ওBé nhà em song sinh được 12 tháng. Hai bé thường xuyên ho và sổ mũi. Ho từng cơn vào ban đêm và lúc ngủ. Xin bác sĩ tư vấn ạ.
Chào bạn! Cảm ơn những thông tin bạn đã chia sẻ.
🍃Ho là một trong những biểu hiện của cơ thể nhằm phản ứng lại các tác động từ bên ngoài lên cơ thể của trẻ. Ho cũng là cách cơ thể hạn chế sự xâm nhập của dị vật hoặc đơn giản là để đào thải dịch tiết ra khỏi cơ thể. Trẻ bị ho thường là do những nguyên nhân sau:
𓃲- Viêm đường hô hấp trên: mũi, họng, amidan, xoang. Những cơn ho xuất phát từ đường hô hấp trên thường là do cảm lạnh, viêm họng, viêm mũi, viêm xoang hoặc viêm amidan,... các bệnh lý hay thường gặp và có thể điều trị dứt điểm.
🌸Viêm đường hô hấp dưới: những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp dưới thường nghiêm trọng hơn. Cơn ho xuất phát từ đường hô hấp dưới thường là do viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen... Nhóm bệnh này nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của bé.
🧸Một số nguyên nhân khác khiến trẻ bị ho đó là trào ngược dạ dày thực quản, sặc nước, sữa, ho do dị ứng hoặc do hút thuốc lá thụ động. Tình trạng của hai bé nhà bạn nên đưa đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tìm ra nguyên nhân ho của bé.
ဣChúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình. Trân trọng!
Em có con đã được 5 tháng tuổi, cân nặng 7 kg. Cháu bị tiêu chảy từ ngày 1/4/2021 tính đến nay đã 22 ngày. Em đã đưa con đi khám tại một bệnh viện thì có kết quả cháu bị rotavirus và nhập viện điều trị 1 tuần. Cháu đỡ hơn thì bác sĩ cho về điều trị tại nhà bằng thuốc nhưng tình ...
Chào chị,
⛦Bé bị tiêu chảy do rota virus đến ngày thứ 22 của bệnh mà vẫn đi ngoài ngày 6-7 lần phân nhiều nước có thể bị không dung nạp được lactose thứ phát sau nhiễm rota virus hoặc bé của bạn kiêng khem thiếu kẽm thì tiêu hóa sẽ chậm hơn hoặc bé có thể bị tiêu chảy kéo dài do nguyên nhân khác. Trường hợp hay gặp nhất là bé bị không dung nạp được lactose thứ phát sau nhiễm rota, phân của bé chua, nhiều bọt, hậu môn đỏ. Bạn nên đưa bé đến khám và có thể bé được xét nghiệm phân tìm nguyên nhân để giúp cải thiện tình trạng hiện tại.
ꦚChúng tôi cảm ơn bạn vì đã tin tưởng bệnh viện Tâm Anh. Chúc chị và bé sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, chị có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Con em nay 8 tuần. Em có 2 câu hỏi, rất mong bác sĩ tư vấn giúp ạ:
- Ở tuần 7 con có đi phân xanh, sang tuần 8 vẫn còn nhưng lác đác? Con ti mẹ hoàn toàn ạ. Triệu chứng này có sao không ạ?
- Con em đang ho, khò khè. Cách chăm sóc trẻ như vậy trong mùa này như ...
Chào bạn,
🎐Nếu được bạn có thể cho bác sĩ biết thêm thông tin về việc đi tiêu của bé như số lần trong ngày, lượng phân nhiều hay ít, lỏng hay sệt, phân có nhày nhớt hay lẫn máu không...
😼Có rất nhiều nguyên nhân làm phân em bé bú sữa mẹ hoàn toàn có máu xanh:
✱1. Có thể bé bú "sữa đầu" nhiều hơn "sữa cuối", gây tình trạng mất cân đối, quá nhiều lactose trong khi quá ít lipid trong lượng sữa bé tiếp nhận. Bạn có thể tránh điều này bằng cách cho bé bú hết một bên trước khi đổi qua vú bên còn lại.
ღ2. Có thể bé bú chưa đủ cũng làm phân bé có màu xanh.
🐻3. Do mẹ sử dụng thuốc, một số loại thực phẩm hoặc có bổ sung sắt trong chế độ ăn.
🥀4. Do bé có bệnh lý viêm nhiễm đường tiêu hoá ở các mức độ khác nhau. Do đó, nếu bạn thấy bé tiêu phân xanh có kèm thêm các triệu chứng khác như sốt, bỏ bú, ọc sữa, quấy khóc nhiều, chướng bụng... thì có khả năng bé bị nhiễm trùng tiêu hóa, bé cần được khám và điều trị sớm.
♍Thời tiết lạnh, mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho các bệnh hô hấp tấn công các em bé nhỏ. Bé nhà bạn khi có triệu chứng ho, khò khè thì có thể đã bị viêm hô hấp. Tuỳ theo tình trạng của bé, bạn cần theo dõi và cho bé khám sớm để bác sĩ có thể chẩn đoán và có hướng chăm sóc cho bé phù hợp. Hệ miễn dịch của cơ thể bé sẽ bị ảnh hưởng nếu bé bị nhiễm lạnh, do đó, việc giữ ấm là cần thiết để hệ miễn dịch của bé làm việc hiệu quả chống lại bệnh. Đó là lý do vì sao bạn thấy bé nhỏ thường có sốt khi bị bệnh. Tuy nhiên, nếu bạn thấy bé sốt cao, bạn nên cho bé mặc đồ thoáng, không quá dày nhằm tránh việc tăng thân nhiệt quá mức cũng không tốt cho bé. Chúc bé nhiều sức khỏe!
Em mới sinh bé được 19 ngày, bé sinh non 37 tuần 1 ngày, sau 3 ngày khi xuất viện về nhà bé có dấu hiệu bị vàng da trên mặt và mắt, lòng bàn tay và bàn chân bé vẫn đỏ nhưng khi em ấn tay lên lòng bàn chân bé vài giây rồi bỏ ra thì thấy khoảng da chỗ ấn cũng có ...
Con trai em 4 tuổi. 3 tháng gần đây, cháu hay bị lên lẹo ở mắt, sau mấy ngày tự vỡ, khỏi nhưng rồi lại bị ở bên mắt kia, rùi lại vỡ, khỏi. Tháng sau lại bị lặp lại như vậy. Em đi khám ở bệnh viện, bác sĩ kê thuốc uống để tạo mủ rồi trích, nhưng uống thuốc lẹo tự seo, mấy ...
💃Xin chào bạn, bé đã bị lên lẹo nhiều lần, nếu bé bị lần nữa bạn phaỉ đưa con khám với bác sĩ chuyên khoa mắt dùng thuốc tra mắt hoặc trích đúng chỉ định sẽ đạt được hiệu quả tối ưu bạn nhé. Bạn không nên để tự vỡ nhé. Bây giờ bạn nên phòng cho bé không bị lại, bé không nên đư tay dụi chà mắt, đeo kính khi ra đường, hoặc ở những nơi có bụi, nên rửa tay thường xuyên. Chúc bé của bạn không bị lẹo nữa nhé. Cảm ơn bạn đã tin tưởng chúng tôi.
Bác cho em hỏi còn em hấp thụ kém, đi khám được xét nghiệm là dư VitD3, do từ nhỏ bé uống sữa mẹ và uống sữa công thức nhưng chua bao giờ >700 ml. Em luôn bổ sung buổi sáng 2 giọt (400 IU) nên việc dư VitD3, em cũng tháy rất lạ vì bình thường bé rất biếng ăn nên không thể dư ...
Chào bạn!
🍬Bạn nêu ra 2 lo lắng là bé nhà bạn bị dư vitamin D3 và tăng chiều cao chậm. Xin hỏi thêm một số thông tin: bé mấy tuổi, kết quả định lượng D3 cụ thể, chiều cao của bé trong 6 tháng gần đây như thế nào, ngoài ra cân nặng của bé bao nhiêu, gần đây cân nặng có tăng tốt không (vì chiều cao và cân nặng là 2 yếu tố song hành trong phát triển dinh dưỡng ở trẻ).
▨Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xương cũng như ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Đối với trẻ dưới 12 tháng tuổi, lượng vitamin D cần thiết cho cơ thể là 400UI/ngày và tương ứng là 600UI/ngày đối với trẻ từ 12-24 tháng tuổi. Sữa công thức tiêu chuẩn hiện tại sẽ có hàm lượng vitamin D là 400UI/1000ml sữa, vì thế trẻ uống sữa công thức dưới mức này sẽ có thể cần phải bổ sung vitamin D. Bên cạnh đó, vitamin D còn có nhiều trong các thực phẩm từ cá, trứng.
