Tôi đã đặt hai stent cách đây năm năm, loại tự tiêu (Absorb). Hiện tôi đang uống các loại thuốc được kê đơn, sức khỏe bình thường, khám bệnh các chỉ số mỡ máu, huyết áp... đều ổn. Xin hỏi tôi còn phải uống thuốc bao lâu hoặc có thể giảm liều lượng thuốc được không? Ngoài khám định kỳ, tôi cần phải khám chuyên ...
Chào bác,
Bác đã đặt hai stent cách đây năm năm, loại tự tiêu (Absorb). Hiện báꦏc đang uống các loại thuốc được kê đơn trước đó. Hiện sức khỏe bác bình thường, khám bệnh các chỉ số mỡ máu, huyết áp... đều ổn. Bác đang tuân thủ điều trị rất tốt. Vì bác đã đặt hai stent nên bác phải uống thuốc hàng ngày và suốt đời. Bác không nên tự ý ngưng thuốc mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Liều thuốc giảm hay không tùy vào tình trạng sức khỏe của bác. Nếu bác đang uống ổn định thì nên dꦏuy trì, trừ khi bác có biến cố ví dụ như huyết áp tụt hay huyết áp cao hay mỡ máu chưa ổn định, xuất huyết... thì bác sĩ có thể giảm liều hay tăng liều thuốc để đạt mục tiêu điều trị.
N✅goài khám định kỳ tim mạch như xét nghiệm máu thường quy (đánh giá chức năng gan, thận, mỡ máu, điện giải...), siêu âm tim, điện tâm đồ, X-quang phổi, thì bác nên làm ECG gắng s༒ức hoặc siêu âm tim gắng sức hay MSCT mạch vành để kiểm tra lại tình trạng thiếu máu cơ tim khi mình có triệu chứng và hơn nữa bác cũng nên khám tổng quát những cơ quan khác nữa vì mình trên 50 tuổi rồi.
Cảm ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác và gia🧸 đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể g𒆙ửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Nhịp tim của tôi thường dưới 60, nhất là chiều ﷽tối, đêm thì còn từ 40 đến 50 nhưng khi được bác sĩ khám thì nhịp tim trên 60 nên bác sĩ khô🌞ng quan tâm đến lời khai bệnh của tôi. Xin bác sĩ cho lời khuyên. Cảm ơn bác sĩ.
Chào bác,
Nhịp tim chuẩn có thể khác nhau ở mỗi người, tùy thuộc vào độ tuổi, thể trạng, giới tính... Đối với người từ 18 tuổi trở lên, nhịp tim bình thưไờng trong lúc nghỉ ngơi dao động trong khoảng từ 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Thông thường, người có thể trạng càng khỏe mạnh, những người thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thì nhịp tim càng thấp < 60 l/p.
Đối với những vận động viên chuyên nghiệp, khi nghỉ ngơi, nhịp tim trung bình của họ chỉ khoảng 40 nhịp trên một phút. Ví dụ như vận động viên đua xe đạp Lance Armstr♈ong - huyền thoại của làng thể thao thế giới, tim của anh chỉ đập khoảng 32 nhịp mỗ🌺i phút, nhưng vẫn được xem là bình thường vì tim họ được rèn luyện nên chỉ cần đập ít nhịp cũng đã đủ cung cấp máu cho cơ thể. Nhưng đôi khi nhịp tim chậm có thể là bệnh lý. Tình trạng bệnh lý này sẽ khiến lượng máu được cung cấp cho tim bị giảm, máu tưới lên não và những cơ quan khác cũng bị giảm khiến cơ thể bị mệt mỏi, suy tim, không thể gắng sức, thậm chí bị ngất và đột tử.
Một số nguyên nhân gây nhịp tim chậm như sự dẫn truyền bất thường của xung điện trong t𒈔im gây rối loạn nhịp tim, những tổn thương thực thể của tim do nhồi máu cơ tim, các bệnh lý tim bẩm sinh, nhiễm khuẩn cơ tim (viêm cơ tim), biến chứng của phẫu thuật tim, thiểu năng tuyến giáp, sử dụng thuốc trong đi✅ều trị một số bệnh, bị ngộ độc do hóa chất hay thảo dược, người mắc rối loạn chuyển hóa, tan máu, tăng/hạ kali máu, suy giảm thân nhiệt, giảm oxy máu…
Bạn nên đến bệnh viện đa khoa có trung tâm tim mạch để được thăm khám, đặc biệt để đeo máy theo dõi nhịp tim 24h và làm các cận lâm sàng khác để có chẩn đoán rõ ràng. Nhịp tim chậm có thể do các bệnh lý tim mạch gây ra, do đó thực hành một lối sống lành mạnh, ăn uống cân bằng, đủ chất, tốt cho sức khỏe, không hút thuốc lá, giảm cân nặng (nếu đang thừa cân), duy trì cân nặng hợp lý và luܫyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
Cảm ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân෴ trọng.
