiều kinh nghiệm. Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh chúng tôi tự hào là một bệnh viện có trang thiết bị hiện đại bậc nhất tương đương tầm thế giới, với đội ngũ chuyên gia Tim mạch có nhiều kinh nghiệm, luôn mang đến dịch vụ khám, điều trị, chăm sóc sức khỏe cao cấp, toàn diện với chi phí hợp lý. Bạn có thể đăng ký khám trực tiếp hoặc hẹn lịch khám qua tổng đài của bệnh viện để chúng tôi có thể chăm sóc sức khỏe tim mạch cho bạn. Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho cᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚhương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi bị ꦆhuyết áp và tiểu đường 10 năm, gia đình có tiền sử cả hai bệnh trên. Hiện tại, tôi uống thuốc hàng ngày rất ổn, huyết áp 130/80/80. Khi thời tiết thay đổi, tôi mệt mỏi và huyết áp lên cao 160/110/90 lần (luôn bị huyết áp dưới cao). Lúc bị đau đầu và chóng mặt, tôi dùn♔g thêm một viên huyết áp.
...Chào bạn,
Với điều trị tăng huyết áp, ngoài sử dụng thuốc, việc điều chỉnh lối sống và thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp làm giảm huyết áp đáng kể cho người bệnh, có thể ngay lập tức và trong thời gian dài. Với chế độ ăn, bạn có thể áp dụng chế độ ăn DASH, là chế độ ăn khuyến khích bạn giảm natri trong chế độ ăn uống và tăng nhiều loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, kali, canxi giúp hạ huyết áp vài mmHg chỉ sau hai tuần. Theo thời gi♌an, huyết áp tâm thu có thể giảm từ 8 đến 14 mmHg, t๊ừ đó làm giảm đáng kể nguy cơ mắc các biến chứng do tăng huyết áp gây ra. Bên cạnh đó, bạn nên gia tăng trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần bỏ thuốc lá, hạn chế bia, rượu kết hợp với tập luyện thể dục một cách hợp lý với thời gian khoảng 30 phút/ngày.
Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trìn🍸h để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Mẹ tôi 69 tuổi, phẫu thuật thay van sinh học hai lá, sửa ba lá ngày 14/3/2021. Bác sĩ cho tôi hỏi, cuộc sống sau khi ra viện mẹ tôi cần làm gì? (chế độ ăn uống, sinh hoạt, làm việc, thể dục thể thao...). Du lịch bằng các phương tiện máy bay, tàu hỏa có được k🍎hông?
Vì tôi biết phẫu thuật lần ...
Chào bạn,
Sức khỏe của người bệnh sau khi thay van tim có chuyển biến tốt hơn rất nhiều, họ cảm thấy nhẹ nhõm, bớt lo lắng, tinh thần phấn chấn nên đáp ứng với điều trị cũng tốt hơn. Người bệnh có thể trở lại làm việc sau sáu đến tám tuần với công việc nhẹ nhàng. Thời gian có thể lâu hơn đối với công việc nặng nhọc. Tuổi thọ của người bệnh phụ thuộc vào thời điểm lựa chọn phẫu thuật, phương pháp phẫu thuật và cách tiến hành phẫu thuật, cũng như khi đó bạn đã có bất kỳ tổn thương tim nào do giảm lưu lượng máu hay chưa. Bên cạnh đó, các loại van tim sinh học có tuổi thọ từ 10-20 năm trước khi phải thay van mới, đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến tuổi thọ của người bệnh. Do đó, để cải thiện tuổi thọ, người bệnh cần điều trị tốt suy tim, tránh gắng sức, căng thẳng, giữ tâm lý ổn định, tiêm vaccin để tránh viêm phổi, phòng🦩 tránh viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn. Bạn cũng nên có chế độ ăn phù hợp với bệnh suy tim bao gồm giảm lượng muối, giảm chất béo đặc biệt các chất béo bão hòa, tăng cường rau xanh.
Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư ꦆvấn. Trân trọng.
Em 37 tuổi. Năm trước, em đi bệnh viện khám và phát hiện huyết áp cao, các xét nghiệm tim và thận đều không có vấn đề, chỉ nhịp tim nhanh. Bác sĩ đang cho em uống thuốc huyết áp và hạ nhịp tim mỗi ngày, huyết áp năm ngoái của em có lúc lên cao 169/100 mmHg. Trường hợp của em, có uống thuốc ...
Chào bạn,
Trường hợp của bạn được gọi là tăng huyết áp người trẻ. Bạn cần được khám tìm nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát (chiếm khoảng 10 - 15%). Các nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát có thể gặp như bệnh lý cầu thận, hẹp động mạch thận, u tuyến thượng thận, cường giáp, ngưng thở khi ngủ,... Do đó, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để khám và làm các xét nghiệm tìm nguyên nhân. Ngoài siêu âm tim, siêu âm bụng, bạn có thể cần làm thêm siêu âm động mạch chủ, động mạch thận, CT bụng tìm u tuyến thượng thận, xét nghiệm hormone tuyến giáp, tuyღến thượng thận,...
Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ꧒ trợ, tư vấn. T🅘rân trọng.
Tôi 65 tuổi, năm 2017 có một lần huyết áp tăng cao 140/90 mmHg. Từ đó, bác sĩ yêu cầu tôi uống thuốc hạ huyết áp cho đến nay. Bác sĩ kết luận tôi bị huyết áp vô căn và hiện tôi vẫn duy trì uống thuốc. Tôi theo dõi huyết áp thường từ 110/70 đến dưới 120/80, nhịp tim tối đa 80 lần/phút. Xin ...
Chào bác,
Bác đang điều trị tăng huyết áp với thuốc điều trị, huyết áp ổn định, vậy bác nên tiếp tục duy trì thuốc. Tuy nhiên do gần đây bác bị mệt và giảmꦜ khả năng gắng sức, bác cần tái khám lại để tìm nguyên nhân. Triệu chứng này có thể do suy tim, bệnh mạch vành, xơ vữa động mạch, bệnh phổi mạn tắc nghẽn, thiếu máu, bệnh nội khoa khác...
Chúc bác khỏe mạnh. Nếu có t♑hêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Tr📖ân trọng.
Tôi có huyết áp 114-165, vậy⭕ tôi nên uống thuốc gì và uống như thế nào? Chế độ ăn uống n💟hư thế nào để giúp giảm huyết áp? Xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Để điều trị tăng huyết áp giai đoạn I, tăng huyết áp chưa có tổn thương cơ quan đích, ngoài việc sử dụng thuốc, việc điều chỉnh lối sống và thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp làm giảm huyết áp đáng kể cho người bệnh, có thể ngay lập tức và trong thời gian dài. Theo đó, bạn cần duy trì chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi, gia tăng chế độ ăn nhiều trái cây, rau, các thực phẩm ít chất béo, giảm ăn các loại mỡ bão hòa và mỡ toàn phần, bỏ các thói quen xấu có hại (bỏ rượu, thuốc lá, các loại thức ăn sẵn), giảm năng lượng trong mỗi bữa ăn để đưa cân nặng cơ thể đạt mức cân nặng lý tưởng, tiến hành chương trình tập luyện bằng các bài tập đi bộ nhanh kết hợp tập các bài tập thở, với thời gian 20 - 30 phút/ngày. Nếu sau thời gian thayℱ đổi lối sống và chế độ ăn, huyết áp của bạn không ổn định, bạn có thể đến khám để các bác sĩ chuyên khoa tim mạch tiến hành khám và tư vấn điều trị.
Chúc bạn khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc m෴ắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ🐷, tư vấn. Trân trọng.