"20 năm làm việc, tôi từng l𝓡àm qua 12 vị trí khác nhau, theo sự phân công của tổ chức: bắt đầu là vị trí thấp nhất của một tổ chức thành viên trực thuộc, cho đến khi chuyển sang doanh nghiệp lớn. Dù không phải lúc nào công việc cũng thuận lợi hoặc đúng với ý thích của mình, nhưng tôi luôn trách nhiệm trong việc🏅.
Đôi khi, tôi làm việc hăng sa🥂y, cầu toàn, đến quên uống nước, quên đi vệ sinh, đến giờ nghỉ trưa hay giờ về cũng nán lại làm thêm, thậm chí làm việc cả thứ bảy và chủ nhật dù𒊎 thu nhập không cao. Tôi luôn nghĩ trách nhiệm với công việc là trách nhiệm với gia đình, bản thân và không để lãng phí thanh xuân, cơ hội".
Đó là quan điểm của độc giả Vtsang.sagri về thái độ với công việc. Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) năm 2020 cho thấy khoảng 22% số lao động trên thế giới rơi vào tình trạng "jobless employed" (đi làm như thất nghiệp) - thuật ngữ mô tả những ngưꦬời có công việc nhưng không làm việc hoặcꦿ làm rất ít. Họ không muốn hoặc không có cơ hội thăng tiến, phát triển bản thân, tạo ra giá trị trong công việc dẫn nên năng suất và hiệu quả thấp.
Ở Việt Nam, 58% người lao động không hài lòng với công việc hiện tại của mình, trở thành lực lượng "zoombie công sở", không chịu học 🅘hỏi, không làm việc nhưng cũng 🐓không nghỉ việc.
Đề cao tư tưởng cống hiến hết mình cho công việc, bạn đọc Tuonganh chia sẻ: "Tôi thì ngược lại, 8h sáng đến công ty, đặt giỏ xách xuống là làm việc miệ💙t mài, có hôm quên đi vệ sinh, quên đặt đồ ăn trưa. Tôi thường tranh thủ vừa ăn trưa, vừa làm việc luôn. Dù mức lương tôi nhận được không cao, nhưng sự yêu thích và trách nhiệm với nghề, với bản thân và sự cầu toàn khô𒁏ng cho phép tôi ẩu tả với nghề. Tôi chỉ có tâm niệm, làm tốt nhất có thể để thấy không hổ thẹn với bản thân".
>> Cự tuyệt tin nhắn, cuộc gọi của sếp sau giờ làm
Tuy nhiên, không phải ai cũng có suy nghĩ làm việc tới mức quên ăn, quên ngủ như vậy. Độc giả Tưởng Vân là một người như thế: "Tôi mới nghỉ một công việc phải làm liên tục từ lúc lên ca đến lúc xuống ca, việc nhiều đến mức không kịp ăn và đi vệ sinh. Ấy vậy mà tối về nhà kh𝕴ông tiếp tục làm thì sếp còn chê tôi là không nhiệt tình. Sếp còn sợ tôi ngồi chơi nên xếp chỗ làm việc của tôi ngay trước cửa phòng sếp, để có thể mở cửa ra quan sát tôi thường xuyên.
Sau 🌳khi tôi nghỉ việc, sếp có tuyển hai người mới vào làm thay. Thế nhưng, họ phải tự xin nghỉ trong vòng chưa đầy hai tuần làm việc vì không chịu nổi sức ép. Giờ công ty ra sao tôi cũng chẳng còn quan tâm nữa. Thú 𒁃thực, có những công việc và người sếp như thế thì nhân viên như tôi cũng có gì phải lưu luyến cả".
Cùng chung quan điểm, bạn đọc Lilychen chỉ ra sự vô lý khi bị đánh giá chất lượng làm việc dựa trên thời gian: "Như tôi trước đây cũng có công việc phải làm liên tục sáu, bảy tiếng mỗi ngày. Nhiều người phòng khác thấy tôi làm quần quật, còn than thở: 'Sao em làm nhiều thế?'. Sau này, khi quen việc rồi, tôi sắp xếp chỉ làm trong hai, ba tiếng là xong hết việc. Thế như🎃ng, cũng chính những người khi xưa nhìn vào lại nói tôi lười, không làm gì cả. Thật nực cười".
Trong khi đó, bạn đọc Long Long lại chỉ ra sự vô lý khi đánh giá nhân sự qua thời gian làm việc thực tế: "Đó là suy nghĩ của giới chủ điển hình: thấy nhân viên🌱 của mình làm việc nhàn là tìm cách giao việc nhiều hơn, và trả lương thấp đi để ép họ làm việc. Năng lực của nhân sự nên đánh giá bằng hiệu quả công việc chứ không phải thời gian họ làm việc. Có người làm một tuần mới xong, nhưng có người làm trong hai tiếng đã hoàn thành. Thế nên, vấn đề không phải là học làm nhiều hay ít, miễn là chất lượng công việc của họ có hiệu quả".
- Tôi bỏ việc sau một tháng vì hết giờ vẫn phải làm
- Nhiều người thiếu bản lĩnh từ chối khi bị sếp giao việc cuối tuần
- Tôi bị đánh giá 'thiếu nhiệt tình' vì từ chối làm việc vào 9 giờ tối
- Nhân viên không muốn làm việc ngoài giờ không công
- Cam chịu khi bị sếp giao việc cuối tuần