Tôi năm nay 46 tuổi, huyết áp luôn 136-147/85-90. Tôi có mua thuốc trị cao hღuyết áp và giảm đau nhưng chưa uống. Bác sĩ tư vấn giúp, xin cảm 🎐ơn.
Chào bác,
Bác nên đến bệnh viện khám để bác sĩ chẩn đoán xem bác có bệnh tăng huyết áp thật sự không, do nguyên nhân gì, giai đoạn nào của bệnh để chọn 🉐lựa thuốc điều trị phù hợp. Bác không nên tự dùng thuốc🍒 tim mạch mà không có chỉ định của bác sĩ vì rất nguy hiểm.
Cảm ơn ♚bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác và🌟 gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Em có hiện tượng là khi nói chuyện nhanh hoặc khi đi xe máy ra mưa, gió lạnh là đầu óc, mạch máu thần kinh trở nên căng cứng, cảm giác như máu não lưu thông rất kém hay thiếu oxy não. Em có cảm giác như đứt mạch đột quỵ, miệng phải ngáp giật liên tục nhưng khoảng một đến hai tiếng sau thì ...
Chào anh,
Trường hợp của anh nên đến bệnh viện khám kiểm tra thêm chức năng tuyến giáp và hội chứng Raynaud (là tình trạng bệnh lý co thắt các mạch máu ngoại vi khi gặp lạnh hoặc các tình huống căng thẳng, giảm lưu lượng máu đến các mô và tế bào). Để tầm soát bệnh đột quỵ não, anh cần khám để tìm yếu tố nguy cơ như bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá,♏ siêu âm động mạch cảnh (đánh giá xơ vữa động mạch), MRI não (đánh giá dị dạng mạch máu não).
Theo như câu hỏi, anh đã làm đầy đủ các cận lâm sàng trên, kết quả bình thường, trừ huyết áp cao. Như vậy anh cần khám, tìm nguyên nhân, điều trị huyết áp cao và thay đổi lối sống tốt cho tim mạch như tập thể dục mỗi ngày, giảm rượu, bia, chất kích thích và bỏ thuố﷽c lá (nếu có), giảm cân nếu dư cân hoặc béo phì.
Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc anh và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất 🌌cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi cao 1,7 m và cân nặng khoảng 69 kg. Trong vòng ba năm trở lại đây, tôi thỉnh thoảng bị nhói ở ngực và tê bì tay chân, có lúc ngủ dậy buổi sáng ෴thấy chân, lòng bàn chân như bị kim châm phải xoa bóp một lúc mới hết. Tôi nghi ngờ bị bệnh về tim mạch nhưng chưa đi khám.
Khoảng ...
Chào anh,
Tình trạng của anh nên đến bệnh viện chuyên khoa khám đầy đủ để tìm nguyên nhân khó thở và nhói ngực. Nhữ🦩ng triệu chứng này có thể gặp trong bệnh tim mạch, bệnh đường hô hấp, một số bệnh nội khoa khác hoặc rối loạn trầm cảm, lo âu.
Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc anh và gia đình k🦹hỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ tꦉhắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Thỉnh thoảng, tôi hơi mệt lúc nằm xuốn▨g, đi khám siêu âm bị hở van ba lá 1/4. Bệnh của tôi có nghiêm trọng không? Xin bác sĩ hướng dẫn cách𝄹 phòng và điều trị. Xin chân thành cảm ơn bác sĩ.
Chào bác,
Hở van ba lá 1/4 là hở van nhẹ, bác sĩ cần biết thêm áp lực động mạch phổi trên siêu âm, nếu áp lực phổi bình thường thì không đủ giải thích triệu chứng mệt, có thể là do bệnh lý khác. Bác nên khám🌌 kiểm tra sức khỏe tim mạch tổng quát để tìm nguyên nhân mệt, đặc biệt là bệnh mạch vành và suy tim.
Cảm ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân๊ trọng.
Để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán, bác có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận ⛎Tân Bình, TP HCM) hoặc Khoa Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoàngℱ Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).
Để đặt lịch khám và tư vấn, bác có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa kh♚oa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ.
Tôi bị tăng huyết áp mười mấy năm. Ba năm gần đây khám bảo hiểm định kỳ hàng tháng, thường được cho uống thuốc theo đơn được kê toa. Mỗi sáng đi bộ 2 km (30-35 phút). Sau khi đi bộ, tôi đo huyết áp bằng máy tự động thì thường là 115/70 hoặc 120/70. Nhưng mấy ngày nay huyết áp còn 105/65 hoặc 104/64. ...
