Tôi thấy gần đây có nhiều người trẻ tuổi bị đột quỵ nhưng không biết vì sao và làm thế nào để phòng tránh? Xin bác sĩ tư vấn giúp. (Bình Hưng, 35 tuổi, TP HCM)
Trả lời:
Nhiều người thường ng꧂hĩ đột quỵ chỉ xuất hiện ở những người từ 60, 65 tuổi trở lên. Tuy nhiên, hiện nay, căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa. Các thống kê cho thấy, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ tuổi ch⛄iếm khoảng 15% tổng số ca.
Nhiều người trẻ bị đột quỵ là do các yếu tố nguy cơ gần giống ở người trung niên và cao tuổi, nhất là mắc các bệnh lý nền sớm. Trong đóဣ, điển hình là những bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường, thừa cân, béo phì, bệnh tim mạch, cao cholesterol trong máu, dị dạng mạch máu, u não...
Ví dụ, tỷ lệ béo phì ở người trẻ hiện nay cao hơn cả ở người lớn tuổi. Các nghiên cứu cho thấy người trên 60 tuổi có tỷ lệ béo phì khoảng 6%, nhưng con số này ở người dưới 40 tuổi 12%. Trong 8 người tăng huyết áp có một người dưới 40 tuổi. Tiểu đường type 2 trước đây thường chỉ có ở người trên 40 tuổi, nhưng nay người𝓰 trẻ từ 18-20 tuổi cũng có thể mắc bệnh.
Bên cạnh đó, áp lực từ cuộc sống cùng với các thói quen thiếu khoa học như lười vận động, thiếu ngủ, mất ngủ, ăn nhiều chất béo bão hòa, đường, mỡ động vật, lạm dụng rượu bia, hút thuốc lá... cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nền dẫn đến đột quỵ ở người trẻ. Trên thực tế, nhiều người trẻ khi đi khám sức khỏe tổng quát, thực hiện các chỉ định chụp chiếu tầm soát đã phát hiện có nguy cơ đột quỵ.
Để giảm thiểu nguy cơ đột quỵ, mỗi người cần ổn định cân nặng, vận động thường xuyên, tránh thức khuya, duy trì giấc ngủ khoa học, tránh rượu bia, thuốc lá... Nếu mắc các bệnh lý🥂 nền cần đi khám để được điều trị, kiểm soát bệnh ổn định. Hạn chế các yếu tố đi kèm có thể làm tăng nguy cơ xảy ra tai biến như tắm khuya lạnh, thay đổi nhiệt độ cơ thể đột ngột, thức khuya.
Người bệnh cần chủ động đi tầm soát đột quỵ. Theo đó, bạn sẽ được khám sàng lọc, hỏi về tiền sử bệnh và thực hi🌊ện các chỉ định cận lâm sàng cần thiết. Ví dụ, chụp MRI 3 Tesla hay CT 768 lát cắt cho phép bác sĩ khảo sát, quan sát rõ mạch máu bị chít hẹp, tắc nghẽn, cục máu♑ đông, huyết khối tĩnh mạch, túi phình mạch máu, các dị dạng mạch máu, u não...
Nếu không may bị đột quỵ, cấp cứu kịp thời trong giờ "vàng" rất quan trọng giúp tăng khả năng cứu sống và phục hồi. "Giờ vànཧg" tron𓆉g cấp cứu đột quỵ là từ 3-4,5 giờ hoặc mở rộng lên 6-24 giờ đầu kể từ lúc khởi phát triệu chứng. Các biện pháp thường được áp dụng là dùng thuốc tiêu sợi huyết hoặc can thiệp mạch lấy huyết khối, khai thông mạch máu hoặc phẫu thuật với robot giúp lấy nhanh khối máu tụ trong não.
TS.BS Nguyễn Thị Minh Đức
Trưởng Khoa Nội Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM