VnExpress - Bao tieng Viet nhieu nguoi xem nhat

Chủ nhật, 24/11/2024

Bố em 63 tuổi, huyết áp đo hai tay, tay phải lúc hơn 200, tay trái lúc thì 180. Hiện bố em bị hẹp ba thân động mạch vành, phải can thiệp mổ nhưng do huyết áp tăng cao nên đang nằm viện theo dõi. Bác sĩ cho em hỏi, tình trạng như trên của bố em thì biến chứng sau mổ có cao không? ...

Phúc Nguyên, 38 tuổi, Hà Giang

TS.BS Nguyễn Anh Dũng

Chào bạn,

Tình trạng bố của bạn có ba vấn đề. Vấn đề thứ nhất, huyết áp cao đến 200 là trường hợp rất ngu🐻y hiểm; thứ hai, sự chênh lệch huyết áp ở hai bên tay có thể do hẹp động mạch dưới đòn ở bên trái. Thứ ba, hẹp ba nhánh động mạch vành đã được chỉ định phải mổ bắc cầu động mạch vành. Vì vậy, tình trạng của bố bạn cần phải phẫu thuật.

Tuy nhiên, nếu tình trạng động mạch vành không quá gây nhồi𒐪 máu cơ tim, bác sĩ sẽ phải điều trị huyết áp trước cho ổn định, đồng thời chụp động mạch cảnh, chụp động mạch thận nhằm xác định thêm tình trạng có hẹp động mạch cảnh hay hẹp động mạch thận thèm theo🦄. Với tình trạng trên, nguy cơ rủi ro sẽ cao hơn so với các trường hợp mổ bình thường, bác sĩ sẽ phải cố gắng điều chỉnh các yếu tố huyết áp cũng như bệnh lý nền để có diễn biến sau mổ thuận lợi nhất cho bệnh nhân.

hẹp ba thân mạch vành
 
 

Em là nữ, năm nay 27 tuổi, mắc bệnh tim hai lá, đang có dự định thay van tim nhân tạo. Xin bác sĩ tư vấn giúp em giữa van tim cơ học và van sinh học thì van nào sẽ tốt hơn? Em chưa có con và dự định có bé. Sau phẫu thuật thay van bao lâu, em có thể không dùng biện ...

Huyền Anh, 27 tuổi, Bắc Ninh

TS.BS Nguyễn Anh Dũng

Chào em,

Trường hợp của em do có bệnh về van tim nên việc đầu tiên bác sĩ cần làm là cố gắng tìm cách để giữ và sửa lại van tim của em, nếu van bị tổn thương nặng quá không thể giữ lại mới tính đến việc thay v🎀an. Vì em có dự dịnh mang thai, bác sĩ sẽ lựa chọn thay van sinh học.

Sau thay van sinh học, em phải uống thuốc kháng vitamin K (thuốc chống đông máu) khoảng ba tháng. Sau đó, tùy theo tình trạng có thể không phải uống thuốc chống đông nữa, lúc đó em mớꦆi có thể cân nhắc việc có thai được.

Việc quyết định áp dụng kỹ thuật điều trị và liều lượng ra sao, các nguy cơ rủi ro như thế nào, em nên đến các cơ sở uy tín có bác sĩ chuyên khoa nhằm đư🧔ợc hướng dẫn chi tiết thêm về các vấn đề li🧸ên quan.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho 🌠chương trình hoặc gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội 1800 6858, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch. Trân trọng cảm ơn.

thay van tim nhân tạo
 
 

Em 24 tuổi, bị nhịp tim nhanh, đang phải uống thuốc giảm nhịp. Mới đây, em có đi khám, bác sĩ chẩn đoán rối loạn thần kinh thực vật, siêu âm tim không có vấn đề gì. Trường hợp nhịp tim nhanh có𒀰 ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều không? Làm sao để có thể làm ổn định nhịp tim trở lại?

Dương Dương, 24 tuổi, TP HCM

BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc

Chào bạn,

Ở người trưởng thành, khi nghỉ ngơi không vận động, nhịp tim chuẩn sẽ dao động 60-100 nhịp một phút. Nếu nhịp tim vượt quá 100 nhịp một phút là tình trạng nhịp tim nhanh. Bạn có nhữ𝓰ng cơn nhịp nhanh hiện phải điều trị thuốc giảm nhịp.

