Hồi nhỏ, tôi được xem một bộ phim hoạt hình của nước ngoài về công dụng của thuốc kháng sinh. Trong bộ phim đó, cơ thể con người là một quốc gia, mỗi tế bào là một công dân, mỗi tổ chức sống là một cơ quan chức năng và hệ miễn dịch được xem là quân đội bảo vệ quốc gia chống lại sự xâm lược của virus gây bệnh. Trong hệ mi꧋ễn dịch này, mỗi hạch bạch huyết được xem là căn cứ phòng thủ.
Rồi một ngày, một đạo quân virus hùng mạnh xâm nhập cơ thể. Quân đội được hệ thần kinh trung ương điều ra để chống giặc. Cuộc chiến diễn ra quyết liệt tại nơi kẻ địch xâm nhập – miệng vết thương, đường hô hấp, đường tiêu hóa. Xác chết của hai bên biến thành mủ chảy ra khỏi nơi này. Quân ✨ta không địch nổi, lui về các căn cứ phòng thủ, cuộc chiến lại diễn ra tại các căn cứ này. Các hạch bạch huyết sưng to, đau đớn và bạn bị sốt cao – dấu hiệu của sự thất thủ của các căn cứ phòng vệ.
Một đạo quân tiếp viện được đưa vào – thuốc kháng sinh. Đó là một đạo quân tinh nhuệ. Từ chỗ này xảy ra 3 khả năng. Thứ nhất là đ🥃ạo quân này tiêu diệt hết và cùng chết với kẻ địch. Thứ hai là đạo quân này thắng nhưng không tiêu diệt hết kẻ địch. Và cuối cùng là đạo quân này tiêu diệt hết kẻ địch nhưng không cùng chết với kẻ địch.
Trường hợp đầu tiên không cần phải nói. Trường hợp thứ hai là uống thuốc không đủ liều. Những quân địch còn sống s🔴ót sẽ "học" được phương thức chiến đấu của đạo quân kháng sinh này và lần sau chúng sẽ có cách đối phó với đạo quân đó. Trường hợp này chính là ta bị lờn thuốc. Lần sau phải dùng đạo quân kháng sinh khác – thuốc kháng sinh khác, mới hơn và đắt tiền hơn. Trường hợp thứ ba là uống thuốc quá liều. Số quân kháng sinh còn sống sót sẽ trở thành kẻ thù mới, tấn công quân đội của ta và đánh vào các cơ quan chức năng khác. Trường hợp này chúng ta sẽ bị đủ thứ biến chứng, các cơ quan trong cơ thể bị suy yếu, xuất hiện đủ thứ bệnh khác mà lẽ ra ta không bị. Kết phim, người 🎐ta khuyên hãy uống thuốc đủ liều.
>> Tôi sợ quan niệm 'kháng sinh chữa bách bệnh'
Ngoài thuốc kháng sinh, các loại thuốc khác nói chung được chia làm 3 loại:
Loại một là thuốc dùng để bồi dưỡng và tăng cường hệ miễn dịch cũng như gia tăng sức mạnh của các cơ quan chức năng khác. Loại thuốc này được gọi chung là thuốc bổ (bây giờ thường được gọi là thực phẩm chức năng). Loại này giống như là chất xúc tác làm gia tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Uống thuốc bổ không theo chỉ định sẽ làm ta hoặc là dư thừa chất này hoặc là thiếu thốn chất ༺kia cũng có thể gây hại cho cơ thể.
Loại hai là loại dùng để điều trị lâu dài làm cho bệnh giảm từ từ hoặc không tăng nặng thêm trong trường hợp bệnh mạn tính (bệnh không chữa được sẽ theo ta ch🌠o đến kh♉i ta chết).
Loại ba là thuốc dùng để cắt cơn. Loại này có thể nói là giống như "thầnꦉ dược", uống vào là khỏi bệnh ngay nhưng khi dược hiệu của thuốc tan đi, bệnh sẽ trở lại, nặng h♊ơn và khó chữa hơn. Loại này thường được dùng cho người lớn tuổi bị suy đa chức năng - uống thuốc gì cũng không công hiệu. Loại này thường có chứa biệt dược corticoid.
>> Bài viết cùng tác giả:
>> Tô🎃i 'đơ người' với bài tập Toán của học sinh lớp 8
>> 'Phương Tây nghỉ đông cả tháng có thấy nghèo đi đ🐷âu'
>> 'Dồn cây làm công viên giảm ô nhiไễm hơn trồng rải rác vỉa hè'
Như vậy, nếu bạn tự thấy mình còn trẻ và khỏe thì không nên dùng loại ba. Dùng loại này, cơ thể sẽ ỷ lại vào thuốc làm cho bạn hoặc là bị ngh🍸iện thuốc hoặc là cơ thể mau già, bệnh có thể chữa được biến thành bệnh mạn tính hoặc nan y. Bởi vậy, người ta mới nói phải uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cho dù là corticoid, bác sĩ cũng không bao giờ cho uống thường xuyên mà chỉ dùng trong những trường hợp thật sự cần thiết. Tự dùng thuốc không theo chỉ định, lợi bất cập hại.
Xem nhiều trong ngày:
> Tôi mất 15 phút dạy con bài Toán khó
> Tôi cắt giảm 90% đồ nhựa trong nhà
> Ly cà phê 10𒁏0.000 đồng và những vị khách sành điệu của tôi
> 'Đúng quy trình' và những thiết kế ngớ ngẩn
> 'Không ghi xếp lo﷽ại lên bằng đại học sẽ bớt tiêu cực'
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.