Đột quỵ phổ biến hơn ở người từ 65 tuổi, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở người trẻ tuổi hơn như thanh thiếu thiên. Các triệu chứng đột quỵ ở thanh thiếu niên cũng giống như ở người lớn, thường là đau đầu dữ dội, thay đổi tầm nhìn, yếu người hoặc yếu cơ, nói lắp, khó giữ thăng bằng và khó đi lại, cảm giác tê chân tay (người). Nếu bệnh nhân có các triệu chứng này cần được đư🍌a đến bệnh viện nhanh chóng. Điều này tránh nguy hiểm tính mạng và giúp người bệnh có thể điều trị hiệu quả.
Dưới đây là một số tình trạng sức khỏe tiềm ẩn làm tăng nguy⭕ cơ đột quỵ ở thanh thiếu niên🌊.
Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm 🅠là một tình trạng di truyền gây ra các cục máu đông do hồng cầu có hình liềm hoặc sự thay đổi hình dạng của các tế bào hồng cầu để đáp ứng với các yếu tố gây căng thẳng về thể chất như nhiễm trùng. Trẻ em mắc bệnh hồng cầu hình liềm có nguy cơ đột quỵ dù không phổ biến.
Các bất thường về mạch máu bẩm sinh như chứng phình động mạch não (các mạch máu phình ra trong não) và dị dạng động tĩnh mạch (các nhóm mạch kết nối bấܫ🍌t thường) có thể bị đông máu. Những cục máu đông này có nhiều khả năng vỡ ra, gây ra đột quỵ xuất huyết.
Bệnh tim hoặc dị tật tim có thể dẫn đến nhịp tim không đều, các vấn đề về ch✤ức năng tim hoặc đau tim. Tất cả đều có thể dẫn đến đột quỵ ở tuổ🀅i thanh thiếu niên.
Huyết áp cao nếu không được điều trị có thể phá vỡ các mạch máu và gây ra bệnh tim hoặc đột quỵ. Tăng huyết áp thường không phổ biến ở thanh thiếu ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚniên và thường là dấu hiệu của bệnh lý như mất cân bằng nội tiết tố.
Nhiễm trùng nghiêm trọng có thể phá vỡ hệ thống miễn dịch của cơ thể và các tế bào máu đến mức làm tăng đông máu và đột quỵ có thể♓ xảy ra.
Hemophilia là những rối loạn chảy máu di truyền thông thường gây ra do thiếu hụt yếu tố đông máu. Bệnh khiến cho khả năng đông máu bị suy giảm nghiêm trọng, làm tăng nguy cơ đột quỵ xuất huyết.
Chứng đau nửa đầu có thể tương tự như đột quỵ. Thanh thiếu niên có các triệu chứng liên quan đau nửa đầu nên được 🅰kꩵiểm tra y tế để xác định có thực sự trải qua chứng đau nửa đầu hay là một cơn thiếu máu thoáng qua, cảnh báo đột quỵ.
Ung thư làm tăng hình thành cục máu đông do thay đ🅷ổi sinh lý cơ thể, ✨có thể dẫn đến đột quỵ. Các cục máu đông cũng là hậu quả có thể xảy ra của một số liệu pháp điều trị ung thư.
Cholesterol cao tương đối không phổ biến ở thanh thiếu niên nhưng có một số rối loạn chuyển hóa có thể gây ra mức cholesterol trong máu cao. Điều này có thể dẫn đến bệnh tim hoặc ảnh hưởng đến não và mạch máu (bệnh mạch máu não), là các yếu tố khiến độtဣ quỵ có thể xảy ra.
Thay đổi nội tiết tố xảy ra do sử dụng liệu pháp hormone, t💙huốc steroid, thuốc tránh thai hoặc khi mang thai có thể thay đổi chức năng sinh lý và đông máu của mạch m♏áu, làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Chấn thương đầu có thể gây ra sự gián đoạn trong cơ thể, có thể dẫn đ♏ến🎉 đột quỵ do thiếu máu cục bộ hoặc xuất huyết ở những người trẻ tuổi.
Kiểm tra sức khỏe thường xuyên ở thanh thiếu niên có thể giúp phát hiện, theo dõi và quản lý các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Điều trị đột quỵ ở trẻ vị thành niên phụ thuộc vào loại và tình trạng sức khỏe. 𝔉Người trẻ có nhiều khả năng phục hồi sau cơn đột quỵ cao hơn bậc cao niên.
Mai Cat
(Theo Very Well Health)