Hãng tin Pháp AFP vừa có bài phản ánh tình trạng vịnh Hạ Long ngập rác 🍌(thùng xốp, chai nhựa) - dấu hiệu rõ ràng nhất về tác động tiêu cực của con người với Di sản thế giới được UNESCO công nhậ🐠n. Các nhà bảo tồn ước tính ban đầu có hơn 230 loại san hô trong vịnh. Hiện con số chỉ còn một nửa.
Nói về tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại vịnh Hạ Long, độc giả Duc Phong chia sẻ: "Tôi đến vịnh Hạ long hồi đầu năm nay và thật buồn khi thấy 𒉰rác thải trôi rất nhiều trên mặt nước. Thậm chí, đến gần khu nuôi cấy ngọc tra💎i, tôi còn ngửi thấy mùi hôi thối từ nước bốc lên, cảm giác vô cùng thất vọng.
Tôi cũng từng đi gần như khắp mọi miền đất nước, nhiều nơi phong cảnh tuyệt đẹp, con người hiền hòa và mến khách. Nhưng ấn tượng lớn nhất đọng lại trong mỗi chuyến đi vẫn là rác thải và nhà vệ sinh công cộng. Những thứ đó khiến tôi hết muốn đi lần hai. Cuối cùng là câu hỏi tại sao lại như vậy? Ai gi💜ải quyết những vấn đề tồn đọng dai dẳng này của nghành du lịch? Liệu chúng ta có chấm dứt được tình trạng này không, vào bao giờ làm được?".
Cùng chung nỗi trăn trở khi nhiều điểm du lịch trong nước rơi vào tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, bạn đọc Dat NT bày tỏ: "Vịnh Hạ Long chỉ là một ví dụ điển hình trong hàng trăm địa điểm du lịch ở Việt Nam đang phải đối mặt với vấn nạn rác thജải. Không cần phải nói đến những điểm du lịch to đẹp, hoành tráng như Hạ Long, ở chỗ tôi có một khe suối chảy trong rừng, nước trong vắt quanh năm, không khí mát mẻ.
Cũng vì thế mà người dân từ lớn đến bé kéo vào suối để nghỉ ngơi, thư giãn, mang theo đủ thứ rác thải, nhất là túi nilon, hộp xốp, đồ nhự🦩a dùng một lần... và xả bừa bãi tại đó. Tất cả vẫn nằm lại ở vấn đề nhận thức và ý thức của nhiều người Việt còn quá tệ".
" Khi thăm hang Bồ Nâu, tôi vẫn ấn tượng với một vị khách Tây tay cầm vỏ chuối. Vì không tìm được thùng rác nên ông vẫn cầm nguyên vỏ chuối trên tay, nhất định không vứt bừa bãi. Trong khi đó, nhiều người Việt trong đoàn chúng tôi ăn xong vứt luôn xuống biển. Ý thức của chúng ta thực sự không cao nên tôi thấy đáng tiếc cho tình trạng ô nhiễm môi trường biển như bây giờ. Mong Hạ Long ngày nào đó sạch rác thải ở đường bờ biển", độc giả Le Thuy Dung bình luận.
>> 'Mua vỉ thuốc cũng xin túi nilon'
Bàn về câu chuyện ý thức giữ vệ sinh của người Việt, bạn đọc Tran Duc Long so sánh: "Ở châu Âu, trẻ con 2 tuổi theo mẹ đi ngoài phố, bóc cái kẹo ăn cũng loay hoay tìm thùng rác công cộng để bỏ vỏ. Tôi khi về Việt Nam, ngồi ăn ở quán vỉa hè cùng người nhà, ra về vẫn cầm cái tăm ở tay cho tới khi về nhà. Người nhà hỏi tôi tại sao không vứt, tôi nói rằng 'không nhìn thấy thùng rác đâu'. Vô tình đánh rơi cái rác to hơn ra đường thì không sao, nhưng cố tình vứt cái tăm xuống đất với tôi là không thể chấp nhận được, người khác sẽ nhìn vào mình và đánh giá. Ở Việt꧅ Nam, người ta thậm chí còn khạc nhổ lung tung trước mặt người khác. Đó là những hành động không thể chấp nhậnꦍ được".
Đồng quan điểm, độc giả Long Nam nhấn mạnh hậu quả của việc thiếu ý thức bảo vệ môi trường: "Người dân ở Hạ Long nói riêng, cũng như ở các địa phương khác nói chung cần phải hiểu rằng, họ đã được tự nhiên ban tặng cho các danh lam thắng cảnh mà không phải nơi nào cũng có được. Các danh lam thắng cảnh này đem lại nguồn thu nhập nuôi sống cho họ, giúp họ phát triển kinh tế. Vì vậy, họ phải có trách nhiệm bảo vệ và gìn giữ, còn không thì chính họ đã tự đạp đổ chén cơm của mình chứ không ai khác. Gieo nhân nào thì g⛦ặt quả đấy. Nếu các di sản này bị hủy hoại thì chính người dân nơi đó là người chịu ảnh hưởng đ💟ầu tiên".
Trong khi đó, bạn đọc Thu Diep lấy ví dụ từ cách làm du lịch thân thiện với môi trường đáng để người Việt học hỏi: "Việt Nam nên tham khảo cách làm🌜 du lịch ở các khách sạn nước ngoài. Tháng 12 vừa rồi, tôi đi Hawaii, đảo Maui. Khi nhận phòng, tôi được khách sạn tặng một chai nước, nhưng không phải là chai nhựa mà làm bằng nhôm, trang trí rất đẹp với hình vẽ đặc trưng của vùng biển. Tất nhiên, chai nước này có thể sử dụng lại nhiều lần.
Cuối mỗi hành lang đềuﷺ có máy nước uống và máy làm đá để khách châm thêm nước khi cần. Dưới lobby cũng có bình thủy tinh rất to, chứa nước uống, có 🍎thêm vài lát cam, chanh, vài loại rau thơm, khách không muốn lên lầu thì sẽ ghé đó châm thêm nước để uống, nước rất thơm.
Đi vòng trong khách sạn và ra biển, tôi không𝐆 khó để thấy nhưng vị khách khác cũng cầm cùng loại chai nước như mình, Khách sạn kế bên cũng có loại chai tương tự với kiểu thiết kế khác. Hiện, tôi vẫn giữ những chai đó để tiếp tục sử dụng sau này. Phải nói, chính những khách sạn như thế đã có đóng góp lớn để bảo vệ môi trường. Đó là thứ mà người làm du lịch ở Việt Nam nên học hỏi".
Thành Lê tổng hợp
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.