VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Chủ nhật, 24/11/2024

Bạn tôi đi khám, phát hiện bị hở van tim 1/4 nhưng bác sĩ bảo chỉ theo dõi bình thường vì không quá nguy hiểm. Trường hợp hở van thế nào mới cần phẫu thuật 𓆏hoặc điều trị bằng thuốc?

Lê Đăng Khoa, 29 tuổi, Bắc Giang

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Hở van hai lá có 4 độ (1/4, 2/4, 3/4, 4/4). Trong đó, hở 1/4 là hở nhẹ, 2/4 là hở vừa, 3/4 là nặng vừa và 4/4 là rất nặng. Nếu hở van hai lá ✨từ 3/4 trở lên, bác sĩ mới nghĩ tới việc quan tâm phẫu thuật và chỉ phẫu thuật khi bệnh nhân có triệu chứng rối loạn chức năng người bệnh. Lúc đó, bsc sĩ mới phẫu thuật sửa van cho người bệnh. Với hai mức độ 1/4, 2/4 bác sĩ chỉ tìm nguyên nhân để điều trị duy trì, có thể dùng thuốc giãn mạch liều thấp cho người bệnh, sau đó mỗi một năm, hai năm bác sĩ sẽ siêu âm lại một lần để theo dõi tìn𒁃h trạng người bệnh.

hở van tim
 
 

Tôi năm nay đã 23 tuổi, phát hiện bị tim bẩm sinh kênh nhĩ thất cách đây hai năm. Bác sĩ có tư vấn tôi nên mổ thẩm mỹ đường dưới ngực thay vì mổ đường dọc ngực trước. Xin hỏi bác sĩ tôi có nên mổ thẩm mỹ không? Nếu mổ đường thẩm mỹ thì có nguy cơ gì không? Trường hợp nào nên ...

Thúy Vy, 23 tuổi, TP HCM

BS.CKI Phạm Thục Minh Thủy

Chào bạn,

Kênh nhĩ thất là😼 một tình trạng bệnh từ đơn giản tới phức tạp. Do đó, quyết định có thể phẫu thuật thẩm mỹ hay không cần được đánh giá thêm, trước khi có thể có câu trả lời chính xác cho bạn. Phẫu thuật tim đường thẩm mỹ, cuộc mổ thường kéo dài hơn do phẫu thuật đường nhỏ. Những trường hợp khó, phải chuyển sang đường mổ dọc ngực trước, nguy cơ hai vết mổ. Nếu kênh nhĩ thất phức tạp, cần can thiệp nhiều (đóng các lỗ thông, sửa các van tim...), bác sĩ sẽ mổ hở.

Để trả lời chính xác mổ thẩm mỹ hay mổ h🌠ở, bạn nên đến bệnh viện có chuyên khoa phẫu thuật tim bẩm sinh để các bác sĩ chuyên khoa có thể kiểm tra và tư vấn cụ thể hơn cho bạn.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858 và tại TP HCM 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặꦿt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng.

Bệnh tim có di truyền không? Chồng em bị bệnh𓄧 hở van hai lá do thấp tim, em lo lắng không biết con của em có nguy cơ mắc bệnh tim giống bố không? Mong bác sĩ tư vấn ạ.

Anh Tuấn, 30 tuổi, Bến Tre

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Bệnh tim là bệnh lý có tính di truyền. Đối với bệnh cơ tim phì đại, có đến 19 gen gây bệnh và hơn 1000 đột b꧋iến gây ra bệnh; còn bệnh cơ tim giãn nở tìm được trên 100 gen. Cách đây vài ngày, t𝓡ôi có khám cho một bệnh nhân bị cơ tim giãn nở, đã tìm ra gen và khi làm xét nghiệm cho người thân của bệnh nhân, họ cũng bị mắc gen đó. Do đó ngày nay, bác sĩ tim mạch phải học thêm về di truyền và quan tâm đến di truyền cho người bệnh.

Ví dụ bệnh nhân bị tăng cholesterol máu bẩm sinh, phải thử di truyền cho người bệnh. Hiện tại, có ba trung tâm thử di truyền học ở thành phố đã thành công mang lại thuận lợi trong việc xác định được di truyề𒁃n. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ chăm sóc kỹ hơn cho người bệnh.

bệnh van tim
 
 

Bệnh cơ tim phì đại có nguy hiểm không? Nguyên nhân gây ra cơ tim phì đại là gì? Nếu mắc p🍬hải bệnh cơ tim phì đại thì hướng điều trị tốt nhất là gì?