Chào bác,
Bác nên khám lại với bác sĩ nế𒁃u ở mức huyết áp 104/64 mmHg hay thấy chóng mặt, yếu sức. Bác không nên tự ý tăng giảm liều thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị. Trường hợp của bác cần gắn máy theo dõi huyết áp 24 giờ để đánh giá đi🎐ều trị, khảo sát thêm bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) bằng trắc nghiệm gắng sức hoặc chụp MSCT động mạch vành cản quang.
Cảm ơn bác đ🦂ã tin 🃏tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Em bị bệnh cao huyết áp đã lâu, từ năm 30 tuổi đến 47 tuổi và 17 năm trời em uống thuốc hạ huyết áp mỗi ngày. Vậy thưa bác sĩ, uống thuốc lâu vậy có ảnh hưởng đến tim mạch và sức khoẻ sau này không? Em nên làm gì để giảm bớt ảnh hưởng của lượng thuốc tây lâu nay đã đưa vào ...
Chào anh,
Tăng huyết áp từ năm 30 tuổi được coi là tăng huyết áp người trẻ, cần tìm nguyên nhân (gọi ⛄là tăng huyết áp thứ phát). Một số trường hợp tăng huyết áp thứ phát, khi tìm được nguyên nhân có thể chữa khỏi bệnh tăng huyết áp mà không phải uống thuốc suốt đời. Các nguyên nhân tăng huyết áp thứ phát như hẹp động mạch thận, bệnh lý cầu thận, u tuyến thượng thận, cường giáp, bệnh Cushing, hẹp eo động mạch chủ... Anh nên đến bệnh viện có chuyên khoa tim mạch để khám tìm nguyên nhân.
Anh điều trị ổn định huyết áp rất có lợi cho tim mạch, giúp phòng ngừa các biến chứng về sau như suyဣ tim, suy thận, đột quỵ, nhồi máu c🔯ơ tim.
Để giảm bớt ảnh hưởng của thuốc khi phải dùng lâu ngày anh nên điều chỉnh lối sống, ăn bớt mặn, giảm mỡ béo, tập thể dục đều đặn mỗi ngày, giảm cân nếu thừa cân, giảm rượu bia và bỏ thuốc lá♎ (nếu có)... để giúp ổn định huyết áp, giảm số thuốc cần phải uống. Ngoài ra, hạn chế uống thêm thực phẩm chức năng.
Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc anh và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chươꦅng trình để được hỗ trợ, t🌠ư vấn. Trân trọng.
Mẹ tôi 70 tuổi, đang uống thuốc điều trị tăng huyết á🃏p. Gần đây, khi làm đ꧑iện tim, mẹ tôi mới phát hiện hở van hai lá, ba lá và hở rất nhỏ. Mong bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn,
Tôi không rõ bây giờ mẹ bạn đang điều trị thuốc huyết áp gì, bên cạnh thuốc huyết áp thì việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt cũng là phương pháp ♐rất quan trọng để kiểm soát huyết áp.
Hiện tại mẹ bạn đã được sử dඣụng thuốc huyết áp thì tôi nghĩ rằng mẹ bạn đã đi khám tại một cơ sở nào đó, đã làm một số xét nghiệm và phát hiện thêm bị hở van hai lá và hở van ba lá rất nhỏ. Thực sự ở tuổi của mẹ bạn thì hở van hai lá và hở van ba lá nhỏ cũng hay gặp và tôi nghĩ không phải là quá quan trọng. Tất nhiên, mẹ bạn cần tầm soát thêm xem cấu trúc tim đã có bị ảnh hưởng của tăng huyết áp hay chưa, thành tim đã bị dày chưa, bị rối loạn chức năng tâm trương hay tâm thu chưa, để từ đó có thêm những lựa chọn phù hợp với bệnh tăng huyết áp của mẹ bạn.
Bệnh van tim cũng có thể gặp ở người có tuổi do tình trạng thoái hóa van. Tuy nhiên nếu ở mức độ nhẹ thì tôi nghĩ mẹ bạn chỉ cần theo dõi định kỳ một năm/ꦓ lần về tình trạng tim mạch. Còn vấn đề về huyết áp thì mẹ bạn cần có một đánh giá cụ thể hơn về mức độ tăng huyết áp hay các yếu tố nguy cơ đi kèm để mẹ bạn có kế hoạch điều trị theo dõi phù hợp.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc 🅘bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để đư🌊ợc hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Trước đây, tôi bị nhồi máu cơ tim, 🐻được bác sĩ đặt stent ở động mạch và khuyến cáo có hai mạch đã vôi hoá đến 60%. Tôi xin hỏi bác sĩ, tuổi tôi bây giờ có cần đặt thêm stent nữa không? Tôi xin cảm ơn.