🎶Nhịp tim nhanh có thể do hồi hộp, căng thẳng nhưng cũng có thể là triệu chứng tiềm ẩn của nhiều bệnh lý nguy hiểm, phổ biến nhất là các vấn đề về tim mạch. Bạn chưa mô tả rõ về tính chất của cơn nhịp nhanh, chỉ được biết 🐠đang được điều trị thuốc uống và chẩn đoán của bác sĩ. Cơn nhịp nhanh kéo dài nhiều có nguy cơ biến chứng sau:

• Ngất: tim đập nhan🅷h kéo dài dễ khiến huyết áp 🏅tụt đột ngột và gây ngất.

• Suy tim: nhịp nhanh do rung 😼nhĩ là ngꦗuyên nhân gây suy tim nếu không điều trị sớm.

• Đột quỵ: biến chứng của các bệnh tim mạch, cơn rung nhĩ, hình thành các cục máu đ🐻ông gây tắc♔ mạch máu não.

• Ngưng tim: là một biến chứng hiếm gặp nhưng một số trường hợp tim đập nhanh có thể🍰 làm tim ngừng đập, đe dọa tính mạng người bệnh.

Bạn nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch, khám và điều trị nhằm tìm nguyên n✨hân bệnh lý. Nếu chẩn đoán rối loạn nhịp tim nghiêm trọng, bạn sẽ được điều trị nội khoa hoặc điều trị phương pháp can thiệp chuyên biệt từng bệnh.

Những lúc cơn nhịp nhanh kèm triệu chứng mệt, chóng mặt, đau ngực bạn nên nhập viện cấp cứu hoặc cơ sở y tế gần bạn nhất. Bác sĩ sẽ khám và đo ECG ngay trong cơn nhịp tim nhanh để chẩn đoán nhịp nhanh. Sau đó, bác sĩ sẽ hẹn ♌gắn holter ECG/24h để theo dõi cơn nhịp tim nhanh và ghi n🐠hận tính chất cơn nhịp nhanh, điều trị cơn nhịp nhanh theo chẩn đoán chuyên biệt và xử lý biến chứng nếu có kèm theo cho bạn.

Tôi thỉnh thoảng ▨nặng vùng ngực, siêu âm tim kết luận là hở van ba lá độ 1.5/4. Chức năng tâm thu thất trái bình thường. Trường hợp của tôi có nguy cơ nguy hiểm nào không? Triệu chứng như trên có đúng như kết luận trên không? Xin cảm ơn bác sĩ.

Huỳnh Tấn Cường, 67 tuổi, Đường S9, Tây Thạnh, Tân Phú, TP HCM

ThS.BS Phạm Đỗ Anh Thư

Chào bác,

Siêu âm tim của bác kết quả như vậy là bình thường. Mức độ 🅺hở van ba lá 1.5/4 chỉ nhẹ, hở sinh lý và không phải bệnh lý van tim. Tuy nhiên, bác có nặng ngực, có thể mang triệu chứng của thiếu máu cơ tim (hay còn gọi là bệnh mạchꦅ vành). Bác cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để được đánh giá toàn diện và kiểm tra một số cận lâm sàng như đo điện tại và trắc nghiệm gắng sức bằng thảm lăn,... nhằm đánh giá tình trạng thiếu máu cơ tim.

Lúc trước em có đi khám và phát hiện van tim hở 1/4. Vậy bác sĩ cho em hỏi có thuốc nào điều trị dứt điểm không? Chế độ sinh 🐼hoạt hàn🌠g ngày như thế nào? Em cảm ơn bác sĩ.

Vo Huy Tuyen, 31 tuổi, Bà Rịa, Vũng Tàu

ThS.BS Phạm Đỗ Anh Thư

Chào bạn,

Hở van tim 1/4 là mức độ nhẹ, thường do hở sinh lý và không phải là bệnh van tim. Do đó, bạn chưa cần uống thuốc🎀 điều trị. Bạn vẫn tập thể dục, làm việc, lao động bình thường.