𓆏Trường hợp con của bạn xét nghiệm định lượng Vitamin D3 đã dư, bạn cần đánh giá lại đầy đủ chế độ ăn của bé, từ lượng sữa bé uống mỗi ngày, lượng thực phẩm chưa vitamin D bé dùng mỗi ngày và lượng vitamin D bạn bổ sung thêm cho bé để đánh giá đúng tổng lượng vitamin D bé được cung cấp mỗi ngày để từ đó bạn có thể điều chỉnh lượng vitamin D cung cấp cho bé phù hợp và xét nghiệm kiểm tra lại sau một thời gian thay đổi.
💎Về vấn đề con bạn chậm tăng chiều cao 3 tháng nay (do bác sĩ ko biết lứa tuổi cũng như chiều cao cụ thể của bé), bạn nên đưa bé đến khám bác sĩ Nhi để được đánh giá sự phát triển một cách toàn diện về mặt dinh dưỡng. Bạn không nên tự ý bổ sung calci cho bé nếu không có chỉ định (dựa trên xét nghiệm định lượng calci trong máu) do dư thừa calci trong máu có thể ảnh hưởng tới chức năng các cơ quan tim mạch, tiêu hoá, thận niệu.
🐓Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
🍨Bé nhà em được gần 4 tuổi, bé hay bị vướng đờm gây khó chịu ở cổ họng, ngáy to. Bác sĩ nói bé bi amidan phì đại. Bác sĩ cho em hỏi có cách nào để trị dứt điểm bệnh cho bé không, uống kháng sinh vào vẫn không giảm, khi nào thì mới cắt amidan được?
Chào bạn!
♏Amiđan là mô bạch huyết nằm 2 bên thành sau họng, có nhiệm vụ là tuyến bảo vệ đầu tiên của hệ thống miễn dịch chống lại vi khuẩn và vi rút xâm nhập vào miệng của bé. Viêm amiđan thường gặp hơn ở trẻ em vì chức năng miễn dịch của amiđan hoạt động mạnh nhất trước tuổi dậy thì và giảm sau tuổi dậy thì Mặc dù nhiệm vụ của amydan là bảo vệ cơ thể chống lại bệnh tật, có một số trường hợp cần cắt bỏ amidan như:
🅠• Viêm Amidan tái phát từ 6 lần/năm; 5 lần năm/2 năm; 3 lần năm/3 năm.
🐽• Amydan phì đại gây rối loạn nhịp thở, ngừng thở lúc ngủ, ngủ ngáy, khó nuốt, không tăng cân, nói ngọng...
ಌ• Viêm Amidan gây biến chứng thấp khớp, viêm vi cầu thận, viêm tai giữa, viêm xoang, abcess quanh amydan...
♔• Tình trạng viêm amydan mạn hốc mủ, sỏi amidan...
🌟Bé của bạn hay vướng đàm ở cổ kèm ngáy to khi ngủ có nhiều khả năng là do amidan phì đại. Một khi amidan đã có chỉ định phẩu thuật thì việc trì hoản để điều trị nội khoa thường không hiệu quả. Bạn nên thu xếp đưa bé đến khám tại những bệnh viện có khoa Tai Mũi Họng Nhi để được tư vấn cụ thể hơn.
🍰Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
ꦿTôi năm nay 29 tuổi, mang thai con đầu lòng được 31 tuần. Hiện, tôi cao 1,5 m, nặng 65 kg. Chân của tôi thỉnh thoảng bị sưng lên và đêm thỉnh thoảng bị chuột rút rất đau. Mỗi lần chuột rút khoảng 15 đến 20 phút. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi, tôi xin cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn!
𒉰Chân phù có thể do chèn ép hoặc là một dấu hiệu của tiền sản giật hoặc bệnh lý của thận. Đầu tiên, bạn cần khám kiểm tra huyết áp, protein niệu, loại từ bệnh lý của thận. Nếu huyết áp bình thường, protein niệu âm tính, chức năng thận bình thường có thể do chèn ép. Bạn không nên đứng lâu quá, nằm gác chân lên cao, có thể ngâm chân nước ấm ngày một lần từ 15 đến 30 phút. Dấu hiệu chuột rút do chân phù nên chèn ép vào dây thần kinh, ngoài ra bạn cũng nên bổ sung canxi đầy đủ 1200 mg/ngày.