Stent động mạch vành là một cái khung giá đỡ làm bằng kim loại nhỏ đặt vào trong lòng đ♛ộng mạch vành để lòng động mạch vành không bị hẹp tắc, được rộng ra để cho dòng máu lưu thông được dễ dà𝔉ng.
Trường hợp của bác đã bị nhồi máu cơ tim và đặt stent động mạch vành rồi, tuy nhiên hai mạch vành bị vôi hóa 60% thì thông thường về mặt chuyên môn người ta chỉ đặt stent ở động mạch vành trong một số trường hợp như nhồi máu cơ tim như tình huống đầu tiên bác bị. Ở trường hợp đau thắt ngực ổn định nhưng không 🍃đáp ứng với điều trị thuốc, có những dấu hiệu tiến triến về thiếu máu cơ tim trên xét nghiệm khác, ví dụ như gắng sức, siêu âm tim hay ở những trường hợp sau mổ bắc cầu nối động mạch vành có đau ngực hoặc đặt stent bị đau ngực sau tái hẹp.
Trong trường hợp của bác hẹp động mạch vành 60% do vôi hóa thì tôi nghĩ bác có lẽ chưa cần phài đặt stent tuy nhiên cũng nên có đánh giá một cách toàn diện. Bác cần được theo dõi xem có xuất hiện triệu chứng gì không, có đau ngực tái phát sau khi đặt stent không, các xét nghiệm về mỡ máu, đường máu có rối loạn hay không? Bên cạnh đó bác c💃ó tuân thủ điều trị tốt như sử dụng thuốc chống đông, mỡ máu statin đầy đủ để đảm bảo cho stent của bác được bảo vệ tốt. Nếu trong trường hợp bác có triệu chứng đau ngực hoặc cảm thấy mệt, khó thở khi gắng sức thì bác cần đến chuyên khoa tim mạch để các bác sĩ sẽ có những đánh giá toàn diện hơn và để xem xét sau hai năm thì hai động mạch vôi hóa kia và stent của bác có thật sự ổn định hay không.
Cảm ơn bác đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bác và gia đình khỏe mạnh. N🌸ếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bác có thể gửi câu hỏi cho chương trình để đượ🧸c hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi năm nay 44 tuổi, công việc có chút áp lực. Hai năm trước, tôi có uống hai ly cà phê vào buổi sáng khi chưa ăn sáng nên tới trưa huyết áp lên 200/140 và phải nhập viện cấp cứu hết hai ngày. Sau đó, tôi có đi tái khám và bác sĩ nói tôi bị tăng huyết áp vô căn nguyên phát, cho ...
Chào anh,
Trường hợp của anh nên đến bệnh viện𒁃 khám lại. Ngoài thăm khám lâm sàng, anh cần làm thêm một số cận lâm sàng khác như đo điện tim, siêu âm tim, siêu âm động mạch chủ, động mạch thận, động mạch cảnh, chụp võng mạc, xét nghiệm máu (đường máu, mỡ máu, men gan, chức năng thận, điện gi💮ải đồ) và nước tiểu.
Điề🌟u quan trọng hiện tại cần xác định anh có tăng huyết áp vô căn hay không, đánh giá ảnh hưởng của huyết áp lên các cơ quan quan trọng như tim, não, thận và mắt, để từ đó có hướng đi♏ều trị phù hợp.
Ngoài ra, anh nên tránh những thức ăn, đồ uống hay các chất có 🍒ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp mà anh đã gặp phải như cà phê, trà, rượu, bia. Ạnh nên điều chỉnh lối sống như ăn bớt mặn, tập thểℱ dục đều đặn, bỏ thuốc lá (nếu có), thư giãn, giảm stress, tránh căng thẳng trong công việc sẽ góp phần ổn định huyết áp và nhịp tim của anh.