Nếu có triệu chứng khó thở và đau ngực, bạn phải đến ngay trung tâm chuyên khoa tim mạch để khám và kiểm tra siêu âm tim, đo điện tim tìm nguyên nhân do biến chứng hở van nặng lên của hở 🅠hai lá, h𒈔ở phổi hay do bệnh lý đi kèm theo về tim mạch, hô hấp. Tùy nguyên nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn điều trị của bạn. Cám ơn câu hỏi của bạn.

Tôi hở van tim động mạch chủ 3/4, van hai lá 3/4, va☂n ba lá 2/4. Bác sĩ tư vấn thuốc uống nào mà tôi không phải mổ? Cảm ơn bác sĩ.

Bùi Thị Nga, 49 tuổi, quận 9, TP HCM

ThS.BS Phạm Đỗ Anh Thư

Chào bạn,

H🏅ở van động mạch chủ và van hai lá cùng mức độ 3/4 là mức độ vừa. Hở van ba lá 2/4 là mức độ nhẹ. Với mức độ hở các van như vậy, bạn chưa cần phải mổ, chỉ cần điều trị nội khoa các yếu tố nguy cơ tim mạch nếu có như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn mỡ máu...

Về chế độ ăn uống, sinh hoạt nên hạn chế muối (<5gram một ngày), không vận động gắng sức, bỏ hút thuốc lá... Bệnh van tim sẽ có xu hướng tiến triển nặng dần, bạn nên kh🧔ám và theo dõi ở bác sĩ chuyên khoa tim mạch để có chỉ dẫn chi tiết hơn.

Hở van 2/4 có nguy hiểm không?

Tấn Duy, 39 tuổi, Nghĩa Trung, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi

ThS.BS Phạm Đỗ Anh Thư

Chào bạn,

Hở van 2/4 là mức độ hở van trung bình, bạn chưa cần uống thuốc điều trị. Tuy nhiên, bạn cần siêu âm tim kiểm tra mỗi sáu tháng đến một năm để theo dõi mức độ hở van tim. Chú🔜c bạn nhiều sức khỏe. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏ♚i về cho chương trình.

Mẹ tôi năm nay 55 tuổi hay bị đau ngực, mệt và khó thở, đi lên xuống cầu thang không thở nổi, chân tay bứt rứt, buồn bực, khó chịu cả ngày. Tôi đưa mẹ đi khám được chẩn đoán bị thiếu máu cơ tim cục bộ, tắc hẹp động mạch vành trên 50%. Mẹ tôi có phải đặt stent không hay chỉ cần uống ...

Nguyễn Thùy Dương, 23 tuổi, Bình Dương

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Mẹ bạn có thể mắc bệnh m🌠ạch vành trên chẩn đoán t🏅ắc hẹp động mạch vành 50%. Nhưng hiện nay, người mắc bệnh mạch vành nên điều trị bằng thuốc hoặc thay đổi lối sống trước.

Khi mà hẹp trên 90%, có thể đặt stent ngay. Tuy nhiên, tùy vùng, tùy nhánh mạch vành, những nhánh xa mà nhỏ thường không đặt nong, cũng không phẫu thuật bắc cầu. Chỉ những nhánh chính như thân chung mạch vành, động mạch🍌 liên thất trước, động mạch mũ và động mạch vành phải bị nghẽn nặng mới c🐷ần can thiệp mạch vành. Chứ không phải các bệnh nhân thiếu máu cục bộ cơ tim đều cần đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu.

80460
 
 

Mẹ của em năm nay 75 tuổi, đặt mạch vành một dây cách đây năm năm. Gần đây, bà đau lại, đi bệnh viện khám thì có kết quả phình động mạch chủ dài hơn 4 cm. Bệnh viện cho về, bảo lớn tuổi không phẫu thuật được. Hiện tại, bà uống thuốc theo đơn, hết thuốc lại đau ngực. Xin bác sĩ cho lời ...

