Xì mũi là phản ứng tự nhiên của cơ thể để tống các chất ứ đọng ra ngoài, giúp dễ thở hơn. Nếu xì mũi không đúng cách, xoang có thể bị tổn thương. Xìღ quá mạnh, nhiều lần làm tăng nguy cơ viêm khí phế quản, chảy máu cam, tổn thương niêm mạc mũi.
Xì mũi không đúng cách làm các chất ứ đọng trong mũi bị đẩy vào các khu vực như xoang, khoang tai giữa. Điều này có thể gây nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus, nhiễm trùng 🦋xoang. Nếu xì mũi quá mạnh, áp lực không khí khiến màng nhĩ căng hơn dẫn đến đau tai, chất lượng âm thanh giảm.
Bạn có thể nhỏ một ít dung dịch nhỏ mũi trong 1-2 phút trước khi xì mũi. Một ngón tay bịt một bệnh mũi, bên mũi còn lại để thoáng. Tiếp theo, bạn hơi cúi đầu, ngậm miệ💞ng và thở mạnh. Đổi bên và làm lại tương tự 3-4 lần khi cảm thấy mũi sạch và thoáng.
Nếu cần xì mạnh hơn, bạn mở rộng bàn tay, dùng hai ngón trỏ bịt hai tai lại. Cách này giúp áp suất trong tai ở mức tối thiểu và không bị thay đổi quá nhiều. Một sai lầm khác cần tránh khi xì mũi là xì hai bên cùng lúc. Cách này tuy đẩy chất ứ đọng ra nhanh🙈 hơn nhưng dễ làm thủng màng nhĩ.
Xịt mũi, 🐷rửa mũi bằng nước muối, hút mũi bằng dụng cụ chuyên dụng giúp làm sạch xoang và phòng trá💛nh nguy cơ tổn thương niêm mạc mũi do xì mũi không đúng cách. Dưới đây là một số gợi ý để giảm nghẹt mũi.
Tắm nước ấm: Tắm nước ấm giúp thư giãn toàn thân, đưa hơi🦄 nước vào mũi và làm loãng dịch nhầy, thông mũi.
Uống nhiều nước: Nước hỗ trợ làm loãng dần dịch nhầy, giúp thông mũi và giảm ngứa họng. Người trưởng thành nên uống ít nhất hai lít nước mỗi ngày và🅺 nên uống nhiều hơn khi m♛ắc bệnh.
Tạo độ ẩm không khí trong nhà: Máy tạo ẩm, máy phun sương làm ẩm kh🐈ông khí, l🌞àm dịu các mô mũi bị kích ứng, giảm viêm xoang và loãng dịch nhầy.
Nếu nghẹt mũi kéo dài hơn một tuần không cải thiện, kèm t🌞heo sốt, đau đầu hoặc đau mặt, bạn nên thăm khá🌊m để tìm nguyên nhân và điều trị.
Anh Chi (Theo Livestrong)