Cảm ơn anh đã tin tưở𝄹ng và đặt câu hỏi. Chúc anh và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chư💝ơng trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi t🤪hỉnh thoảng bị huyết áp thấp, tim nhói đau, tức ngực khó thở. Tôi đi khám, bác sĩ họ nói hở van tim. Hiện tại, tôi hạn chế dùng thuốc Tây y và ăn chay. Xin các bác sĩ tư vấn giúไp tôi phương án sinh hoạt với chế độ sinh hoạt. Xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn,
Huyết áp thấp là tình trạng áp lực máu trong lòng mạch bị giảm hơn so với mức bình thường. Chẩn đoán huyết áp thấp khi huyết áp tâm thu của bạn dưới 90 mmHg✃ và hoặc huyết áp tâm trương <60 mmHg. Huyết áp thấp có thể xảy ra ở trường hợp bệnh nhân có bệnh hoặc không có bệnh lý tim mạch. Những bệnh lý tim mạch thường gặp gây ra huyết áp thấp ví dụ bệnh hẹp van tim, tim bẩm sinh, thậm chí là những trường hợp bị suy tim. Tuy nhiên, cũng có một tỷ lệ rất cao, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ, nữ giới như bạn bị huyết áp thấp mà không bị những bệnh lý về tim mạch. Ở lứa tuổi này huyết áp rất dễ thay đổi theo tình trạng cơ thể ví dụ như nồng độ hormon bị thay đổi theo mỗi kỳ kinh nguyệt, huyết áp cũng bị thấp đi hoặc công việc bị stress, căng thẳng thì huyết áp cũng có thể bị thấp.
Tình trạng huyết áp thấp có thể gây ra rất nhiều triệu chứng, đầu tiên có thể có cảm giác mệt mỏi thậm chí là khó thở tức ngực khi bạn gắng sức, một số người thấy hay bị quên, thậm chí thấy chất lượng cuộc sống bị giảm sút do suốt ngày cảm thấy mệt mỏi và uể oải. Ngoài huyết áp thấp, bạn đã xuất hiện triệu chứng đau nhói ở ngực, cảm giác khó thở, theo tôi 🧔thì bạn cần có sự thăm khám đầy đủ xem tình trạng huyết áp thấp của bạn chỉ đơn thuần thôi hay do bệnh lý khác.
Bạn đã đi siêu âm tim và có hở van tim, không phải tất cả các loại hở van tim đều gây ra huyết áp thấp. Với những trường hợp hở van hai lá nhẹ, hở van tim nhẹ hoặc từ nhẹ đến vừa thì cũng không gây ra tình trạng huyết áp thấp. Tuy nhiên ở trường hợp hở nhiều, hở mức độ nặng thì có thể gây ra tình trạng huyết áp thấp, như vậy điều trị sẽ hoàn toàn khác nhau. Về mặt chuyên m𒈔ôn, tôi khuyên bạn nên đến khám tại những cơ sở có chuyên khoa tim mạch để có những thăm dò và đánh giá sâu hơn.
Về chế độ ăn và si🍷nh hoạt thì thực tế đến nay người ta đã chứng minh việc ăn chay có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ về tim mạch đặc biệt giảm mỡ máu, r༒ối loạn chuyển hóa, giảm đường máu cũng như có cân nặng lý tưởng. Tuy nhiên, quan trọng nhất là mình phải có chế độ ăn cân đối, phù hợp, bổ sung thêm những yếu tố vi lượng, thậm chí là đạm thực vật.
Về tình trạng của bạn bây giờ thì tôi nghĩ ngoài chế độ ăn chay của bạn thì nên có chế độ vận động phù hợp. Những người huyết áp thấp nếu càng không vận động thì huyết áp luôn thấp, sẽ không thể cải thiện được tình trạng huyết áp thấp. Nên bạn cần đi thăm khám ở những chuyên khoa tim mạch, nên ăn chay𓃲 một cách cân đối và có chế độ luyện tập, sin🎐h hoạt điều độ để cải thiện tình trạng huyết áp của mình.
Cảm𝓀 ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe🧸 mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi bị lâng lâng người vào buổi chiều tối khoảng hai tháng nay. Cách đây một tuần, đầu lâng lâng thêm buổi sáng nên tôi đo huyết áp thì có tăng 140-150/90. Đi khám bác sĩ nói bị rối loạn tiền đình, nay uống thuốc cũng đã giảm 70%. Vậy hiện tại, tôi cần làm gì để biết nguyên nhân tăng huyết áp và cách ...
Chào anh,
Triệu chứng lâng lâng đầu có thể là do tăng huyết áp. Để chẩn đoán xác định tăng huyết áp và tìm nguyên nhân anh nên đến bệnh viện chuyên khoa để thăm khám. Ngoài đo huyết áp, bác sĩ cần khám lâm sàng, làm một số cận lâm sàng như đo điện tim, siêu âm tim, siêu âm thận và động mạch thận, chụp võng mạc, gắn máy theo dõi huyết🔯 áp 24 giờ (ABPM), xét nghiệm máu và nước tiểu để đánh giá và tìm nguyên nhân tăng huyết áp.
Anh nên điều chỉnh lối sống tốt cho sức khỏe tim mạch và huyết áp như sau:
- Ăn bớt mặn (ít muối), giảm ăn mỡ béo, thịt mỡ, đồ chiên xào, thực phẩm đóng hộp...