Hà Nguyễn, 51 tuổi, Quận 6, TP HCM

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Phình động mạch chủ có hai cách can thiệp là phẫu thuật và can thiệp đặt stent graft. Phẫu thuật là mổ hở, cắt thay đoạn phình. Đây là biện pháp xâm lấn nặng cho những người lớn tuổi. Còn can thiệp đặt stent graft sẽ được thự𒐪c hiện thông qua đường chích hai động mạch đùi, ở hai bên bẹn. Với mức độ xâm lần và mức độ rủi ro thấp nên đây là một lựa chọn phù hợp cho người lớn tuổi. Bạn có thể đưa mẹ đến khám, chụp CT động mạch chủ có cản quang, đo kích thước chỗ phình, xét có chỉ định can thiệp chưa. Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh có đầy đủ máy móc và bác sĩ can thiệp, bác sĩ phẫu thuật để giúp cho bác tốt hơn.

Tôi đặt stent ba năm, hiện nay, tôi có triệu chứng ran ran vùng ngực. Tôi xin hỏi bác sĩ tôi nên khám với kĩ thuật gì (trước đây𒀰 tôi nhập viện ba lần mới được chụp mạch vành và đặt stent)? Làm sao biết bệnh chữa sớm không để cấp cứu? Xin cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Đức Sướng, 56 tuổi, Đặng Dung, Đà Nẵng

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Triệu chứng ran vùng ngực có thể do các nguyên nhân sau:
- Do tái hẹp stent đã đặt.
- Do các mạch máu khác đã hẹp trung bình, chưa đặt stent hoặc do mạch máu nhỏ (vi mạch).
- Do xơ vữa vẫn tiếp diễn, gây chỗ hẹp mới.

Thông thường, các kiểm tra chức năng không xâm lấn như: ECG gắng sức, siêu âm dobutamin sẽ được chỉ định mỗi sáu tháng, nhằm phát hiện sớm tình trạ🍷ng thiếu máu cơ tim tái phát. Sau đó, chụp mạch vành có cản quang, đồng thời có thể đo phân suất dự trữ lưu lượng mạch vành, định chính xác chỗ hẹp nào cần nong và đặt stent. Bạn có thể tái khám và bác sĩ sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng đau ngực của bạn.

Làm t🐼hế nào để huyết áp trở về bình thường, vĩnh 𝔍viễn?

Loi Maiduc, 57 tuổi, Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Chào bạn,

Huyết áp là trị số động, thay đổi theo tình trạng hoạt động của cơ thể, cảm xúc, tình trạng sức khỏe của cơ thể, tuổi tác,... Để ổn định huyết áp bình thường có một số cách☂ sau:

- Điều chỉnh lối sống tốt cho sức khỏe tim mạch: ăn ít mặn, giảm mỡ béo, không ăn thịt mỡ, thực phẩm đóng hộp; thay vào đó ăn cá tốt hơn, nên ăn nhiều trái cây rau củ quả, thực phẩm tươi sống, hữu cơ; giảm rượu bia, bỏ thuốc lá (nếu có), giảm cân nếu dư cân, béo phì; tập thể dục đều đặn, tối thiếu 30-45 phút/ngày các ngày trong tuần.
- Kiểm soát cảm xúc, tránh để stress, tức giận, căng thẳng hoặc áp lực kéo dài.
- Nếu có bệnh huyết áp cao cần theo dõi và điều trị liên tục với bác sĩ chuyên khoa.
- Khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớ🦹m và điều trị c🌳ác bệnh lý nội khoa khác (nếu có)

Tôi bị bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch vành. Đi khám kết quả MSCT64 như sau:
- Chỉ số vôi hoá động mạch vành = 602
- Hẹp nhẹ 40% tại đoạn gần nhánh liên thất trước động mạch vành trái
- Hẹp 60% tại đoạn gần và 30% tại đoạn giữa động mạch vành phải
Xin hỏi bác sĩ tình trạng bệnh ...

DƯƠNG HOÀNG HẢI, 58 tuổi, Trần Văn Đang, phường 11, quận 3, TP HCM

BS.CKII Huỳnh Ngọc Long

Chào bạn,

Xơ vữa động mạch vành là quá trình lão hóa của động mạch vành. Càng lớn tuổi, mức độ vôi hóa và mức độ hẹp𝔉 càng tăng, từ 1%, 50%, 70%, đến 100%. Mức độ hẹp 40 - 60% trên MSCT là kết quả về hình ảnh học của tổn thương. Bạn cần phải làm các nghiệm pháp đánh giá chức năng không xâm lấn như: ECG gắng sức, siêu âm dobutamin...để biết được mức độ hẹp này đã gây thiếu máu cục bộ hay chưa. Nếu kết quả âm tính, có nghĩa mức độ hẹp này chưa gây thiếu máu cục bộ cơ tim, chưa cần can thiệp stent. Bạn chỉ cần uống thuốc để làm giảm quá trình xơ vữa, làm giảm tốc hẹp của mạch vành, kéo dài thời gian phải đặt stent.

