Hà Nội đang chủ trương hạn chế xe cá nhân vào nội đô để giảm ùn tắc giao thông. Ý tưởng này thoạt nghe rất hay. Tuy nhiên, để thực hiện được, sẽ còn rất nhiều công việc khác phải làm trước, mà trước hết là phải có một hệ thống giao thông công cộng đủ tiện lợi, đủ tin cậy. Ai đó đã nói "muốn biết trình độ quản lý xã hội, trình độ dân trí, và cả cách con người được quan tâm thế nào, chỉ cần nhìn vào các phương tiện công cộng trợ giúp con người, đặc biệt n🥂gười khuyết tật của nơi đó là đủ".
Tôi đồng tình với quan điểm đó. Đến một thành phố lạ, người ta chỉ cần quan sát cách bố trí đường đi lối lại, tiện nghi công cộng là biết xã hội đó coi trọng con người đến đâu, chứ không n꧙hìn mấy cái khẩu hiệu. Chuyện này, nhiềꦏu nước đã làm rất tốt. Họ có lối dành riêng cho xe lăn lên xuống vỉa hè, lên xuống xe buýt, thư viện hay trường học có phương tiện giúp người khuyết tật...
Còn tại Hà Nội thì sao?
>> 'Đợi xe buýt tiện lợi mới bỏ xe máy, ôtô cá nhân'
Xe buýt Việt ngày càng bất tiện
Hà Nội đã có xe buýt từ những năm 1970. Những ai từng đi xe buýt Hà Nội thời đó không thể quên được những cảnh 🉐rùng mình mỗi khi nghĩ lại. Tôi không sao quên được cảnh gã phụ xe nọ, chỉ vì muốn giữ chỗ cho các chị phe, đã thẳng chân đạp một bà cụ đáng tuổi mẹ mình từ bậc xe ngã xuống đư🐎ờng với chiếc nón lá bẹp rúm khi bà đang cố trèo lên xe.
Não trạng "xin - cho" từ thời bao cấp khiến không ít lái phụ xe buýt ngày nay ngộ nhận mình là người ban ơn nên thoải mái mắng mỏ và vô lễ đối với hành khách. Họ quên mất rằng chính hành khách là người đóng thuế để có xe buýt chạy và có lương cho ꧋🐬họ. Ngày ấy, người ta cứ cố để có được một chỗ trên chiếc xe khách được mệnh danh là "hộp cá mòi", chấp nhận chen nhau lên, chen nhau xuống.
Ngày nay, mặc dù đã có những cải tiến đôi chút về thái độ phục vụ, chất lượng phương tiện, nhưng nhìn chung xe buýt vẫn gây bất tiện cho người sử dụng. Trong khi đó, vỉa hè lại bị lấn chiếm, người đi bộ phải đi dưới lòng đường, còn trạm xe buýt lại ngày càng thưa. Đáng buồn hơn, điểm chờ xe buýt☂ tại nhiều nơi lại trở thành nơi tập kết rác, đỗ xe ba gác hoặc chỗ đổ nước thải của nhà hàng... Thậm chí, khách đứng chờ xe buýt còn bị hộ kinh doanh gần đó làm mọi cách xua đuổi, vì họ coi vỉa hè là của riêng, làm nơi buôn bán. Tôi tự hỏi, liệu các nhà quản lý giao thông có dám đi bộ dưới lòng đường, đợi xe buýt cạnh đống rác hay không?
Hơn nữa, dường như mục tiêu lớn nhất của xe buýt Việt là về bến đúng giờ hơn là phục vụ hành khách, thế nên chuyện xe vẫn bỏ bến, vừa chạy vừa trả khách vẫn xảy ra như cơm bữa. Thái độ lái xe, phụ xe dù có tiến bộ nhưng vẫn không mấy tạo được thiện cảm.
Có nhiều sự hô hào lập lại trật tự vỉa hè, nhưng dường như không mấy có tác dụng với những người đang kiếm ăn từ việc lấn chiếm vỉa hè. Họ biết nó vẫn là trò "đánh trống bỏ dùi", nên "phép vua vẫn thua lệ... phường". Vỉa hè ở ta bao năm qua vẫn không khác trước, vẫn được hiểu là nꦬơi bày hàng và để xe máy của các hộ kinh doanh, và người đi bộ vẫn phải đi dưới lòng đường tại nhiều con phố. Nói vui, vỉa hè thành phố vẫn chẳng khác nào một cái chợ ven đô.
Chỉ mấy quan sát ấy thôi cũng đủ làm người sử dụng xe buýt thấy nản lòng dù có muốn ủng hộ💎 phương tiện công cộng. Nếu không giải quyết được những tồn tại trên, tôi tin xe buýt vẫn sẽ mãi là nỗi ngán ngẩm kéo dài qua nhiều thế hệ.
>> Thu phí ôtô - 'sao Tây làm được, ta lại không?'
Nhìn người mà chán cho ta
Khi hệ thống xe buýt Hà Nội được đưa vào sử dụng, tôi꧙ đã động viên người thân sử dụng phương tiện này. Tuy nhiên, sau đó, chính tôi phải chia tay với nó vì gây quá nhiều bất tiện, quá coi thường con người và chỉ biết hành là chính.
Đã có nhiều ví dụ minh họa về giao thông công cộng ở nước ngoài: như ở New York, người ta có xe buýt quỳ (kneeling bus), vì đúng là nó "quỳ" xuống, tức là hạ thấp bánh trước bằng vỉa hè để khách lên xuống cho dễ dàng. Mỗi xe thường chỉ có một người làm mọi việc, từ lái xe đến điều khiển nâng xe lăn cho người khuyết tật... Chừng ấy việc tốn hết bao nhiêu🐭 thời gian mà họ vẫn làm được một cách chu đáo.
Phương tiện công cộng ở ta còn quá nhiều bất tiện. Thế nên, cực chẳng đã, người ta mới buộc phải tự lo phương tiện cá nhân. Đến bao giờ xe buýt Việt mới thực sự thân thiện chứ không phải nỗi ngán ngẩm của hành khách? Đến bao giờ vỉa hè được trả lại để không còn là cái chợ hỗn mang? Ở xứ người, khách đi xe buýt như được đón rước, người đi bộ 𝓡được đi trên vỉa hè thoáng đãng, người khuyết tật được giúp đỡ để tự lái xe là điều hết sức bình thường. Nhưng ở ta, điều đó lại lại là một ước mơ. Nghĩ mà thấy x🧜ót.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.