"Đây không phải hành động khủng bố, mà là cuộc tấn công nhắm vào số hàng hóa thuộc về một hãng vũ khí Bulgaria", Thủ tướng Czech Andrej Babis phát biểu trong cuộc họp báo tối 19/4, nói thêm rằng hành vi của các đặc vụ tình báo quân đꦚội Nga "không thể chấp n🐓hận".
Vụ nổ xảy ra vào tháng 10/2014 tại Kho 16 ở làng Vrbetice, phía đông Czech, phá hủy 50 tấn đạn và khiến hai công nhân của nước này thiệt mạng. Nguyên nhân sự cố không được giải đáp suốt nhiều năm. Babis cho biết báo ꧟cáo tình báo mà chính phủ Czech🥀 nhận được hôm 16/4 cho thấy Nga có liên quan đến vụ nổ. Thông tin này cũng gây phẫn nộ trên cả nước.
Theo các công tố viên, hai đặc vụ Nga đã bay tới thủ đô Prague của Czech vài ngày trước vụ nổ, sử dụng hộ chiếu Nga giả mạo. Sau khi đến nơi, họ đóng giả là doanh nhân từ Moldova và Tajikistan rồi tới t🗹hăm kho vũ khí. "Các điều tra viên nắm rất nhiều bằng chứng", Pavel Zeman, công tố viên hàng đầu của Czech, cho biết.
Cảnh sát xác định hai người này là Alexander Mishkin và Anatoliy Chepiga, xuất hiện tại Czech lần lượt dưới tên Alexander Petrov và Ruslan Boshirov. Zeman cho biết các bản sao hộ chiếu và phân tích pháp y cũng chứng minh đây là các đặc vụ thuộc Cơ quan Tình báo Quân đội Nga (GRU), bị cáo buộc thực hiện vụ đầu độc cha con cựu điệp vi⛄ên Nga Sergei Skripal tại thành phố Salisbury, Anh, hồi tháng 3/2018. Moskva bác bỏ cáo buộc này.
Ngoài vụ nổ chết người hồi tháng 10/2014, các công tố viên Czech còn đang điều tra một vụ nổ khác cũng t💦ại một nhà kho ở làng Vrbetice, xảy ra sau đó một tháng. Cả hai nhà kho đều được công ty vũ khí Czech Imexඣ Group thuê, dùng để cất "những vật tư quân sự chuẩn bị được giao, hầu hết là cho một khách hàng Bulgaria", Zeman cho biết.
"Theo giả thuyết mà chúng tôi theo đuổi, mục tiêu của vụ tấn công là số vật tư quân sự đáng lẽ sẽ được chuyển cho Bulgaria này, và những kẻ chủ ꦗmưu không cố tình gây ra sự việc trên đất Czech", công tố viên nói thêm.
Radek Ondrus, một luật sư của Imex Group, cho biết họ không có thông tin về điểm đến cuối cùng của 🅺các lô vũ khí. Toàn bộ số⭕ hàng đều được dự định chuyển đến Liên minh châu Âu (EU).
Trong khi đó, c🐻ông ty vũ khí Bulgaria EMCO cho hay họ là bên đã đặt mua số vũ khí trên. "Chúng tôi có thể xác nhận rằng một phần của số vật tư quân sự phát nổ tại Czech vào năm 201ﷺ4 là tài sản của chúng tôi", EMCO cho biết trong một thông báo.
Chủ sở hữu công ty EMCO là Emilian Gebrev, tay buôn vũ khí người Bulgaria từng bị đầu độc hồi năm 2015, 6 tháng sau vụ nổ, nhưng may mắn sống sót. Các điều tra viên phát hiện một người bị nghi là đặc vụ GRU, sử dụng bí danh Sergey Fedotov, có mặt tại Bulgaria và Anh tương ứng với thời điểm xảy ra cả vụ đầu độc Gebrev và cha con cựu điệp viên Skripal. Trang web điều tra Bellingcat xác định Fedotov thực tế là Denis S🌳ergeyev, sĩ quan cấp cao của GRU, tốt nghiệp Học viện Ngoại giao Quân sự Nga.
Việc Gebrev bị đầu độc và vụ nổ kho vũ khí ở Czech đều bị nghi ngờ liên quan đến Nga, làm dấy lên câu hỏi về động cơ🐽. ﷺMột số bình luận viên chỉ ra rằng năm 2014 là lúc căng thẳng giữa Nga và Ukraine vô cùng dữ dội liên quan tới phong trào đòi ly khai ở miền đông Ukraine. Trong khi đó, vũ khí từ Đông Âu được cho là được đưa tới các chiến trường tại đây và cả Syria, nơi Nga đang hậu thuẫn lực lượng của Tổng thống Bashar al-Assad.
Tuy nhiên, công ty EMCO phủ nhận việc họ có kế hoạch chuẩn bị giao số hàng bị nổ tại kho ở Czech đi bất cứ đâu. "Những cáo buộc rằng số đạn dược đó được EMCO dự định xuất khẩu lại sang Ukraine là không đúng sự thật", công ty cho hay, thêm rằng họ chưa bao giờ xuất khẩu vũ khí từ Czech sang Ukraine, đồng thời kêu gọi giới chức Bulgaria tái k🧸hởi động cuộc điều tra về vụ đầu độc Gebrev.
Về phía cá nhân Gebrev, ông cho biết không rõ lý do mình bị nhắm mục tiêu🐠, nhưng đoán rằng có thể bởi sự cạnh tranh trong ngành công nghiệp vũ khí. Trong khi đó, cựu bộ trưởng quốc phòng Bulgaria Boyko Noev, bạn thân của Gebrev, nói rằng "Nga muốn giành được các hợp đồng vũ khí ở châu Phi và châu Á, nơi Gebrev luôn đánh bại họ".
Czech hôm 17/4 trục xuất 18 nhà ngoại giao Nga bị cáo buộc là gián điệp liên quan tới vụ nổ kho đạn năm 2014. Nga sau đó trả đũa bằng cách trục xuất 20 nhà ngoại giao Czech, chỉ 🅷để lại một vài người ở Moskva.
Động thái "ăn miếng trả miếng" tiếp tục vào ngày 19/4, khi Bộ trưởng Công nghiệp Czech Karel Havlicek cho biết tập đoàn năng lượng hạt nhân quốc gia Nga Rosatom sẽ bị cấm đấu thầu những lò phản ứng mới tại nhà máy ꦇđiện hạt nhân Dukovany của Czech.
Trong bài đăng trên Facebook hôm 20/4, quyền Ngoại trưởng C𓆉zech Jan Hamacek còn đe dọa trục xuất tất cả nhà ngoại giao Nga, "xây dựng lại mối quan hệ từ đầu", đồng thời kêu gọi các nước EU đưa ra động thái thể hiện sự đoàn kết. Giới chức Mỹ và EU đã bày tỏ ủng hộ các hành động của Czech.
Trong khi đó, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 19/4 "kiên quyết bác bỏ" những cáo buộc của Pragu🐻e mà ông cho là "khiêu khích và không thiện chí".
Ánh Ngọc (Theo Washington Post, Guardian)