Nếu cho kết quả dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp stent, nhằm làm rộng lòng mạch vành ra, tăng lượng máu đến nuôi cơ tim, cơ tim sẽ không bị chết do thiếu máu. Tuy nhiên, stent chỉ là biện pháp làm rộng mạch máu ra. Do đó, không được ngưng t🔯huốc sau khi đặt stent, phải tiền hành song song.

Tôi đang uống hàng ngày thuốc điều trị suy tim và dùng lâu nay hai năm thấy ổn. Bác sĩ cho tôi h🐓ỏi là tôi có nên đổi thuốc không? Cảm ơn bác sĩ.

Lý Thế Bình, 47 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM

ThS.BS Huỳnh Thanh Kiều

Chào bạn,

Nếu thuốc bạn đang uống vẫn ổn định thì bạn nên tiếp tục uống v🃏à không cần đổi thuốc. Tuy nhiên, mỗi năm bạn nên khám kiểm tra tổng quát tim mạch, xem có phát sinh thêm vấn đề sức khỏe khác không. Từ đó, bác sĩ có thể điều chỉnh đơn thuốc được kịp thời.

Tôi 49 tuổi, thay van tim sinh học năm năm và phải uống thuốc chống đông máu hàng ngày. Có phải tuổi thọ của van sinh học chỉ 10-15 năm không bác sĩ? Khi phẫu thuật thay van lần nữa thì thay van cơ học hay sinh học tốt hơn? Phẫu thuật lần hai có phức tạp hơn lần đầu không? Có nguy cơ biến ...

Ngọc Huyền, 49 tuổi, TP HCM

TS.BS Nguyễn Anh Dũng

Chào bạn,

Hiện tại, van sinh học có độ tuổi trung bình trên 10 năm và có thể đến 20 năm. Khi thay van nhân tạo, người bệnh s♛ẽ đ💟ược hướng dẫn lựa chọn theo khuyến cáo; đối với người bệnh dưới 50 tuổi nên thay van cơ học, với người bệnh từ 50 - 65 tuổi có thể chọn van sinh học hoặc van cơ học và người bệnh trên 65 tuổi nên thay van sinh học. Vì vậy, với những người trẻ và người trên 65 tuổi, việc thay van sinh học sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, người bệnh phải tuân thủ sử dụng thuốc chống đông sau khi thay van hay không, người bệnh có bị dị ứng với thuốc chống đông hay không, bệnh nhân nữ có nhu cầu mang thai thì nên thay van sinh học.

Phẫu thuật lần hai sẽ khó hơn lần đầu, do sẹo mổ lần đầu sẽ gây khó khăn cho việc phẫu t💦ích để đi vào tổn thương. Vì vậy, việc phẫu thuật lần hai sẽ có nguy cơ chảy máu nhiều hơn so với lần đầu, đồng thời phẫu thuật kéo dài, nên có thể tồn tại các nguy cơ biến chứng nhiều hơn so với lần đầu. Để đánh giá chính xác mức độ nguy cơ sau phẫu thuật, nhất là phẫu thuật lần hai, tối nhất bạn nên đến cơ sở uy tín, bác sĩ sẽ hướng dẫn cho bạn về nguy cơ sau mổ.

Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình hoặc gọi lên tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội 1800 68💎58, tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ tư vấn và đặt lịch. Trân trọng cảm ơn.

Van sinh học
 
 

Em hay rối loạn nhịp tim, đi khám bác sĩ nói em bị rối loạn thần kinh thực vật. Có khi em lấy máy huyết áp ra đo nhịp tim em 107, 105, 99 nhịp một phút nhưng huyết áp em lại bình thường. Khi sử dụng trà, bia, cà phê là nhịp tim em rất nhanh nên rất hạn chế sử dụng chất kích ...