Lê Dương, 50 tuổi, Hậu Giang

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Hiện nay, bệnh cơ tim phì đại đang khá phổ biến và có tỷ lệ khoảng 1/500 người có thể mắc 🐼bệnh. Đây là bệnh mang khả năng di truyền, có đến 19 mã gen và nhiều đột biến khác. Tôi đã từng gặp trường hợp, khi siêu âm cho gia đình của♔ bệnh nhân mắc bệnh cơ tim phì đại, phát hiện người thân của bệnh nhân đó cũng bị bệnh.

Hiện nay, có những trung tâm điều trị giúp cuộc sống của bệnh nhân được tốt hơn và tuổi thọ có thể gần như bình th🍷ường. Đương nhiên, có những trường hợp rất nặng dẫn đến suy tim, phải ghép tim nhưng phần lớn, bác sĩ vẫn có thể kiểm soát được nếu phát hiện sớm.

Cơ tim phì đại
 
 


Em trai của em là vận động viên cầu lông, gần đây thấy khó thở trong khi tập luyện nên đi khám thì phát hiện bị bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn. Gia đình rất lo lắng bệnh sẽ ảnh hưởng đến sự nghiệp của em. Bác sĩ tư vấn giúp em, bệnh này có thể chữa hết được không? Sau điều trị, ...

Nguyễn Đạt, 35 tuổi, Thanh Hóa

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Vận động viên cầu 🎉lông được xem là chơi môn thể thao đỉnh cao. Với những trường hợp đến khám và bày tỏ muốn chơi các môn thể thao đỉnh cao như vậy th🔯ì bác sĩ sẽ siêu âm, đo điện tâm đồ, hỏi về yếu tố gia đình để loại trừ bệnh cơ tim phì đại.

Ngoài ra, ở trường hợp của bạn thì không được chơi môn này và nên tìm một công việc khác ꩵphù hợp hơn. Bạn phải điều trị chăm sóc tích cực và khi lập gia đình, bạn cần khám sàng lọc, chẩn đoán cho con của bạn sau này. Nếu đã bị cơ tim phì đại, bạn không bao giờ được chơi các môn thể thao đỉnh cao như vậy.

Cơ tim phì đại tác nghiẽn
 
 

Ba em 60 tuổi, hai tháng trước bị đau thắt tim ngất xỉu phải nhập viện. Bác sĩ kết luận nhồi máu cơ tim do bị tắc mạch vành. Hiện ba em uống thuốc đều đặn hằng ngày, tuy nhiên khi đi bộ ba vẫn hay đau tức ngực. Mong bác sĩ tư vấn trường hợp của ba em nên điều trị thế nào hiệu ...

Nguyệt Anh, 28 tuổi, TP HCM

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Hiện nay, các bệnh lý🐲 mạch vành rất phổ biến, trường hợp ba của bạn bị nhồi máu cơ tim cấp đã được can tꦯhiệp mạch vành tại bệnh viện, tức là tái lưu thông mạch vành. Tuy nhiên, điều quan trọng của bệnh nhân sau can thiệp mạch vành là phải điều trị lâu dài, vì quá trình xơ vữa động mạch có khả năng dẫn đến nhồi máu cơ tim cấp.

Thường có bốn yếu tố nguy cơ chính gây xơ vỡ động mạch là: tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu và hút thuốc lá. Như vậy, nếu ba bạn có hút thuốc lá thì thứ nhất, phải ngưng thuốc lá. Thứ hai, bác sĩ phải điều trị bằng thuốc để ổn định lipid máu, đưa HDL Cholesterol dưới 55 mg/dL. Thứ ba, phải giữ huyết áp, tâm thu 130-120 mmHg. Thứ tư, nếu có ti﷽ểu đường, đái tháo đường, cần phải ổn định đường huyết, đồng thời thay đổi lối sống, không nên cho ba bạn ăn thịt nhiều,ꦫ nên ăn cá, rau củ, quả và tập thể dục thường xuyên. Những điều đó rất có lợi cho người bệnh, chúc ba bạn khỏe.

BS Vinh 80453
 
 

Siêu âm tim có giúp phát hiện chính xác bệnh mạch vành không? Mẹ em có các triệu chứng giống như bệnh mạch vành nhưng bác sĩ chỉ định siêu âm mà không🐲 chẩn đoán mẹ bị bệnh. Em có nên đề nghị làm các chẩn đoán cận lâm sàng khác cho mẹ không?