🎶Chúc bạn và bé sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được tư vấn với các chuyên gia. Trân trọng!
🎶Vợ cháu hiện mang thai tuần thứ 8. Bác sĩ cho cháu hỏi trong giai đoạn mang thai có cần kiêng các loại thực phẩm gì không ạ?
Chào bạn,
🥃Khi mang thai, các mẹ bầu nên lưu ý chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ. Những thực phẩm gây kích thích ví dụ như thực phẩm có nồng độ cồn, cafein, đồ có ga... nên kiêng, hạn chế sử dụng trong thai kỳ. Các thực phẩm mà các bạn đã biết là bị dị ứng hoặc thực phẩm có thể gây tiêu chảy, ngộ độc thì các mẹ bầu cũng cần nên kiêng.
🅰Bên cạnh đó, những thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn, để lâu trong tủ lạnh, có nhiều phẩm màu, các mẹ bầu cũng cần nên kiêng. Tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng nó còn phụ thuộc vào tuần tuổi thai, ví dụ như 3 tháng giữa thai kỳ trở ra việc tiểu đường thai kỳ cũng có liên quan đến chế độ ăn. Do đó, trong quá trình mang thai, bạn nên đi khám và quản lý thai định kỳ, bác sĩ sẽ tư vấn kỹ hơn theo từng giai đoạn.
🃏Chúc gia đình bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng
Con gái tôi được 28 tháng, cháu nặng 13 kg. Cháu ăn uống bình thường, sinh hoạt bình thường nhưng cháu bị táo bón nặng. Trung bình 5 ngày cháu mới đi đại tiện một lần nhưng phải bơm thuốc cháu mới đi được. Tôi đã đưa cháu đi bác sĩ, bác sĩ cho cháu uống một số loại nhưng tình hình vẫn không cải ...
Chào bạn!
♍Trước tiên, xin chúc mừng bạn đẫ nuôi bé rất tốt, trung bình cân nặng bé gái ở lứa tuổi của bé đạt 12,3 kg là đủ chuẩn. Tôi rất hiểu lo lắng của bạn về tình trạng bón của bé. Tuy nhiên, 90% nguyên nhân gây táo bón là do chế độ ăn và thói quen sinh hoạt, chỉ có tỷ lệ rất nhỏ táo bón do bệnh lý. Do đó, điều trị táo bón cho bé chủ yếu là thay đổi chế độ ăn và thói quen sinh hoạt, không nên dùng thuốc bơm hậu môn dài ngày vì có thể làm ảnh hưởng đến đáp ứng của cơ thắt ngoài hậu môn.
ꦯViệc sử dụng các loại thuốc làm mềm phân hay men tiêu hóa cũng chỉ có tác dụng tạm thời. Để cải thiện tình trạng táo bón của bé, bạn có thể:
• Thay đổi chế độ ăn:
🔜o Ăn nhiều trái cây và rau quả (trừ carotte, hồng xiêm, ổi)
💙o Uống nhiều nước, nhưng hạn chế đồ uống có caffeine như soda và trà
ꦓo Ăn các bữa theo lịch trình đều đặn. Các bé thường sẽ đi tiêu trong vòng 30 đến 60 phút sau khi ăn. Nếu có thể, nên ăn sáng sớm và tại nhà, điều này sẽ giúp trẻ có thời gian đi tiêu ở nhà trước khi đến trường.
• Thay đổi thói quen sinh hoạt
🧸o Cho bé thường xuyên vận động và tập thể dục, hạn chế xem TV hoặc chơi trò chơi ít vận động.
⛄o Tập thói quen đi tiêu hàng ngày theo khoảng thời gian nhất định
🧸o Trong thời gian tập cho trẻ có thói quen đi vệ sinh đều đặn, nên cho trẻ ngồi vào bồn cầu ít nhất hai lần một ngày, mỗi lần khoảng 10 phút, tốt nhất là ngay sau bữa ăn.
