Mãn kinh gây ra những thay đổi trong cơ thể như chức năng buồng trứng giảm, giảm hormoꦗne nội tiết, dừng kinh nguyệt, cơ quan sinh dục teo lại... Giai đoạn này có thể xảy ra sau tuổi 40, kéo dài trong khoả🤡ng 10 năm.
Tùy cơ địa của từng người, dấu hiệu mãn kinh có những biểu hiện khác nhau. Nhiều phụ nữ chỉ xuất hiện vài triệu chứꩵng nhẹ nhưng cũng có người trải qua không ít vấn đề. Những thay đổi về hormone trong thời kỳ này khiến phụ nữ đối diện với nguy cơ mắc một số bệnh lý.
Béo phì
Trong giai đoạn tiền mãn kinh, chu kỳ kinh nguyệt trở nên bất thường, buồng trứng ꦜsản xuất ít hormone estrogen. Lúc này quá t🎐rình trao đổi chất chậm lại, làm cho chất béo tích tụ nhiều, hình thành mỡ bụng. Phụ nữ dễ tăng cân không kiểm soát nếu ăn uống thiếu khoa học, chế độ sinh hoạt không điều độ.
Ở tuổi trung niên, phái đẹp cũng ít hoạt động hơn so với thời trẻ, làm giảm tiêu hao năng lượng, khiến quá trình mất khối lượng cơ bắp diễn ra nhanh. Mức insulin lúc đói ở phụ n♔ữ độ tuổi này thường cao gây kháng insulin. Đây là tình trạng cơ thể không thể phản ứng đúng với insulin, khiến việc đưa đường glucose từ máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng không hiệu quả. Hậu quả là tăng đường huyết, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe như tiểu đường type 2, tăng cân.
Nồng độ estrogeꦆn thấp cũng dễ làm suy giảm chức năng của leptin và neuropeptide Y - hormone kiểm soát sự thèm ăn. Do đó, phụ nữ cóꦬ thể ăn nhiều calo hơn, dễ thừa cân, béo phì.
Bệnh tim
Estrogen đóng v🦄ai trò duy trì mạch máu khỏe mạnh, kiểm soát mức cholesterol. Khi estrogen giảm, cholesterol và các chất béo khác có thể tích 🐓tụ trên mạch máu, làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tim. Ở độ tuổi sinh sản, hệ thống tim mạch của phụ nữ được bảo vệ bởi các hormone sinh dục nữ, nhất là estrogen.
Người mắc bệnh tim có biểu hiện khó thở, mệt mỏi, đau vùng hàm và cổ, đau lan cánh tay. Khi có các dấu hiệu này, phụ nữ nên đi khám ngay. Để bảo vệ tim, phái đẹp hạn chế ăn chất béo xấu, ưu tiên chất béo lành mạnh, 🍨giảm muối, tăng thực phẩm giàu chất xơ như bột yến mạch, táo, chuối, bánh mì, các loại rau xanh... Hạn chế thức uống chứa cồn, nhiều đường, nước ngọt.
Loãng xương
Hormone estrogen như chất bảo vệ xương tự nhiên. Sụt giảm nội tiết tố khiến cơ thể giữ nước kém, tác động xấu đến khả năng bôi t🐎rơn các mô khớp, lâu dần gây thoái hóa khớp. Ngoài ra, tăng cân làm tăng áp lực lên các khớp, nhất là vùng thắt lưng, hông và đầu gối, có liên quan đến các bệnh xương khớp, cột sống. Nồn🌠g độ estrogen thấp cũng có thể làm suy yếu âm đạo, dẫn đến rò rỉ nước tiểu và khó giữ nước tiểu.
Lê Nguyễn (Theo Everyday Health)
Độc giả đặt câu hỏi về sản phụ khoa tại đây để bác sĩ giải đáp |