Hoài Ân, 30 tuổi, Khánh Hòa

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Thứ nhất, siêu âm tim rất có lợi trong phát hiện những vấn đề về bệnh van t🌠im. Thứ hai, sự co bóp của tim. Thông qua kết quả siêu âm tim, chúng ♎ta biết được tim co bóp có đủ hay không, ví dụ với người bệnh suy tim, siêu âm tim rất có lợi. Thứ ba, siêu âm tim rất có lợi cho bệnh tim bẩm sinh.

Đối với bệnh mạch vành, siêu âm tim không giúp chẩn đoán, mà chỉ thấy được sự rối loạn từng vùng, nghi ngờ có thể do mạch vành. Do vậy, trường hợp của mẹ bạn nếu muốn xác định mạch vành cần phải làm siêu âm tim Dobutamine, chụp cắt lớp điện toán đa lát cắt MSCT mạch vành, đểও có thể thấy được vùng꧃ nghẽn của mạch vành. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán xác định bệnh mạch vành.

80455-pgs-ts-bac-si-pham-nguyen-vinh
 
 

Sau tết, mẹ em bị đau thắt ngực phải nhập viện. Bác sĩ chẩn đoán mắc hội chứng vành cấp. Hiện tại, mẹ đã xuất viện và điều trị tiểu đường tuýp hai bằng thuốc. Cho em hỏi trường hợp của mẹ em có nguy hiểm không? Điều trị thuốc kết hợp với ăn uống, sinh hoạt như thế nào? Mong bác sĩ giải ...

Phúc An Nguyễn, 35 tuổi, Hậu Giang

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Ngày nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường ở nước ta ngày càng cao. Người tiểu đườnꦐg sẽ bị xơ vỡ động mạch dẫn đến bệnh mạch vành. Ở trường hợp của mẹ bạn, điều chắn chắn là cần phải ổn định đường huyết.

Hiện nay, có những thuốc chữa tiểu đường rất tốt mà những thuốc đó lại rất tốt trong 💮việc ngừa các bệnh tim mạch. Do vậy, các bác sĩ nội tiết trong trường hợp của mẹ bạn sẽ dùng các thuốc tốt nhất trong việc ngăn ngừa và điều trị các bệnh tim mạch.

Việc thay đổi lối sống là rất cần thiết ở người tiểu đường để ổn định đường huyết, chún༒g tôi thường nh😼ắc các bệnh nhân đừng ăn thịt đỏ nhiều (tức là thịt heo, thịt bò, thị dê, thịt cừu), mà nên ăn nhiều cá, rau củ quả và nếu có ăn thịt nên ăn thịt trắng như gà, vịt thì chúng ta sẽ đỡ được xơ vỡ động mạch, phòng được các bệnh tim mạch.

80457
 
 

Em bị cơ tim phì đại nặng đã dùng thuốc nhưng không có kế🥂t quả và được chỉ định phải làm phẫu thuật. Em rất lo lắng. Mong bác sĩ tư vấn liệu phẫu thuậ🐟t có nguy hiểm không và tỷ lệ khỏi bệnh khoảng bao nhiêu phần trăm?

Quỳnh Giang, 33 tuổi, Quảng Ninh

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Phẫu thuật cơ tim phì đại có lịch sử ở trên thế giới lên đến hơn 50 năm, đây là một tiến bộ trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, khi phẫu thuật cơ tim phì đại, phẫu thuật🌜 viên cần có kinh nghiệm và bạn nên đến những trung tâm chuyên sâu để phẫu thuật để thực hiện ca mổ.

Phì đại cơ tim làm vách tim bị dày, bác sĩ sẽ làm mỏng bớt bằng mộ꧒t trong hai phương pháp. Một là phẫu thuật. Hai là tìm mạch vành nuôi vách đó, bơm cồn vô để đốt cơ tim. Tuy nhiên, phẫu thuật thì vẫn tốt hơn đốt bằng cồn.

bệnh cơ tim
 
 

Em bị rối loạn tim, nhịp nhanh, nh꧅ịp chậm tùy lúc, lúc nhanh là 131, nhịp chập nhất là 47 nhịp. Bác sĩ có đề nghị em cấy máy tạo nhịp phá rung, em đang lo lắng về việc cấy máy có nguy hiểm không? Có những phương pháp nào khác để điều trị loạn nhịp tim không ạ? Cảm ơn bác sĩ.