• Kích thích nhu động ruột: 🌃Xoa bụng theo chiều kim đồng hồ 3-4 lần/ ngày vào khoảng thời gian như sáng ngủ dậy, hoặc giữa các bữa ăn để kích thích tăng nhu động ruột.
🐼Chúc bạn sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
🐠Sinh lần 3 bị băng huyết nhẹ thì có thể sinh thêm được không ạ, thưa bác sĩ?
Chào bạn,
♋Một trong những nguyên nhân gây băng huyết là liên quan đến việc đẻ nhiều lần, đây cũng là nguyên nhân làm cho tử cung sau đẻ không co được. Trong trường hợp bạn muốn sinh thêm lần nữa là lần thứ 4 thì vẫn có thể sẽ có nguy cơ, tuy nhiên trong quá trình quản lý thai, sinh đẻ bạn nên có sự theo dõi của các bác sĩ và lựa chọn được nơi sinh nào có cơ sở vật chất, trình độ chuyên môn của bác sĩ tốt để có thể đề phòng cũng như chuẩn bị cho bạn được tốt hơn cho quá trình sinh đẻ. Tuy nhiên việc mang thai thêm lần nữa thì bạn cũng đã có 3 em bé rồi, nên hai vợ chồng cũng cần suy nghĩ thêm nhé.
ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚChúng tôi cảm ơn bạn vì đã tin tưởng bệnh viện Tâm Anh. Chúc bạn và bé sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Bác sĩ cho em hỏi về tình trạng của con em như sau: 64 tháng, con trai; cân nặng 16,5 kg; chiều cao 108 cm. Mỗi bữa ngoài thức ăn, rau cháu ăn được 1 bát cơm đầy, uống sữa, sữa chua và hoa quả. Tuổi xương cổ tay tương đương với trẻ 28 tháng tuổi
Em rất lo lắng tình trạng tuổi xương hiện ...
༒Em có tiền sử xảy thai và phá thai. Em phá thai cách đây 6 tháng, gần đây có cảm giác đau hai bên bụng dưới. Có vẻ như vị trí buồng trứng. Em có nguy cơ gì không và em đã nên có thai lại chưa?
Chào bạn!
🌟Một trong những nguyên nhân gây ra đau hai bên buồng trứng là do viêm phần phụ có thể do khi xảy thai hoặc phá thai xong bạn có thực hiện điều trị và sử dụng kháng sinh chưa đúng hoặc có thể do nguyên nhân viêm nhiễm gây ra viêm phần phụ dẫn đến tình trạng bạn bị đau hai bên buồng trứng.
🌃Với trường hợp này, bạn nên đi thăm khám và kiểm tra với bác sĩ để bác sĩ đưa ra một số xét nghiệm thăm dò thêm, đưa ra cho bạn chẩn đoán chính xác xem bạn có bị viêm phần phụ hay không. Bởi vì viêm phần phụ có thể gây ảnh hưởng đến sinh đẻ sau này.
Chúc bạn và gia đình sức khỏe! 🦂Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh tại Hà Nội 1800 6858 và tại TP HCM 0287 102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
🦂Cháu lấy chồng được hơn 2 năm, không dùng biện pháp tránh thai mà vẫn chưa mang thai. Đi khám phụ khoa bị viêm cổ tử cung lộ tuyến đã đốt điện được hơn 1 năm, đã khám tổng quát cả 2 vợ chồng đều bình thường, 2 vòi trứng đều thông cháu rất mong sớm có em bé xin bác sĩ tư vấn ạ.
﷽Con em được 4 tháng, em có thể đưa bé đi bơi bể bơi công cộng cùng ba mẹ không ạ? Bế bơi trong nhà được quảng cáo ít người, sử dụng công nghệ ion không hoá chất, nhiệt độ duy trì 26-32 độ C. Nếu chưa được thì tầm nào em có thể đưa bé đi bơi cùng ba mẹ? Em cảm ơn.