Nguyễn Thanh Hải, 46 tuổi, Bình Thuận

BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc

Chào bạn,

Về mặt chức năng, có thể phân chia hệ thần kinh thành hai phần là hệ thần kinh động vật và hệ thần kinh thực vật. Hệ thần kinh thực vật được chia làm hai phần là hệ thần kinh giao cảm và hệ thần kinh đối giao c🍌ảm. Hai phần hoạt động đối ngược nhau trên các cơ quan. Sự đối ngược này giúp cho hệ thần kinh thực vật điều hòa các hoạt động tinh vi và nhanh chóng. 𝔍Biểu hiện của rối loạn thần kinh thực vật bao gồm:

- Lên tim: làm tăng hoạt động tim, nhịp tim và lực co của tim.
- Buồn nôn, cảm giác khó chịu cần nôn, biểu hiện nhận thức về kích thích (bao gồm kích thích phó giao cảm) vào trung tâm nôn ở hành tủy.
- Lên hᩚᩚᩚᩚᩚᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ⁤⁤⁤⁤ᩚ𒀱ᩚᩚᩚuyết áp: huyết áp phụ thuộc vào sức bơm của tim và sức cản của mạch máu. Do kích thích của hệ thần kinh giao cảm tùy vào sức bơm của tim và sức cản mạch máu dẫn đến thay đổi huyết áp. Huyết áp của bạn chưa thay đổi, tuy nhiên biểu hiện trên hệ tim mạch làm tăng nhịp tim và rối loạn trương lực gây co thắt ở ruột, nôn, buồn nôn.

Về điều trị, rối loạn thần kinh thực vật không gây tử vong, nhưng làm giảm hoạt động hoặc ảnh hưởng đến chức năng tự động của cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi, tiêu hóa...Việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu là điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh. Tuy nhiên, cho đến nay thì mới chỉ điều trị được các triệu chứng của bệnh. Bạn nê💞n đến trung tâm chuyên khoa để được tư vấn và điều trị cụ thể.

Về thuốc, các loại thuốc thường được dùng để điều trị rối loạn thần kinh thực vật gồm: thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc chữa m🦩ất ngủ và các rối loạn lo âu, thuốc điều chỉnh động ruột, thuốc tim mạch, thuốc giảm tiết mồ hôi.

Rối lo📖ạn thần kinh thực vật phụ thuộc nhiều vào lối sống và tâm lý của người bệnh, có thể kích hoạt các triệu chứng của rối loạn thần kinh thực vật. Nếu bạn giữ tâm lý thoải mái, chủ động áp dụng các phư♏ơng pháp kiểm soát, không dùng thuốc khác, vận động tập thể dụng và điều chỉnh lối sống, bệnh sẽ thuyên giảm. Chúc bạn thành công.

Tôi bị hở van tim 1,4, động mạch phổi 2,4 gây khó thở, tức ngực. Nhờ bác൲ sĩ tư vấn trường hợp của tôi nên làm gì? Cảm ơn bác sĩ!.

Phạm Thị Kim Hương, 56 tuổi, Tân Phú, TP HCM

BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc

Chào bạn,

Hở van động mạch phổi là tình trạng van không đóng kín, k🦄hiến cho máu bị chảy ngược về tim thay vì được đưa lên phổi. Van động mạch phổi bị hở ꦉnhiều và trong thời gian dài sẽ làm làm giảm lượng máu giàu oxy, khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi.

Hở van động mạch phổi ít nguy hiểm hơn. Bệnh chỉ nguy hiểm khi van động mạch phổi bị hở nhiều, máu không lên được phổi để lấy oxy. Hậu quả là hoạt động lưu thông máu qua tim rối loạn, máu bị ứ trệ và gây ra các triệu chứng như khó thở, mệt mỏi, đau thắt ngực... Bạn hở van động mạch phổi 2/4 là độ hở trung bình. Người bệnh hở van động mạch phổi trung bình ít có biểu hiện hay gặ꧃p ngay biến chứng khó ♕thở, mệt mỏi, đau thắt ngực.