Minh Huỳnh, 37 tuổi, Kiên Giang

PGS.TS.BS PHẠM NGUYỄN VINH

Chào bạn,

Nếu bệnh nhân bị hội chứng nhịp nhanh, nhịp chậm, điều đầu tiên bác sĩ tim mạch cần tìm hiểu nguyên nhân. Có rất🅷 nhiều nguyên nhân, có thể do chính bệnh lý mạch vành gây ra nhịp nhanh, nhịp chậm; cũng có t🦹hể hội chứng nhịp nhanh, nhịp chậm vô can hoặc không thể tìm ra nguyên nhân.

Nếu là trường hợp không tìm ra nguyên nhân để chữa, thì thường chúng tôi phải đặt máy tạo nhịp cho người bệnh. Khi đặt máy tạo nhịp, nhịp tim chậm, máy tạoꦗ nhịp sẽ làm tim đập theo nhịp của máy. Lúc đặtꦺ máy xong bác sĩ dùng thuốc đưa nhịp tim chậm xuống, lúc này, bệnh nhân sẽ bớt triệu chứng, giảm khả năng suy tim sau này.

Đôi khi đặt máy có thể bị nhiễm trùng, tai biến chảy máu, biến chứng đó là 1% hay 0,1%, do đó ꦑkhông gọi là nguy hiểm. Dĩ nhiên, chúng tôi cũng sẽ không cam kết việc đặt máy 100% là tốt, bác sĩ sẽ là người phải cắt nghĩa cho người bệnh hiểu đúng và 🍌hiểu rõ.

rối loạn nhịp tim
 
 

Gần đây tim tôi thư👍ờng đập loạn nhịp, người mệt mỏi và muốn ngất đi. Tôi có khám vài bệnh viện, có bác sĩ bảo chỉ uống thuốc, bác sĩ khác cho rằng không việc gì, người lại khuyên phải mổ nên tôi đang rất hoang mang. Mong bác sĩ tư vấn.

Diễm, 30 tuổi, Phú Yên

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Bạn có thể tham khảo nhiều ý kiến khác nhau, n💦ếu loạn nhịp mà gần đây nhất có lẽ bạn có bệnh tim thực thể và phải tìm nguyên nhân. Tùy theo tuổi người bệnh, ví dụ bệnh nhân 50-60 tuổi, nghiện thuốc lá thì chúng tôi phải thử chức năng tuyến giáp, tìm về hướng mạch vành xem nguyên nhân có phải do mạch vành hay không. Tôi nghĩ nếu người bác sĩ cẩn trọng sẽ tìm hết các yếu tố gây ra triệu chứng của bạn, sau đó mới có biện p♏háp giúp cho người bệnh được.

loạn nhịp tim
 
 

Ông em 70 tuổi, bị đau lưng nhiều năm kèm theo một số bệnh lý khác. Ông đã đi khám nhiều nơi nhưng chưa từng nghĩ bị mắc bệnh tim mạch, mãi khi quyết định kiểm tra các thứ để mổ cột sống mới phát hiện bệnh này. Bây giờ ông em nên tiếp tục mổ cột sống hay xử lý bệnh mạch vành trước ...

Trần Văn, 35 tuổi, Hà Tĩnh

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Đau cột sống được phân làm đau vùng thắt lưng và đau cột sống ngực. Đau cột sống ngực cũng có thể là bệnh lý của bệnh mạch vành, đau cột sống thắt lưng có thể chỉ là 🌠bệnh lý thuần ở cột sống thắt lưng. Tuy nhiên, nếu ông bạn vừa có bệnh mạch vành, vừa đau cột sống thắt lưng thì thông thường, bác sĩ tim mạch sẽ cùng bàn với bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình.

🌳Nếu bệnh cột sống đó không phải bệnh cấp cứu thì nên quan tâm mạch vành trước, nhất là trường hợp bệnh nhân có bệnh mạch vành nặng. Ngay cả khi bệnh nhân ngoài bệnh mạch vành, bị nghẽn động mạch cảnh thì mạch vành vẫn phải quan tâm trước.

Do động mạch vành có thể gây tử vong trước khi nghẽn động mạch cảnh. Vì vậy, với những trường hợp như thế 𝓡này, chúng tôi luôn phải có sự hội chẩn giữa bác sĩ tim mạch và bác sĩ phẫu thuật để cân nhắc xem nên làm gì trước là tốt nhất cho bệnh nhân.

Bị đau lưng