Chào bạn,
🌞Bé nhà bạn được 4 tháng. Lứa tuổi này của bé còn khá nhỏ, các "hàng rào" bảo vệ cơ thể như da, đường tiêu hóa, hệ miễn dịch còn khá non yếu. Bạn muốn cho bé đi bơi vì các lợi ích của môi trường nước cho bé. Tuy là tập bơi từ độ tuổi sơ sinh sẽ giúp phát triển những hoạt động thể chất về sau này, nhưng bác sĩ quan ngại về sự an toàn của bé khi ra bể bơi công cộng. Tuy chất lượng bể bơi như bạn mô tả là được "quảng cáo" khá tốt, nhưng thực sự những môi trường công cộng nhiều người, nhất là nước bể bơi chỉ sử dụng công nghệ khử khuẩn chứ thực sự các bể bơi sẽ không thể thay nước được hàng ngày.
🌜Việc cân nhắc sự cân bằng giữa lợi ích và nguy cơ có vẻ như nguy cơ nhiễm virus, nhiễm trùng, thậm chí là nấm và các mầm bệnh khác, với một cơ thể yếu ớt như bé 4 tháng nhà bạn cao hơn lợi íc, chưa kể các nguy cơ về tai nạn như đuối nước. Bạn có thể lựa chọn việc ở nhà, dùng bể bơi phao hoặc bồn tắm to với các biện pháp đảm bảo an toàn tránh đuối nước, nguy cơ sặc và giữ nhiệt độ ấm ổn định. Tại nhà, bạn cũng có thể cho bé thấy các lợi ích trong bơi lội.
♌Chúc mẹ và bé sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng
🍷Bé bị áp xe dò luân nhĩ từ lúc mới được 6 tháng, đến nay cháu được 26 tháng, đã uống nhiều lần kháng sinh nhưng không đỡ. Hiện áp xe đã ăn sâu và rộng trên da thịt cháu. Mong bác sĩ tư vấn cách chữa trị cho dứt bệnh. Cảm ơn bác sĩ.
Chào bạn!
𓄧Cám ơn những thông tin bạn đã chia sẻ và rất thông cảm với sự lo lắng của bạn về tình trạng của bé. Bệnh rõ luân nhĩ là một trong những dạng bệnh bẩm sinh khá thường gặp, khi trẻ có một lỗ nhỏ xíu ở trên vành tai. Dị tật rò luân nhĩ được hình thành từ tuần thai thứ 6, chỗ dị tật sẽ xuất hiện một lỗ nhỏ trên vành tai trên và sâu vào trong sụn của trẻ.
🍎Khi lỗ rò luân nhĩ bị nhiễm trùng, bé có thể bị sốt, viêm sưng tạo ra một ổ áp xe ngay lỗ rò hoặc lây lan thành ở các vị trí khác nằm sau tai. Thông thường, nếu như trẻ có dấu hiệu bị nhiễm trùng, bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh phù hợp với độ tuổi và mức độ bệnh ở trẻ.
𝔍Trường hợp lỗ rò luân nhĩ bị viêm nặng nhưng nang vẫn chưa bị vỡ có thể kết hợp điều trị bằng cả hai là vừa sử dụng thuốc kháng sinh vừa sử dụng phương pháp phẫu thuật rò luân nhĩ để có thể được loại bỏ hoàn toàn lỗ rò luân nhĩ, tránh bệnh tái phát nhiều lần.
🐻Với tình trạng của con bạn, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được thăm khám sớm và đưa ra hướng điều trị kịp thời. Chúc bạn sức khỏe. Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình. Trân trọng!
🐬Em có thai 20 tuần hay bị đau dạ dày. Có cách nào khắc phục không thưa bác sĩ?
Chào bạn,
𝕴Với trường hợp bị đau dạ dày của bạn thì bên cạnh việc quản lý, thăm khám thai định kì bạn nên thăm khám, kiểm tra với các bác sĩ chuyên ngành tiêu hóa để chẩn đoán xem tình trạng này có phải bị đau dạ dày hay không và bạn đang có bệnh lý gì về dạ dày không bạn nhé.
ღChúng tôi cảm ơn bạn vì đã tin tưởng bệnh viện Tâm Anh. Chúc bạn và bé sức khỏe! Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình để được hỗ trợ tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!
Bé nhà em được 1 tháng 10 ngày, bé sinh đủ tháng nặng 3,5 kg và bị vàng da sinh lý, bác sĩ có cho uống canxi + VTMD3. Bé bú mẹ hoàn toàn. Bé nhà em rất hay gắt ngủ (mỗi lần ru ngủ khóc cả tiếng), khi ngủ hay vặn mình và ngủ không sâu giấc. Vậy bác sĩ cho em hỏi bé ...
