Nhiều n𓆏gười sử dụng tai nghe để thư giãn, ngăn cản tiếng ồn xung quanh, giúp dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, thói quen này hại nhiều hơn ♐lợi. Cách đeo và loại tai nghe, điều chỉnh âm lượng, vệ sinh tai... quyết định mức ảnh hưởng đến cơ quan này.
Ảnh hưởng đến tai: Theo Tổ chức Sức khỏe Thính lực (HHF) Mỹ, âm thanh 70 decibel (dB) hoặc thấp hơn an toàn với tai. Người nghe vượt quá mức này có thể hại𝐆 thính giác, triệu chứng biểu hiện trong hai giờ gồm ù tai, tắc nghẽn tai, tiếng ồn trong tai. Người đeo tai nghe khi ngủ với âm lượng trên 70 db thường xuyên dễ mất thính lực tạm thời, điếc. Nếu dùng thiết bị này cả ngày và buổi tối, tai không được nghỉ ngơi, dễ ù hơn.
Đeo tai nghe liên tục tiềm ẩn nhiều nguy cơ như 🍎nút tai, ráy tai dễ vón cụ𝓡c. Tai nghe cứng, bằng nhựa, loại nhét tai có thể gây khó chịu, nhiễm khuẩn. Với người có ráy tai ướt, nếu không vệ sinh tai nghe thường xuyên tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Khi nước bị mắc kẹt trong ống tai, vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng, viêm tai. Nếu sử dụng thiết bị này quá nhiều, khu vực phía ngoài màng nhĩ bị bịt kín, giữ hơi ẩm trong tai. Tai nghe cũng có thể làm xước da, gây đau, nhiễm trùng cho vùng tai ♈ngoài. Nên chọn loại tai nghe bao trọn tai, hạn chế dùng loại nhét vào tai để tránh tổn thương.
Ảnh hưởng giấc ngủ: Nghe nhạc xuyên đêm có thể làm bạn th﷽ức dậy giữa chừng, mức độ tiếng ồn dao động khiến khó ngủ lại. Người có thói quen này dễ gián đoạn giấc ngủ, hình thành thói quen ngủ không tốt.
Loại tiếng ồn cũng ảnh hưởng đến tâm trí. Các ứng dụng thiền tốt cho cơ thể và tâm trí thư giãn. Một bài nhạc nhẹ 5-10 phút giúp bạn ngủ nhanh hơn, nhưng não hình🔯 thành thói🐼 quen làm việc, tiếp nhận và xử lý thông tin, làm đảo lộn đồng hồ sinh học. Để tốt cho giấc ngủ, nên giảm căng thẳng, nghe tiếng ồn trắng bằng máy nghe nhạc. Bài tập thư giãn, hít thở sâu trước khi ngủ cũng xoa dịu tâm trí.
Người có thói quen đeo tai nghe khi ngủ nên điều chỉnh âm lượng ở mức an toàn, dưới 70 dB. Cài đặt trên điện thoại để hẹ𓂃n giờ tắt nhạc, thời gian tối đa khoảng 10-20 phút. Dùng máy nghe nhạc, thiết bị nghe âm thanh chuyên dụng thay vì tai nghe khi ngủ có lợi hơn.
Anh Chi (Theo WebMD)
Độc giả đặt câu hỏi bệnh tai mũi họng tại đây để bác sĩ giải đáp |