- Nên ăn nhiều trái cây, rau, củ, quả, ngũ cốc nguyên hạt, ăn cá, thịt gia cầm và thực phẩm tươi sống.
- Bỏ thuốc lá, giảm rượu bia (nếu có).
- Giảm cân nếu dư cân hay béo phì.
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày, ít nhất 150 phút/tuần, từ💃 năm đến bảy ngày trong tuần, thư giãn, giảm stress.
Cảm ơn anh đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc anh và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân tr▨ọng.
Mẹ em năm nay 71 tuổi, điều trị tăng huyết áp được 15 năm nay, sáng tối đều uống thuốc nhưng buổi tối đo huyết áp nhiều lúc chỉ 10,11.💞 Vậy bác sĩ cho em hỏi, mẹ em có cần uống thuốc buổi tối không?
Chào bạn,
Bạn hiện đang dùng thuốc đã lâu và có🧸 mức huyết áp 100-110 vào buổi tối là ổn định. Do đó, tốt nhất bạn vẫn duy trì thuốc buổi tối để duy trì sự ổn định này.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi c꧒âu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Con em chín tháng tuổi, bị phát hiện tim tứ chứng Fallot từ thai kỳ, bé đang chờ đến 10kg, mổ hở ở Viện tim để sửa chữa toàn bộ. Bác sĩ cho em hỏi, bé em lớn có phát triển như người bình thường được không? Cách chăm sóc và ăn uống cho bé sau khi phẫu thuật như thế nào? Cảm ơn bác ...
Chào em,
Đối với bệnh lý của con em là tứ chứng Fallot thì trước đây là bệnh tim có mức độ phức tạp trung bình. Thực sự người ta có thể phẫu thuật bệnh lý này từ những năm 60, kết quả phẫu thuật vẫn còn hạn chế nhưng từ năm 80 trở đi kỹ thuật khá là hoàn thiện. Trong những năm đầu mổ tứ chứng Fallot này ở những trẻ nhỏ ký cũng gặp nhiều khó khăn, tử vong còn cao. Từ khoảng năm 2000 trở đi, chúng tôi được học tập và tự phát triển kỹ thuật mới, được gọi là phẫu thuật tứ chứng Fallot thông qua đường động mạch phổi, bảo tồn cấu trúc van của động mạch phổi và thất phải. Tin vui là sau khi có kỹ thuật này ra đời thì kết quả phẫu thuật thay đổi một cách ngoꦆạn mục, tỷ lệ tử vong của bệnh này hiện nay gần như là không có, chức năng của tim sau khi phẫu thuật được cải thiện và đại đa số trꦕường hợp 80-90% cấu trúc của thất phải và động mạch phổi thì hầu như các cháu có sức khỏe như bình thường. Còn một số trường hợp khác, nếu như động mạch phổi và thất phải đường ra nhỏ mà cần phải mở rộng thì các cháu cần được theo dõi chặt chẽ, khoảng 10-20 trường hợp thì 10 năm sau các cháu cần phẫu thuật lại để mở rộng hoặc gắn van động mạch phổi.
Sau khi phẫu thuật xong, trong hầu hết các trường hợp các cháu có cuộc sống như bình thường, về chế độ sinh hoạt và ăn uống thì không có gì khác biệt. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là sau phẫu thuật để có thể theo dõi các cháu tốt bố mẹ nên cho các cháu đi khám định kỳ mỗi năm nhằm có thể phát hiện ra trường h𝕴ợp hẹp hay hở van động mạch phổi để có thể phẫu thuật lại một cách kịp thời tránh được những biến chứng về lâu dà🌟i.
Cảm ơn em đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc 🦂em và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, em có thể gửi câu hỏi cho chương trình để đượಞc hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Mẹ tôi năm nay 63 tuổi, đang điều trị bệnh xơ vữa động mạch cảnh và thiếu máu cơ tim, thoái hóa đốt sống lưng. Bà đã điều trị gần ba năm nay tại bệnh viện và vẫn phải uống thuốc hằng ngày rất nhiều. Bệnh của mẹ tôi có thể can thiệp hoặc khám thêm chuyên khoa nào không thưa bác sĩ? Chân thành ...
Chào bạn,
Đúng là việc dùng nhiều loại thuố𓂃c điều trị nhiều bệnh cùng lúc luôn là nỗi ám ảnh với nhiều người. Tuy nhiên, quyết định điều trị can thiệp mạch cảnh hay mạch vành còn phải đánh giá rất nhiều yếu tố như triệu chứng của người bệnh, mức độ hẹp, vị trí nào...