Chào bạn,
🦋Bé nhà bạn bú mẹ hoàn toàn và đã được bổ sung canxi và Vitamin D3 như vậy là đã đủ cho nhu cầu dinh dưỡng phát triển của bé. Nếu được, bạn có thể cho bác sĩ biết cân nặng chiều cao hiện tại của bé để bác sĩ có thể có thông tin tư vấn tốt hơn cho bạn.
❀Về vấn đề vặn mình, bé sơ sinh bình thường có thể vặn mình nhiều và giảm hẳn lúc 3 tháng tuổi. Nếu mẹ thấy tình trạng vặn mình của con là bất thường, đáng lo thì mẹ có thể ghi hình bé trong thời gian bé vặn mình. Điều này sẽ giúp bác sĩ xác định chẩn đoán tốt hơn.
🔥Còn về giấc ngủ, để đảm bảo cho con có giấc ngủ sâu thì bạn cần đảm bảo cho con đã bú đủ (không phải bú quá no hoặc còn thiếu), thay tã mới nếu bé đã đi tiểu hoặc đi ngoài, môi trường xung quanh thoải mái dễ chịu (không quá nóng quá lạnh, không quá nhiều ánh sáng, không có tiếng ồn)...Bạn có thể giúp bé ngủ ngon hơn bằng việc lau nước ấm và massage nhẹ nhàng cho bé.
🧜Trong tình huống bạn cảm thấy lo lắng, bạn hãy cho bé đi khám để bác sĩ có thể kiểm tra và có hướng chăm sóc và theo dõi phù hợp cho bé nhé.
Em bé của em được hơn 2 tháng tuổi nhưng lúc cháu sinh bị sặc nước ối sau khi sinh khoảng 10 tiếng nên đến giờ luôn bị đờm khò khè ở họng và mũi thì khụt khịt như viêm xoang. Cháu đã được điều trị bằng kháng sinh và các loại si rô long đờm nhưng không đỡ. Và một bên mắt của cháu ...
✃Con em mới 14 tháng tuổi, đi khám ở bệnh viện thì biết cháu bị điếc câm. Thời gian vừa qua, ở 2 bên cổ kéo từ đuôi tai xuống vai cháu bị hột hột theo mạch máu (hay dây thần kinh do em không biết ạ). Giờ cho em hỏi làm sao cho nó tan hột đó ạ? Xin cảm ơn!
Chào bạn!
ꦗBác sĨ rất cảm thông sự lo lắng của bạn đối với tình trạng của bé. Đối với tình trạng điếc câm của bé, chị không cung cấp đầy đủ thông tin, nhưng có lẻ bé không nói được do bé không nghe được. Bạn đã cho bé đi khám ở bệnh viện Tai Mũi Họng là rất tốt, hy vọng bệnh viện đã tư vấn cho chị về vấn đề của bé và hướng điều trị cho bé.
ওRiêng những hột bạn sờ thấy dọc 2 bên cổ của bé có nhiều khả năng là hạch cổ. Tuy nhiên, bác sỹ cần thêm nhiều thông tin hơn để có hướng chẩn đoán nguyên nhân. Bé có bao nhiêu hạch? Hạch bạn sờ được di dộng hay không di động? Hạch mềm hay cứng? bé có đau khi sờ vào hạch không? Màu sấc da vùng cổ có gì thay đổi không? Hạch có lớn thêm so với lúc bạn mới phát hiện không? Kích thước hạch bây giờ là bao nhiêu?...
ꦫCó nhiều nguyên nhân gây hạch cổ ở trẻ nhỏ. Có thể chỉ là hạch phản ứng do viêm nhiễm vùng lân cận, nhưng cũng có thể là hạch bệnh lý như lao, bệnh máu hay bệnh toàn thân... Rất mong bạn thu xếp đưa cháu đi khám tại các bệnh viện có khoa Nhi để được chẩn đoán và có hướng điều trị thích hợp.
𓆉Nếu có thêm bất cứ thắc mắc nào, bạn có thể gửi câu hỏi về cho chương trình, hoặc liên hệ tổng đài của Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, tại Hà Nội: 1800 6858 và tại TP.HCM: 028 7102 6789 để được hỗ trợ đặt lịch khám, tư vấn với các chuyên gia của chúng tôi. Trân trọng!