Hở van tim hai lá là khi van đóng không khít và làm cho máu phụt ngược trở lại buồng tim phía trên, ở mỗi lần tim co bóp. Trong đó, hở van hai lá 1/4 là mức độ hở van nhẹ ꦉnhất trên siêu âm tim. Bệnh hở van tim hai lá 1/4 sẽ không nguy hiểm và không cần điều trị nếu người bệnh không có triệu chứng.

Nếu có triệu chứng khó thở và đau ngực, bạn nên đến trung tâm chuyên khoa tim mạch để kiểm tra, siêu âm tim và đo điện tim. Dựa và đó, bác sĩ sẽ tìm nguyên nhân, có thể do biến chứng hở van nặng lên của hở hai lá, hở phổi hay do bệnh lý đi kèm theo về tim mạch, h🅠ô hấp. Tùy nguyên nhân, bác sỹ chuyên khoa sẽ tư vấn phương pháp điều trị thích hợp cho bạn.

Tôi năm nay 40 tuổi, vừa rồi có đi chụp MSCT mạch vành, kết quả 🐬bị vôi hóa và tắc hoàn toàn động mạch vành phải, giãn lớn ở gốc động mạch vành phải. Bác sĩ cho tôi hỏi, với kết quả như vậy tôi có phải phẫu thuật không?

An Lộc, 40 tuổi, Hải Phòng

TS.BS Nguyễn Anh Dũng

Chào bạn,

Ở đây, bạn chưa cho biết rằn♛g bạn có triệu chứng trên lâm sàng🎃 hay không. Thông thường, tổn thương tắc động mạch vành sẽ có biểu hiện đau ngực, mệt, khó thở. Với tổn thương tắc động mạch vành phải và co giãn gốc động mạch vành ở người trẻ, cần phải kiểm tra đánh giá xem có phải bị rò động mạch vành hay không? Rò động mạch vành là một tổn thương bẩm sinh và nếu xác đinh chắc chắn bị rò động mạch vành, bác sĩ cần áp dụng kỹ thuật để tìm và phẫu thuật vá lỗ rò đó.

vôi hóa
 
 

Tôi chụp MSCT mạch vành, kết quả mạch vành phải bị tắc cả ba nhánh. Trường hợp của tôi 💮có nguy hiểm kh⛎ông? Tôi phải mổ nội soi hay mổ tim hở?

Lê Lan, 30 tuổi, TP HCM

TS.BS Nguyễn Anh Dũng

Chào bạn,

Thường bác sĩ sẽ không nói bị tắc ba nhánh mà trả lời hẹp ba nhánh động mạch vành hoặc ba thân động mạch vành. Nếu chính xác là hẹp 🅺ba nhánh động mach vành, bệnh nhân cần phải tái thông động mạch vành sớm. Bởi vì động mạch vành൲ tim chỉ có ba nhánh, nếu hẹp cả ba thì tim sẽ bị thiếu máu và dễ dẫn đến tình trạng suy tim hoặc nhồi máu cơ tim cấp. Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả chụp động mạch vành, tính chỉ số Syntax score và có chỉ định phù hợp theo chỉ số và đúng hướng dẫn của các hội chuyên môn.

tắc mạch vành
 
 

Tôi bị cao huyết áp đ𒆙ã nhiều năm, liệu tình trạng có liên quan đến động mạch vành và các bệnh tim mạch khác không? Cần phải đi kiếm tra ở đâu🐲? Xin cảm ơn bác sĩ.

Nguyễn Tiến Sanh, 66 tuổi, Tân Phú, TP HCM

BS.CKII Nguyễn Thị Ngọc

Chào bạn,

Tăng huyết áp dẫn đến biến chứng tim, não, mắt thận thông qua hai cơ chế, và cả hai cơ chế đều liên quan đến tăng áp lực máu của động mạch. Cơ chế thứ nhất, do tăng áp lực lên cấu trúc, 𝐆chức năng của tim và động mạch. Cơ chế thứ hai, do thúc đẩy của quá trình xơ vữa động mạch.