Ngoài ra, sau khi can thiệp giải quyết chỗ hẹp xong cũng không chắc chắn sẽ giảm được việc dùng thuốc về sau, thậm chí có nhiều trường hợp cần phải dùng nhiều hơn ở giai đoạn mới can thiệp. Hiện tại, có rất nhiều bệnh viện có chuyên kꩵhoa tim mạch, mạch máu có thể khám và điều trị tốt tình tr🐓ạng bệnh lý của mẹ bạn.
Cảm ඣơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, t💛ư vấn. Trân trọng.
Để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán, bạn có thể tham khảo Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, TP HCM (số 2B, Phổ Quang, phường 2, quận Tân Bình, TP HCM) hoặc Khoa Tim mạch, Bện🌟h viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội (số 108 Phố Hoàng Như Tiếp, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội).
Để đặt lịch khám và tư vấn, bạn có thể gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa kh🌠oa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6ꦿ789 để được hỗ trợ.
Công việc em gặp rất nhiều áp lực, thỉnh thoảng em hay đau nhói chỗ vùng tim bên trái. ꩲKhông biết là em có bị bệnh gì liên quan đến tim không? Mong🌊 bác sĩ tư vấn giúp em.
Chào bạn,
Tình trạng thỉnh thoảng đau nhói vùng tim bên trái khi gặp căng thẳng cũng rất thường xảy🎶 ra. Tuy nhiên, chỉ một dấu hiệu này thì chưa đủ để khẳng định là do bệnh tim hay bệnh gì khác, tốt nhất bạn nên đi khám tꦦim mạch để xác định rõ hơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Ch♈úc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Bé gái em nay bốn tuổi, nặng 23 kg, cao 1 m. Từ khi sinh, bé được siêu âm kiểm tra và phát hiện bị thông liên nhĩ lỗ thứ phát, kích thước lỗ thông là 6 mm và nay là 9 mm, không tăng áp phổi, chiều luồng thông trái phải, hở van hai lá 1/4, type II A2 và hở van ba lá ...
Chào em,
Trường hợp của con em là một bệnh lý khá đơn giản. Lỗ thông📖 liên nhĩ là lỗ thông giữa hai buồng nhận của tim, có áp lực thấp cho nên thông thường luồng máu đi qua lại giữa hai lỗ thông🎃 này thì lưu lượng không lớn như ở lỗ thông liên thất.
Trường hợp của con em có lỗ thông 6 mm là khá nhỏ, trong những năm đầu đời của cháu hầu như không ảnh hưởng gì tới chức năng cơ tim và sự phát triển thể chất lẫn trí tuệ của cháu. Hiện tại 9 mm thì vẫn khá nhỏ, lưu lượng máu bị mất qua lỗ thông này không nhiều. Đối với trường hợp của cháu trong vòng năm năm đầu cũng không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống và sự phát triển của cháu, tuy nhiên về lâu về dài luồng thông này sẽ làm cho tim phải có chiều hướng giãn ra làm tăng áp lực động mạch phổi. Theo tôi, trường hợp này để tránh biến chứng về lâu dài thì nên can thiệp và bít nó lại. Với sự phát triển của thông tim can thiệp, đa số trường hợp khoảng 80-90% lỗ này được các bác sĩ của thông tim can thiệp có thể thả một dụng cụ như dù gồm hai đĩa có thể bít hoàn toàn lỗ thông này mà cháu không cần phải mổ và có để lại sẹo. Để bít được lỗ thông này bằng dụng cụ thì đòi hỏi bờ của lỗ thông này phải đủ vững chắc, vì vậy em cần dẫn cháu đến khám để các bác sĩ làm siêu âm lại, khảo sát kỹ hơn rìa lỗ thông qua siêu âm bằng thực quản để xác định bờ của lỗ thông đấy co đủ vững để dụng cụ này bám chắ♋c vào hay không.
Theo tôi, trường hợp này khả năng đóng bằng thông tim can thiệp cùng dụng cụ là rất cao, có một số trường hợp do bờ lỗ thông này mỏng, dụng cụ không thể bám vào được thì lúc đó có thể mổ cho cháu. Trong trường hợp bác sĩ có thể mổ bằng các phương pháp thẩm mỹ, sẹo nhỏ, bằng phương pháp xâm lấ🐓n tối thiểu hay nội soi để có thể mổ và vá lại lỗ thông cho cháu.
Đối với trường hợp em đã đọc một số tài liệu về độ tuổi lý tưởng mổ thì em có sự nhầm lẫn, thật ra mổ thông liên thất nếu kích thước lớn phải mổ trong những năm đầu, còn 𒐪bệnh lý của con em là thông liên nhĩ thì ảnh hưởng đến tim phổi của nó là không nhiều. Nếu trong trường hợp không bị suy tim, không bị giãn cách buồng tim và không tăng áp phổi nhiều thì thông thường người ta có thể can thiệp được và mổ trong những giai đoạn muộn hơ💯n.