Tăng huyết áp có liên quan🌌 giữa huyết áp tâm thu và tâm trương với các biến cố t𒅌im mạch. Việc tăng 20 mmg tâm thu, tăng biến cố tim mạch lên hai lần và tăng huyết áp tâm trương 10 mmHg, biến cố tăng gấp hai lần. Có sự liên quan tăng huyết áp tâm thu và rõ rệt giữa người tăng cholesterol máu và mức cholesterol bình thường. Huyết áp là một trong ba yếu tố nguy cơ mạch vành gồm hút thuốc lá, tăng cholesterol máu.

Biến chứng tăng huyết áp trên các cơ quan tim mạch bao gồm:
- Tổn thương não, tai biến mạch máu não, nhũn não, thiếu mãu não. Tăng huyết áp đột quỵ có thể tử vong nếu cấp cứu không kịp thời.
- Biến chứng mạch máu võng mạc: Thành động mạch dày và cứng làm hẹp lòng mạch lại. Nếu có quá trình xơ cứng thành mạch thì động mạch sẽ chèn ép tĩnh mạch và cản trở tuần hoàn làm người bệnh có thể tổn thương mắt và tiến triển theo các giai đoạn.
- Tổn thương thận, tổn thương màng lọc của các tế bào thận, làm bệnh nhân tiểu ra protein (bình thường không có), lâu ngày gây suy thận. Đồng thời làm hẹp động mạch thận, làm thận tiết ra nhiều chất Renin gây tăng huyết áp, nếu hẹp động mạch thận lâu ngày sẽ gây nên suy thận.
- Tăng huyết áp lâu ngày sẽ làm hư lớp nội mạc của mạch vành, làm các phân tử Cholesterol trọng lượng phân tử thấp (Cholesterol-LDL) dễ dàng đi từ lòng mạch máu vào động mạch vành, sau đó làm hình thành mả⭕ng xơ vữa động mạch và làm hẹp mạch vành. Nhồi máu cơ𒁃 tim do tăng huyết áp sẽ có một vùng cơ tim bị chết, không thể co bóp được, dẫn đến suy tim.

Do đó, tăng huyết áp là bệnh lý mạn ꦡtính lâu dài làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác và biến chứng nguy hiểm. Bạn cần đến khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa tim mạch, kiểm tra cá💦c yếu tố nguy cơ tim mạch, theo dõi các biến chứng trên các bệnh lý tim mạch khác.

Em là nam, 27 tuổi, nhân viên văn phòng. Nhà em không có ai bị bệnh tim nhưng khoảng ba tháng trước, em xuất hiện cơn khó thở kéo dài, tim đập loạn. Khi tới bệnh viện thăm khám, làm các xét nghiệm, siêu âm tim thì bác sĩ chẩn đoán có biểu hiện của Wolff -Parkinson-White (WPW) nhưng không có dấu hiệu rõ ...

Phan Xuân Từ, 27 tuổi, Vũng Tàu

PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh

Chào bạn,

Hội chứng Wolff-Parkinson-White (WPW) là hội chứng kích thích sớm, có một đường dẫn truyền, ngoài những đường dẫn truyền thông thường của tim. Biện pháp điều trị tốt nhất là triệt phá đường 🐭dẫn truyền phụ thì sẽ hết bệnh. Tuy nhiên, rất khó tìm ra đường dẫn truyền này. Hiện nay, tại một số bệnh viện, đặc biệt là Bệnh viện Đa Khoa Tâm Anh đã trang bị phương pháp mapping 3D để tìm đường dẫn truyền phụ đó dễ dàng hơn và nhanh hơn. Do đó, chúng tôi rất tin là hội chứng này vẫn có thể chữa𒁏 trị được.

Trường hợp của bạn, điều trị thuốc không thật sự hiểu quả hoàn toàn. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp, có thể điều trị thuốc được. Ví dụ, ghi điện tâm đồ khi tim đập nhanh, chúng ta thấy phức hợp QRS hẹp, bác sĩ sẽ điều trị bằng một số thuốc. Có những người bệnh, tôi chăm sóc suốt 40 năm nay vẫn được, tuy nhiên có một số bệnh nhân, mỗi lần đo điện tâm đồ thấy QRS rất rộng, đặc biệt có những lúc tim đập 250 lầ🍌n/phút. Đây là rung nhĩ trên WPW và nên cắt đốt, tuy vậy không phải lúc nào cũng thành công.

WPW