Kích thước 9 mm thì thông thường không thể tự đóng được và em cũng nên đưa cháu đi thăm khám để các bác sĩ tìm hiểu khả năng đóng lỗ thông này bằng thông tim can thiệp được hay không. Nếu trong trường hợp không đóng được, thì đây cũng là ಌthời 💙điểm thích hợp để mổ cho cháu bằng phẫu thuật, bằng các kỹ thuật xâm lẫn tối thiểu hoặc qua nội soi.
Cảm ơn en đã tin tưởng và đặt câu 🅰hỏi. Chúc em và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, em có thể gửi câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Tôi có một bé gái, si💖nh năm 2011, bị tim bẩm🦹 sinh, định kỳ vẫn đi khám. Một năm rưỡi gần đây, do Covid-19 nên tôi chưa đưa bé đi tái khám. Kết quả ở lần khám trước như sau:
Tim quay trái, tương hợp nhĩ thất, thất đại động mạch, nhịp tim đều. Lá vách và lá trước van ba lá đóng thấp ...
Chào em,
Bệnh lý Ebstein là bệnh lý tim phức tạp bao gồm những bất thường của thất phải và của van ba lá. Trước đây, có rất nhiều kỹ thuật ๊khác nhau để mổ bệnh lý này nhưng kết quả phẫu thuật lại không được như mọi người mong muốn. Cách đây 20 năm trước thì tỷ lệ tử vong khi mổ rất cao, khi đó cách nhìn bệnh lý đó không như bây giờ. Trong một số trường hợp, bệnh nhân không có triệu chứng các bác sĩ rất e ngại mổ vì kết quả mổ không tốt. Trong khoảng những năm gần đây với kỹ thuật mổ của Giáo sư Carpentier và sau đó nhiều kỹ thuật cải tiến thêm🍸 cho kỹ thuật ban đầu thì kết quả đã được cải thiện một cách rõ rệt.
Hiện tại, chúng tôi cũng đã bắt đầu mổ bệnh lý này gần 20 năm thì kết quả trong vòng 10 năm gần đây rất ngoạn mục, tỷ lệ tử vong còn rất hiếm. Chúng tôi đã mổ tr♔ên 200 - 300 trường hợp thì chỉ có vài cháu là khó khỏi, cho nên chỉ định mổ với bệnh lý này ngày càng trở nên triệt để hơn. Việc chỉ định mổ này nhằm tránh các biến chứng tim phải và van ba lá của cháu không được sửa chữa thì cháu rất dễ bị rối loạn nhịp hay đột tử. Kỹ thuật phẫu thuật này thì rủi ro chỉ dưới 5% và kết quả sau mổ đôi khi không hoàn hảo, nó có thể hở chút ít nhưng mà ở vị trí bên tim phải, với van ba lá còn hở từ vừa tới nhẹ thì các cháu vẫn có cuộc sống gần như giống những đứa trẻ kháꦛc.
Đối với trường hợp của con em thì tôi nghĩ đây cũng là thời điểm thích hợp để em đưa cháu đi khám, khảo sát cấu trúc của trái tim xem cháu có bị rối loạn nhịp để có quyết định phẫu thuật kịp thời. Đây là giai đoạn quan trọng vì cháu đã bắt đầu bước vào tuổi dậy thì vì vậy cháu cần có một trái tim khỏe mạnh để phát triển, học tập như ꦓ🦹các bạn bình thường.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và đặt câu hỏi. Chúc bạn và gia đình khỏe mạnh. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi cho chương trình để đượ♐c hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.
Năm nay tôi 45 tuổi. Từ năm 18 tuổi đến 25 tuổi, tôi thường có triệu chứng đau ép lòng ngực bên trái, khó thở, khi đó chỉ cần hít sâu vào chậm rãi thì có làm giảm dần và trở lại bình thường; chóng mặt và mù mờ thì chỉ cần được ngồi là ổn. Khi khám bệnh và cho kết quả huyết áp ...
Chào anh,
Trường hợp của anh cần khám và làm các xét nghiệm cơ bản về tim mạch như đo điện tâm đồ, X-quang tim phổi, siêu âm tim, xét nghiệm máu tổng quát. Ngoài ra, anh cần làm thêm điện tâm đồ găng sức với hai ý nghĩa là tầm soát bệnh mạch vành (có đau ngực) và đánh giá mức độ gắng sức phù hợp khi chơi thể thao. Thân mến, chúc anh khoẻ mạnh và hạnh phúc. Nếu c🎃ó thêm bất cứ thắc mắc nào, anh có thể gửi 🍌câu hỏi cho chương trình để được hỗ trợ, tư vấn. Trân trọng.